Điều kiện kinh doanh nhà hàng

Bên em đang có ý định mở công ty về lĩnh vực nhà hàng. Bên em phải cần những giấy tờ gì và hồ sơ thành lập như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Em chào anh chị. Bên em đang có ý định mở công ty có vốn đầu tư trong nước về lĩnh vực chính là nhà hàng. Theo em tìm hiểu là nếu mở công ty nhà hàng thì trước tiên phải có giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và chứng nhận kinh doanh bán lẻ rượu. Vậy có đúng như thế không anh chị? Và nếu bên em nhờ bên công ty luật làm giúp thủ tục thì mức giá trọn gói là bao nhiêu? Thanks anh chị!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Bạn muốn mở công ty kinh doanh dịch vụ nhà hàng, bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình kinh doanh sau đây:

-Thứ nhất, Công ty trách nhiệm hữu hạn. (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).

-Thứ hai: Công ty cổ phần.

-Thứ ba: Công ty hợp danh.

Thứ nhất: Thủ tục đăng ký kinh doanh:

Bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình kinh doanh trên để thành lập công ty. Thông thường để kinh doanh nhà hàng, nhà đầu tư thường lựa chọn loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hi thành viên trở lên.

Xem thêm: Quy định về việc treo biển hiệu của hộ kinh doanh

1. Hồ sơ: Căn cứ Điều 22 Luật doanh nghiệp 2014: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp:

Xem thêm: Phương án phòng cháy, chữa cháy đối với nhà nghỉ

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.Thời hạn:

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

*Đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ nhà hàng, bạn cần phải có một số giấy tờ sau:

-Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy nếu thuộc các trường hợp tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy”.

-Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong cửa hàng.

Nếu nhà hàng bạn có bán lẻ rượu để phục vụ khách hàng, bạn cần phải có Giấy phép kinh doanh rượu (Bán lẻ rượu).

Xem thêm: Kinh doanh không đúng ngành nghề bị xử phạt ra sao?

Thứ hai: Thủ tục xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Căn cứ :

– Luật an toàn thực phẩm 2010 .

 –Nghị định 38/2012/NĐ-CP: “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm”.

 Thông tư 26/2012/TT-BYT “Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế”.

1.Hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư 26/2012/TT-BYT)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Xem thêm: Có được phép kinh doanh quán ăn trên nhà chung cư?

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành:

+Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).


Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang