Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2017

tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2017

Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2017, gồm có: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế với 26,6 lao động/doanh nghiệp; tiếp đó là ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là 14,0 lao động/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, ga là 13,4 lao động/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 11,1 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng là 10,3 lao động/doanh nghiệp;… Như vậy, xét về số lao động đăng ký và tỷ trọng lao động thì ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế hơn các ngành còn lại nhưng xét về tỷ lệ gia tăng lao động so với cùng kỳ năm 2016 thì ngành này lại giảm.

1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 12 năm 2017    

Trong tháng 12 năm 2017, số doanh nghiệp được thành lập mới là 10.814 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 164.092 tỷ đồng, giảm 1,0% về số doanh nghiệp và tăng 49,3% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 12 đạt 15,2 tỷ đồng, tăng 50,8% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 12 là 96.306 lao động, tăng 8,7% so với tháng trước.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12 trên cả nước là 1.245 doanh nghiệp, giảm 7,0% so với tháng 11/2017.    

Biểu đồ 1. So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp

so sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp của tháng 12

So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp của tháng 12 với tháng 11/2017 tại biểu đồ 1 cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 1.602 doanh nghiệp, tăng 2,2%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 2.031 doanh nghiệp, giảm 45,8%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.299 doanh nghiệp, tăng 27,4%.  

2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong năm 2017

Trong năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 153.307 doanh nghiệp, trong đó: có 126.859 doanh nghiệp thành lập mới và 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. 

Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong năm qua là 3.165.233 tỷ đồng, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 1.295.911 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.869.322 tỷ đồng với 35.276 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn.    

Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2017

– Về tình hình chung:     

Trong năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong năm 2017 đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm qua là 1.161.321 lao động, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 2. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2011 – 2017 (Đăng ký doanh nghiệp tháng 12)

Tình hình doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2011 - 2017

Có thể thấy tại Biểu đồ 2, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2017. So sánh giữa năm 2017 và năm 2011, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,6 lần, số vốn đăng ký tăng 2,5 lần, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp tăng 1,5 lần. 

– Theo quy mô vốn:

Bảng 1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)  

số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn

Theo số liệu thống kê tại Bảng 1 cho thấy, tất cả các quy mô vốn đăng ký trong năm 2017 đều có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: quy mô vốn đăng ký từ 10-20 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 34,3% với 6.171 doanh nghiệp; tiếp đến là trên 100 tỷ đồng có 1.516 doanh nghiệp, tăng 29,2%; từ 20-50 tỷ đồng có 3.224 doanh nghiệp, tăng 27,8%; từ 50-100 tỷ đồng có 1.334 doanh nghiệp, tăng 15,0% và từ 0-10 tỷ đồng có 114.614 doanh nghiệp, tăng 13,9%. Như vậy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng chiếm 90,3% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.       

– Theo loại hình doanh nghiệp (Đăng ký doanh nghiệp tháng 12):

Bảng 2. Số doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo loại hình

các chỉ tiêu gồm số lượng doanh nghiệp đăng ký mới

So với cùng kỳ năm 2016, trong năm nay xét về các chỉ tiêu gồm số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký thì có loại hình công ty cổ phần và loại hình công ty hợp danh đều tăng ở cả 3 chỉ tiêu so với các loại hình còn lại; loại hình công ty TNHH 1 thành viên và loại hình công ty TNHH 2 thành viên chỉ tăng về số lượng và số vốn đăng ký; riêng loại hình doanh nghiệp tư nhân là giảm cả về số lượng, số vốn và số lao động đăng ký.

Phân tích về gia tăng số lượng doanh nghiệp của các loại hình so với cùng kỳ năm 2016 cho thấy

Trong năm 2017 số doanh nghiệp đăng ký mới tập trung chủ yếu ở loại hình công ty TNHH 1 thành viên với 73.118 doanh nghiệp, tăng 22,2%; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 29.389 doanh nghiệp, tăng 6,2%; loại hình công ty cổ phần có 21.197 doanh nghiệp, tăng 16,1%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 3.133 doanh nghiệp, giảm 27,1% và loại hình công ty hợp danh có lượng doanh nghiệp đăng ký mới thấp nhất là 22 doanh nghiệp, giảm 37,5%. Có thể thấy, loại hình công ty TNHH 1 thành viên đã góp phần gia tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp trong năm qua.  

Về số vốn đăng ký của năm nay so với cùng kỳ năm 2016 tiếp tục tập trung cao ở loại hình công ty cổ phần là 609.971 tỷ đồng, tăng 61,9%; tiếp đó là loại hình công ty TNHH 1 thành viên có 422.781 tỷ đồng, tăng 34,8%; loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 259.122 tỷ đồng, tăng 33,6%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 3.957 tỷ đồng, giảm 41,5%; loại hình công ty hợp danh có số vốn đăng ký mới thấp nhất so với các loại hình khác là 81 tỷ đồng, tăng 273,1%.

Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp trong năm qua cho thấy (Đăng ký doanh nghiệp tháng 12)

Loại hình công ty cổ phần chiếm tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 28,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên là 8,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; loại hình công ty TNHH 1 thành viên là 5,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; loại hình công ty hợp danh là 3,7 tỷ đồng/doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp tư nhân là 1,3 tỷ đồng/doanh nghiệp.  

Về số lượng lao động đăng ký cho thấy, trong năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016 thì loại hình công ty TNHH 1 thành viên có số lao động lớn nhất so với các loại hình khác là 668.385 lao động, giảm 8,6%; tiếp đó là loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 241.360 lao động, giảm 13,9%; loại hình công ty cổ phần có 236.378 lao động, tăng 2,0%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 15.048 lao động, giảm 38,6% và loại hình công ty hợp danh có 150 lao động, tăng 32,7%.

Xét về quy mô lao động đăng ký bình quân, thì trong năm qua loại hình công ty cổ phần có quy mô đăng ký cao nhất là 11,1 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 1 thành viên có 9,1 lao động/doanh nghiệp; loại hình công ty TNHH 2 thành viên cùng có 8,2 lao động/doanh nghiệp; loại hình công ty hợp danh là 6,8 lao động/doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp tư nhân là 4,8 lao động/doanh nghiệp.    

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 3. Tình hình doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo vùng lãnh thổ

So sánh tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2017 phân theo vùng lãnh thổ tại Bảng 3 cho thấy, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đều có số doanh nghiệp đăng ký, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký tăng ở cả 3 chỉ tiêu so với cùng kỳ năm 2016; khu vực Đồng bằng Sông Hồng chỉ tăng ở số lượng doanh nghiệp; các vùng còn lại tăng về số lượng và số vốn đăng ký.

So sánh số lượng doanh nghiệp giữa các khu vực cho thấy, khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất là 680.639 doanh nghiệp, chiếm 42,3%; tiếp đó là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 38.075 doanh nghiệp, chiếm 30,0%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 17.556 doanh nghiệp, chiếm 13,8%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 8.994 doanh nghiệp, chiếm 7,1%; Trung du và miền núi phía Bắc có 5.300 doanh nghiệp, chiếm 4,2% và Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp nhất so với các khu vực khác với 3.236 doanh nghiệp, chiếm 2,6%.

Như vậy, trong năm vừa qua, Đông Nam Bộ vẫn là khu vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất so với cả nước nhưng khi xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp gia nhập thị trường so với cùng kỳ năm 2016 thì khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ cao nhất là 26,4%.    

Về số vốn đăng ký theo vùng đó lãnh thổ trong năm 2017 (Đăng ký doanh nghiệp tháng 12)

Khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 680.639 tỷ đồng, chiếm 52,5%; đứng thứ hai là Đồng bằng Sông Hồng có 306.260 tỷ đồng, chiếm 23,6%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 160.297 tỷ đồng, chiếm 12,4%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 70.605 tỷ đồng, chiếm 5,4%; Trung du và miền núi phía Bắc có 53.992 tỷ đồng, chiếm 4,2% và Tây Nguyên có 24.118 tỷ đồng, chiếm 1,9%.

Xét về quy mô vốn đăng ký, trong năm 2017, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân của khu vực Đông Nam Bộ đạt 12,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; Trung du và miền núi phía Bắc đạt 10,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đạt 9,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng đạt 8,0 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 7,9 tỷ đồng/doanh nghiệp và Tây Nguyên đạt 7,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Như vậy, khu vực Đông Nam Bộ có sức hút rất lớn về cả số vốn đăng ký và tỷ lệ gia tăng vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. 

Về số lao động đăng ký theo vùng lãnh thổ (Đăng ký doanh nghiệp tháng 12)

Tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 365.039 lao động, chiếm 31,4%; khu vực Tây Nguyên có số lao động ít nhất; so với các khu vực còn lại là 23.847 lao động, chiếm 2,1%. Về quy mô lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp; trong năm 2017, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc là 19,3 lao động/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long là 15,2 lao động/doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 11,2 lao động/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng là 9,6 lao động/doanh nghiệp; Tây Nguyên là 7,4 lao động/doanh nghiệp và Đông Nam Bộ là 6,3 lao động/doanh nghiệp.

Có thể thấy, xét về số lượng lao động tham gia thị trường; thì khu vực Đồng bằng Sông Hồng thu hút lao động nhiều nhấ;t nhưng nếu xét về tỷ lệ lao động gia tăng so với cùng kỳ năm 2017; và quy mô lao động thì khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các vùng khác.

– Theo lĩnh vực hoạt động (Đăng ký doanh nghiệp tháng 12):

Bảng 4. Tình hình doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực hoạt động

So sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2017 với cùng kỳ năm ngoái; phân theo lĩnh vực hoạt động tại Bảng 4; cho thấy, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành Khai khoáng giảm ở số lao động đăng ký; ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm về số vốn đăng ký và số lao động đăng ký; ngành Vận tải kho bãi giảm cả về số lượng doanh nghiệp; số vốn đăng ký và số lao động đăng ký. Các ngành còn lại đều tăng ở cả 3 chỉ tiêu là số doanh nghiệp đăng ký; số vốn đăng ký và số lao động đăng ký. 

Về số doanh nghiệp đăng ký, trong năm nay lượng doanh nghiệp; tập trung chủ yếu ở những ngành nghề như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy có 45.411 doanh nghiệp, chiếm 35,8%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 16.191 doanh nghiệp, chiếm 12,8%; Xây dựng có 16.035 doanh nghiệp, chiếm 12,6%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 9.392 doanh nghiệp, chiếm 7,4%;…

Qua xem xét về số lượng và tốc độ gia tăng doanh nghiệp cho thấy, ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất; so với cả nước nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề; so với cùng kỳ năm 2016 thì ngành Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 62,0%.

Về số vốn đăng ký theo loại hình trong năm 2017 (Đăng ký doanh nghiệp tháng 12)

So với cùng kỳ năm trước thì ngành Kinh doanh bất động sản; tiếp tục có số vốn đăng ký mới nhiều nhất là 388.376 tỷ đồng, chiếm 30,0%; tiếp đến là Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 198.042 tỷ đồng, chiếm 15,3%; Xây dựng có 190.823 tỷ đồng, chiếm 14,7%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 144.726 tỷ đồng, chiếm 11,2%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 67.391 tỷ đồng, chiếm 5,2%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 59.776 tỷ đồng, chiếm 4,6%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 44.382 tỷ đồng, chiếm 3,4%;…

Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp trong năm vừa qua; một số ngành có tỷ trọng cao như Kinh doanh bất động sản đạt 76,7 tỷ đồng/doanh nghiệp (Đăng ký doanh nghiệp tháng 12)

Sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 65,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 18,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; Khai khoáng đạt 17,6 tỷ đồng/doanh nghiệp;… Có thể thấy, trong năm vừa qua ngành Kinh doanh bất động sản; đã có sự chuyển biến tích cực, thu hút rất lớn lượng vốn doanh nghiệp; đổ vào đầu tư so với các ngành còn lại.      

Về số lao động đăng ký, một số ngành, lĩnh vực; thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường; gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 430.622 lao động, chiếm 37,1%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 260.642 lao động, chiếm 22,4%; Xây dựng có 116.792 lao động, chiếm 10,1%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 62.307 lao động, chiếm 5,4%;…

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!