Trên 7500 doanh nghiệp đăng ký mới trong tháng đầu triển khai LDN 2014

trên 7500 doanh nghiệp đăng ký mới

Theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong tháng đầu thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới (từ 01/7-30/7/2015) cả nước có 7.662 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 43.847 tỷ đồng, tăng 66,2% về số doanh nghiệp và tăng 49,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. So cùng thời điểm của tháng trước (từ ngày 01 -30/6/2015), số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15,7%.

Như vậy, tình hình đăng ký doanh nghiệp của cả nước trong 4 tuần đầu thi hành Luật doanh nghiệp 2014 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng về số doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký.  

Không dễ dàng để có kết quả như trên. Trong phạm vi quản lý về đăng ký doanh nghiệp mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có sự chuẩn bị tích cực trước thời điểm 01/7/2015. Ngày 26/6/2015, Bộ đã có Công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD gửi các Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong thời gian chờ Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, công tác đào tạo, hướng dẫn cán bộ đăng ký kinh doanh cũng đã được triển khai liên tục trong nhiều tháng trước đó.

Bên cạnh các chương trình đào tạo, tập huấn, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh hàng ngày tổng hợp các vấn đề vướng mắc, phân loại phương án hướng dẫn dưới mọi hình thức phù hợp: bằng công văn, tổng hợp trả lời qua thư điện tử tới 600 cán bộ ĐKKD, qua điện thoại, cử cán bộ xuống địa phương để hướng dẫn trực tiếp trong suốt thời gian qua. Nhờ vậy, những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật đã cơ bản được giải quyết, đảm bảo để hoạt động đăng ký doanh nghiệp mới không bị gián đoạn, xáo trộn.

tình hình đăng ký doanh nghiệp của cả nước trong 4 tuần đầu thi hành Luật doanh nghiệp 2014
Tình hình đăng ký doanh nghiệp của cả nước trong 4 tuần đầu thi hành Luật doanh nghiệp 2014

Trong 4 tuần đầu triển khai Luật, những thuận lợi mà cơ quan đăng ký kinh doanh (cơ quan ĐKKD) ghi nhận được đó là:

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đã giảm hơn; doanh nghiệp được chủ động quyết định về con dấu; số lượng giấy tờ cần nộp được cắt giảm hơn; đơn giản hóa việc xem xét hồ sơ của doanh nghiệp do không còn yêu cầu chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định; nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (Giấy CNĐKDN) được rút gọn.

Cùng với những thuận lợi kể trên, doanh nghiệp vẫn còn gặp phải; một số những vướng mắc cơ bản như: trong tuần đầu tiên thực hiện Luật Doanh nghiệp; một số doanh nghiệp mới gặp khó khăn khi làm con dấu; do nhiều cơ sở khắc dấu từ chối khắc dấu cho doanh nghiệp; thủ tục trả lại con dấu cũ cho cơ quan công an vẫn còn kéo dài hàng tuần; nhiều doanh nghiệp khi nhận Giấy CNĐKDN vẫn yêu cầu cơ quan ĐKKD; in bổ sung những nội dung đã không còn được ghi trên Giấy CNĐKDN như ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Về phía cơ quan đăng ký kinh doanh, những tuần đầu thực hiện Luật Doanh nghiệp; thực sự nhiều thách thức do vừa phải triển khai áp dụng khung pháp lý mới; vừa phải thao tác trên Hệ thống mới cập nhật.

Ngoài ra, cơ quan đăng ký kinh doanh cũng phải thường xuyên hướng dẫn doanh nghiệp nắm rõ; và thực hiện đúng những quy định mới, việc này; cũng làm ảnh hưởng đến thời gian xử lý công việc của cán bộ đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, mã số doanh nghiệp chưa được cơ quan thuế cấp tự động; cũng ảnh hưởng đến thời gian thực hiện đăng ký doanh nghiệp mới; tạo áp lực không nhỏ đến các cán bộ đăng ký kinh doanh.

Những khó khăn, vướng mắc kể trên là hoàn toàn có thể dự đoán được; đặc biệt là khi Chính phủ chưa ban hành Nghị định hướng dẫn Luật. Các cơ quan đăng ký kinh doanh hiện đang thực hiện nghiệp vụ theo hướng dẫn; tại Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD và vẫn chủ động trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai thực hiện Luật; trên phạm vi rộng bao giờ cũng cần thời gian để thích ứng; cho cả cộng đồng lẫn cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với Luật Doanh nghiệp 2014, không tránh khỏi; việc doanh nghiệp lúng túng chưa quen với tinh thần cải cách của Luật. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị; để thay đổi cách thức, phương thức tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp. Một hạn chế khác của doanh nghiệp trong nước là việc thiếu chủ động; trong tìm hiểu, khai thác thông tin từ những nguồn dữ liệu tin cậy.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng; để Luật Doanh nghiệp 2014 thực sự phát huy được hiệu quả; các cơ quan quản lý liên quan cũng cần hiểu rõ, hiểu đúng nội dung của Luật; và chủ động thay đổi phương thức, cách thức quản lý nhà nước để hướng dẫn, hỗ trợ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đúng những quyền và nghĩa vụ của mình; nâng cao lòng tin của doanh nghiệp vào tinh thần cải cách của Luật.

Với những vấn đề nêu trên, Bộ KHĐT đã có báo cáo Chính phủ; tại Phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật tháng 7; trong đó đề nghị Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết; về việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Bộ KHĐT kiến nghị Chính phủ cần đẩy nhanh việc ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật; đồng thời tăng cường phổ biến, tuyên truyền, tập huấn Luật; tới mọi đối tượng liên quan để nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật.

Để đảm bảo việc theo dõi, hướng dẫn và đánh giá kết quả thực thi Luật, Bộ; cũng kiến nghị việc thành lập Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp; và Luật Đầu tư với thành phần gồm đại diện Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ KHĐT, Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại; và Công nghiệp Việt Nam.

Như vậy, để đánh giá đúng tác động của Luật Doanh nghiệp 2014; lên môi trường kinh doanh thì cần thêm thời gian và nhiều số liệu tổng hợp liên quan. Tuy nhiên, có thể nói, Luật Doanh nghiệp 2014; với mục tiêu trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp đã bước đầu đi vào thực tế; với một số kết quả khả quan. Dù còn nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành; để Luật thực sự phát huy hiệu quả, nhưng có thể tin tưởng rằng tinh thần cải cách; của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014; sẽ thực sự đi vào cuộc sống, giúp cho hoạt động của doanh nghiệp; năng động hơn, cạnh tranh hơn, tạo môi trường cho doanh nghiệp Việt Nam bước vào hội nhập quốc tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!