Thực hiện Công văn số 179/ĐKKD-CSDL ngày 11/8/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh về việc trao đổi nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện chuẩn hóa dữ liệu, số hóa tài liệu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ ngày 23/8 đến ngày 24/8/2014, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã tổ chức Đoàn công tác làm việc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm nắm bắt, tổng hợp những vướng mắc, khó khăn thực tế trong công tác đăng ký kinh doanh tại địa phương, qua đó hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời cho cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý, giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại trong công tác đăng ký kinh doanh.
Tại buổi làm việc, về phía Đoàn công tác có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh và cán bộ một số đơn vị, phòng ban thuộc Cục. Về phía địa phương, có sự tham gia đại diện Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và toàn thể cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cảm ơn sự quan tâm của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã tổ chức Đoàn công tác nhằm trao đổi nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện chuẩn hóa dữ liệu, số hóa tài liệu.
Đồng chí cho biết, trong quá trình thực hiện thực hiện Luật Doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp một số vướng mắc, khó khăn như: quy trình thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; quy định pháp lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện quá nhiều và chồng chéo, nội dung không rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quản quản lý nhà nước.
Qua đó, đồng chí đề nghị Đoàn công tác hướng dẫn và hỗ trợ giải quyết một số vướng mắc, khó khăn trong thời gian qua cho cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa phương nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh.
Cùng tham gia chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng (Trao đổi nghiệp vụ):
những ý kiến của đồng chí Phó Giám đốc Sở là hết sức quý báu và cần thiết, đây là vinh dự của Phòng Đăng ký kinh doanh cũng như của công tác đăng ký kinh doanh tại địa phương khi được Lãnh đạo Sở hết sức quan tâm. Qua đó, Đoàn công tác hiểu và nắm bắt được những nét cơ bản nhất về tình hình công tác đăng ký doanh nghiệp tại địa phương, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc của cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn.
Và để hướng dẫn, giải quyết kịp thời những vướng mắc cho cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh, đồng chí Cục trưởng chỉ đạo các đồng chí phụ trách các đơn vị chuyên môn của Cục trực tiếp trao đổi về các vấn đề mà cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh đang vướng mắc; xử lý, giải quyết các vấn đề tồn tại trong công tác đăng ký kinh doanh; đồng thời trao đổi thêm các thông tin mới liên quan đến chính sách quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp để cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật, nắm bắt kịp thời.
Về công tác đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trao đổi nghiệp vụ):
Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm 09 cán bộ: 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và 06 chuyên viên, được chia làm 02 bộ phận:
+ Tổ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và giao trả kết quả đăng ký doanh nghiệp, gồm 02 cán bộ được luân phiên theo tháng tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở.
+ Bộ phận thụ lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động, giải thể doanh nghiệp, sao gửi, lưu trữ, quản lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cung cấp thông tin về doanh nghiệp và quản trị mạng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, Phòng Đăng ký kinh doanh còn thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.
Theo báo cáo số liệu về tình hình hình đăng ký doanh nghiệp của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, lũy kế đến hết tháng 9/2014 trên địa bàn tỉnh có 12.197 doanh nghiệp đăng ký thành lập:
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đã giải thể, tạm ngừng kinh doanh, không còn hoạt động; tại trụ sở đăng ký, chờ giải thể; và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN) là 5.158 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động là 7.039 doanh nghiệp.
Sau khi nghe đồng chí Trưởng phòng Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp của địa phương và các ý kiến góp ý; kiến nghị bổ sung của cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh, Đoàn công tác đã trực tiếp trao đổi; hướng dẫn và giải đáp các vướng mắc, khó khăn; cho cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh về các nhóm nội dung liên quan đến:
Vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp; cụ thể như: hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp (Trao đổi nghiệp vụ)
Việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ; giảm vốn điều lệ đối với công ty cổ phần; văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế; thủ tục đăng ký lại sau khi có kết luận của Tòa án; việc ghi mã ngành nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp; theo quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007; của Thủ tưởng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; các biện pháp chế tài đối với các hành vi kê khai không trung thực của doanh nghiệp.
– Văn bản hướng dẫn xây dựng Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng; thuộc UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; sau đăng ký thành lập theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 11/4/2012; của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước; đối với doanh nghiệp sau khi đăng thành lập.
– Tình hình thực hiện công tác chuẩn hóa, số hóa tại địa phương; một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai; trao đổi kinh nghiệm triển khai; công tác triển khai số hóa, chuẩn hóa theo đặc thù từng vùng, địa phương.
Bên cạnh những nội dung trao đổi, hướng dẫn, Đoàn công tác; cũng đã ghi nhận một số vấn đề còn vướng mắc; của cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Cục như:
Quy trình thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; quy định pháp lý về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; quy định pháp lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện quá nhiều; và chồng chéo, nội dung không rõ ràng; gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quản quản lý nhà nước.
Nhìn chung qua hai ngày làm việc, Đoàn công tác đã trực tiếp hướng dẫn; và hỗ trợ giải quyết một số vướng mắc, khó khăn trong công tác đăng ký kinh doanh; cho cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa phương. Một số vướng mắc của địa phương liên quan đến quy định pháp lý; về đăng ký doanh nghiệp được Đoàn tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Cục; để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bên cạnh đó qua các buổi làm việc, các cán bộ của Phòng Đăng ký kinh doanh; cũng như của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có cơ hội được chia sẻ thông tin; kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý đăng ký doanh nghiệp; cũng như nắm bắt được những khó khăn; vướng mắc trong công tác đăng ký kinh doanh tại địa phương.