Quy định về việc treo biển hiệu của hộ kinh doanh

Quy định về việc treo biển hiệu của hộ kinh doanh. Các loại thuế hộ kinh doanh phải đóng.


Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi nội dung sau:

1. Biển hiệu có cần ghi đúng theo đăng ký kinh doanh không? VD: Tôi đăng ký kinh doanh nhà nghỉ với tên SANHO HẠ LONG. Vậy biển hiệu (trên nóc nhà) ghi là “NHÀ NGHỈ SANHO HẠ LONG” được không hay chỉ được ghị là “SANHO HẠ LONG”?

2. Làm thế nào để biết tên đó có bị trùng với cơ sở khác hay không? Nếu trùng thì có bị ảnh hưởng gì không?

3. Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể dịch vụ nhà nghỉ có mấy cách tính? Xin cám ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Đặt biển hiệu công ty.

Căn cứ Điều 22 Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định biển hiệu công ty như sau:

Xem thêm: Cửa hàng tạp hóa có phải là hộ kinh doanh cá thể không?

“Điều 22. Các hình thức biển hiệu

Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Quy chế này.

Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu như sau:

“1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;

b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

2. Vị trí biển hiệu:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không?

3. Nội dung biển hiệu:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;

d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);

e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.  “

Theo quy định trên, nội dung biển hiệu phải được thể hiện đầy đủ bằng chữ Việt Nam, đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có thể hiện ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Do đó, trong trường hợp bạn đăng ký kinh doanh nhà nghỉ với tên SANHO HẠ LONG thì biển hiêu vẫn có thể ghi là “NHÀ NGHỈ SANHO HẠ LONG”.

2. Xác định tên trùng.

Để biết tên hộ kinh doanh của bạn có bị trùng với tên của cơ sở khác hay không? Bạn có thể đến trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh để kiểm tra. Theo quy định pháp luật, tên đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện theo quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

“Điều 73. Đặt tên hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

Xem thêm: Điều kiện kinh doanh nhà hàng

3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

3. Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

– Thuế môn bài: Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm; 

Xem thêm: Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm; 

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm. 

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nêu tại khoản này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài. 

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 

3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”

– Thuế thu nhập cá nhân:

Căn cứ Điều 21 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung 2014 xác định thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh tính bằng (tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ) x thuế suất.

Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. 

Thuế suất với cá nhân kinh doanh:

a) Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%; 

b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% . 

Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%; 

c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%; 

d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.”

Với ngành nghề bạn đưa ra thì mức thuế suất là 1%. Nếu bạn muốn xác định số thuế phải nộp thì bạn phải xác định được chi phí hợp lý liên quan được trừ.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười (10) kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp thuế theo điểm b khoản 9 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC:

– Căn cứ Thông báo nộp thuế, cá nhân nộp thuế khoán nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Thuế giá trị gia tăng: 

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là doanh thu tính thuế và thuế suất.

Căn cứ khoản 2 Điều  2 Thông tư 92/2015/TT-BTC xác định:

– Doanh thu tính thuế  gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

– Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu:  2%.

Việc khai thuế, nộp thuế được thực hiện như đối với khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!