Môi trường kinh doanh Việt Nam và những nỗ lực của Chính phủ

môi trường kinh doanh Việt Nam

Trong thời gian qua, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, theo xếp hạng của báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (DoingBusiness Report) của Ngân hàng Thế giới, chỉ số môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2015 là 78/189, tụt 6 bậc so với năm 2014, mặc dù Việt Nam đã căn cứ vào các chỉ số này để triển khai hàng loạt những cải cách thời gian qua.

Theo phương pháp đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì dữ liệu quốc gia được tổng hợp từ năm 2013 đến giữa năm 2014 để thực hiện đánh giá, xếp hạng cho năm 2015. Như vậy, chỉ số xếp hạng 2015 sẽ không phản ánh nỗ lực chính sách trong năm qua và với độ trễ 2 năm, những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong năm 2014 sẽ chỉ được ghi nhận tại xếp hạng năm 2016. Tuy vậy, kết quả trên cũng cho thấy Chính phủ còn phải tiếp tục và liên tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách lên môi trường kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh truyền thông tới cộng đồng quốc tế về những kết quả đạt được tại Việt Nam. 

Chính phủ với những biện pháp đồng bộ cải thiện môi trường kinh doanh

Thực tế những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Tháng 3 năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với những biện pháp cụ thể trong ngắn hạn cũng như trung hạn. Đồng thời, Chính chỉ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, cấp phép xây dựng, đất đai, tiếp cận điện năng, thành lập, giải thể doanh nghiệp, thủ tục đầu tư…Một số kết quả rõ nét trong thời gian qua như:

Đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp quy nhằm đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngay trong năm 2014, đưa số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử từ 65% lên 95%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm được 290 giờ, từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm. Bên cạnh đó, với Luật Thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thời gian kê khai thuế sẽ giảm thêm được 80 giờ, từ 247 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm (thấp hơn mức bình quân 171 giờ/năm của ASEAN-6).

môi trường kinh doanh tại việt nam và những nỗ lực của chính phủ

Đã rà soát, đơn giản hóa quy trình thủ tục và chính thức triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế, phấn đấu đến năm 2015 thời gian thông quan hàng hóa giảm bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, riêng việc áp dụng Cơ chế một cửa hải quan quốc gia giảm được 10 – 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Đã rút gọn quy trình nộp bảo hiểm xã hội, thành lập, giải thể doanh nghiệp và tiếp cận điện năng. Thời gian nộp bảo hiểm xã hội giảm được 100 giờ, từ 335 giờ/năm xuống còn 235 giờ/năm. Thực hiện thủ tục hành chính về thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp giảm 50%, thời gian giải thể doanh nghiệp xuống còn 180 ngày. Thời gian tiếp cận điện năng của doanh nghiệp giảm từ 115 ngày xuống còn 70 ngày.

Có thể thấy rõ quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ trong những chỉ đạo về xây dựng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi), hiện đã trình Quốc hội thảo luận, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội XIII.

Tại hai Dự thảo Luật này, nhiều quy định đã được đổi mới, thay thế nhằm mục tiêu biến doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn và an toàn hơn, qua đó thu hút đầu tư và huy động mọi nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh.

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tiếp tục thuận lợi hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp; bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập; quy định DN được tự động giải thể sau 180 ngày kể từ ngày quyết định giải thể; tăng cường các biện pháp bảo vệ cổ đông công ty cổ phần; công nhận doanh nghiệp xã hội; quy định chặt chẽ hơn về quản trị trong DNNN.

Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) cũng đã có những điều chỉnh cơ bản hướng đến xây dựng; môi trường kinh doanh bình đẳng với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự thảo được xây dựng với các quy định “thông thoáng” hơn về thủ tục đầu tư; bãi bỏ thủ tục chứng nhận đầu tư, tạo quy trình đơn giản hơn, rút ngắn thời gian cấp phép; Xây dựng lại Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh; có điều kiện nhằm quán triệt tinh thần “công dân được làm những gì pháp luật không cấm”. Những điểm thay đổi căn bản trên sẽ là cơ sở để xác lập hoàn chỉnh; quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo tinh thần của Hiến pháp 2013.

cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Cải cách pháp lý gắn liền với nâng cao hạ tầng kỹ thuật

Bên cạnh những cải cách pháp lý nêu trên, hạ tầng kỹ thuật nhằm minh bạch hóa thông tin; trên thị trường cũng được Chính phủ chỉ đạo thực hiện rất tích cực. Trong những năm qua, sự ra đời của Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; là điểm sáng của cải cách, đã thực hiện tin học hóa; hoàn toàn quy trình, nghiệp vụ đăng ký kinh doanh; giúp giảm thời gian đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống chỉ còn ba (03) ngày làm việc.

Cùng với việc xây dựng Hệ thống, cơ quan quản lý nhà nước; đã triển khai hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN. Đây là khối thông tin gốc, có giá trị pháp lý của trên 800.000 doanh nghiệp. Việc lần đầu tiên Việt Nam có một cơ sở dữ liệu đầy đủ về doanh nghiệp; là một thành tựu đáng kể, là bước đầu trong quá trình công khai hóa; minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp; trên thị trường, góp phần đảm bảo thực thi quản lý nhà nước; và tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận thông tin một cách rẻ hơn, cập nhật hơn.

Để đưa khối thông tin doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia với các dịch vụ công cơ bản như:

Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, bố cáo điện tử, dịch vụ cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cổng Thông tin còn là nơi đăng tải các tài liệu hỗ trợ; về đăng ký doanh nghiệp; các văn bản pháp lý cập nhật trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; hệ thống hóa danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cho phép người dùng; có thể tham khảo trực tiếp về ngành, nghề và các điều kiện kinh doanh.

Cổng cũng cho phép người dùng tra cứu tên doanh nghiệp; tìm kiếm những thông tin cơ bản về doanh nghiệp; tham khảo những vướng mắc thường gặp trong đăng ký kinh doanh, v.v…Cho đến nay, Cổng Thông tin đã có gần 14 triệu lượt truy cập; và hàng trăm ngàn (100.000) yêu cầu dịch vụ trực tuyến.

Như vậy, có thể nói những cố gắng của Chính phủ Việt Nam thời gian qua; là tương đối toàn diện, sâu sát và đã thu được những kết quả đáng kể. Những kết quả này cùng với sự nỗ lực từ cộng đồng doanh nghiệp; sẽ tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp sẽ luôn là động lực cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; và chỉ với một cộng đồng năng động, mới có cơ sở; để xây dựng môi trường kinh doanh năng động, phát triển.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang