Sở Hữu Trí Tuệ

Nhãn hiệu hay Nhãn hiệu hàng hóa (viết tắt là NH) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,… từ thời cổ xưa, khi mà nền kinh tế tự cung, tự cấp bị phá vỡ, sản xuất và trao đổi hàng hóa được hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại.

Thế nhưng hiện nay vẫn còn những chủ doanh nghiệp không biết nhãn hiệu là gì, không nhận thức được giá trị đối với doanh nghiệp, vì thế họ cũng thờ ơ với việc đăng ký bảo hộ cho loại tài sản trí tuệ này.
Phân loại nhãn hiệu
Căn cứ vào các thành tố, tính chất, chức năng mà pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới đều có thể phân loại theo các điểm chung như sau:
Phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ:

Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu;
Chữ cái, chữ số;
Hình vẽ, ảnh chụp;
Màu sắc;
Sự kết hợp các yếu tố trên;

Xem chi tiết: Các dấu hiệu có thể sử dụng làm nhãn hiệu

Luật Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển cho phép các dấu hiệu 3 chiều, âm thanh, mùi vị và cách thức trình bày sản phẩm cũng có thể bảo hộ là nhãn hiệu. Còn pháp luật Việt Nam chưa có quy định để bảo hộ và thực tiễn cũng không thừa nhận các loại dấu hiệu này.
Phân loại theo mục đích sử dụng:

Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa;
Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các ngành dịch vụ;

Phân loại theo tính chất:

Tập thể là NH có nhiều chủ đồng sở hữu và sử dụng;
Liên kết là các NH giống hoặc tương tự nhau; do cùng 1 chủ sở hữu đăng ký; để sử dụng trên các sản phẩm có nhiều phiên bản khác nhau;
Chứng nhận dùng để chứng nhận về đặc tính của sản phẩm; như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, phương pháp sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng,…;
Nổi tiếng là NH đã có danh tiếng, nhiều người biết đến;

Không tìm thấy nội dung.

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!