Tổng quan pháp luật về quản trị doanh nghiệp

tổng quan pháp luật về quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ, quy tắc nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp xử lý mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp như các cổ đông, thành viên công ty,Hội đồng quản trị,Ban giám đốc điều hành, mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài doanh nghiệp: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả cộng đồng, xã hội.

1. Tổng quan hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản trị doanh nghiệp

Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Sự sụp đổ của một số công ty lớn trên thế giới như Enron, WorldCom… hay những vụ bê bối ở những doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam do hoạt động không hiệu quả, làm ăn thua lỗ đều có nguyên nhân sâu xa từ việc thực hiện quản trị doanh nghiệp không tốt.

Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường, việc tăng cường quản trị doanh nghiệp có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách công quan trọng. Quản trị doanh nghiệp tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn. Một khuôn khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tưvà không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài.

Các quy đinh về quản trị doanh nghiệp

Ở nước ta,hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp được đề cập tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật; bao gồm các Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, Luật Doanh nghiệp 2005 có vai trò trung tâm, chi phối hầu hết vấn đề quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Về các quy định quản trị doanh nghiệp đặc thù, theo góc độ sở hữu vốn trong doanh nghiệp, hệ thống quy định đặc thù được chia thành hai nhóm là quy định liên quan đến doanh nghiệp có sở hữu vốn của Nhà nước và quy định liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài nhưng chưa đăng ký lại, quy định hiện nay cho phép doanh nghiệp tiếp tục được hoạt động theo khung quản trị trong Điều lệ công ty khi nội dung Điều lệ không phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2005 (chẳng hạn “nguyên tắc nhất trí” khi thông qua quyết định của công ty).

quy phạm pháp luật quy định về quản trị doanh nghiệp
Quy phạm pháp luật quy định về quản trị doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp có sở hữu vốn của Nhà nước

Mặc dù đã tham gia “sân chơi chung” của Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước, hiện đang có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề quản trị doanh nghiệp cho đối tượng này như: Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước; Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH 1 thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP…

Bên cạnh đó, các quy định quản trị doanh nghiệp đặc thù còn được quy định căn cứ theolĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp (như: tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, công chứng, luật sư…). Nhìn chung, các luật chuyên ngành thường quy định dẫn chiếu để áp dụng khung pháp lývề quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đồng thời, có những quy định riêngvề vấn đề này. Chẳng hạn, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên độc lậpcủa Hội đồng quản trị, hoặc Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn… 

2. Quy định của pháp luật về quản trị doanh nghiệp

a) Luật Doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp là một bước tiến lớn, tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta. Đặc biệt, từ khi có Luật Doanh nghiệp 2005 (thay thế Luật Doanh nghiệp 1999), pháp luật về doanh nghiệp đã được thống nhấttheo hướng không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế.

Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định khá đầy đủ và cụ thể các yếu tố cấu thành của khung quản trị đối với 4 loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.Xét về mặt nội dung quy định, Luật Doanh nghiệp đã giải quyết những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng thông lệ quốc tế và có sự điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam. Theo đó, Luật Doanh nghiệp đã thiết lập khung quản trị doanh nghiệp hướng tới các nguyên tắc quản trị hiệu quả theo khuyến nghị của OECD năm 2004.

So với Luật Doanh nghiệp 1999, khung quản trị doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 có một số nội dung thay đổicơ bản như: bổ sung mô hình công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu; nâng tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định trong công ty cổ phần, công ty TNHH và quy định về phương thức bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần; bổ sung các quy định nhằm nâng cao tính công khai hóa, minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp…

Riêng đối với các danh nghiệp có sở hữu vốn của Nhà nước

Luật Doanh nghiệp tạo bước ngoặt đối với hoạt động quản trị của các doanh nghiệp khu vực này.Về cơ bản, các công ty nhà nước sau khi chuyển đổi, cũng như các doanh nghiệp có sở hữu vốn Nhà nước đều phải hoạt động trong khung khổ chung về quản trị doanh nghiệp. Những quy định bổ sung về quản trị doanh nghiệp được thể hiện tại các văn bản hướng dẫn dưới Luật Doanh nghiệp 2005; trong đó tập trung vào vấn đề quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp…

Tuy nhiên, hiện nay, một số nội dung quản trị doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp đang bộc lộ những điểm chưa phù hợp, cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung như: quy định thành viên Ban kiểm soát phải từ 21 tuổi trở lên, giám đốc công ty cổ phần không được làm giám đốc công ty khác, tỷ lệ tối thiểu để thông qua quyết định của doanh nghiệp đối với hình thức xin ý kiến bằng văn bản cao hơn tỷ lệ biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên…

các danh nghiệp có sở hữu vốn của nhà nước

b) Các luật chuyên ngành

Tổ chức tín dụngtheo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng:là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.Do hoạt động của tổ chức tín dụng có ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có được quyền lực lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội;

Vì vậy, một số các quy định về tổ chức quản lý đối với các tổ chức tín dụng được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế. Do vậy, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng.

Các quy định này chủ yếu nhằm nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của doanh nghiệp và khẳng định chính sách đại chúng hóa các ngân hàng thương mại cổ phần. 

Về hình thức pháp lý, Luật Các tổ chức tín dụng quy định tổ chức tín dụng; được tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật Doanh nghiệp; hoặc Luật Hợp tác xã, chẳng hạn: Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập; tổ chức dưới hình thức CTCP (trừ ngân hàng thương mại Nhà nước; được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên; do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ); Ngân hàng Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức HTX; Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

nâng cao yêu cầu đối với người quản lý
nâng cao yêu cầu đối với người quản lý

Theo quy định của Luật Chứng khoán

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán, các công ty này; chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn; hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (thuộc Bộ Tài chính) thực hiện cấp Giấy phép thành lập; và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về nhân sự,pháp luật chứng khoán quy định nhân viên công ty chứng khoán; phải được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; không được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn ba năm; kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng; cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác trong công ty.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động; theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH); và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Theo quy định của Luật KDBH, doanh nghiệp KDBH; chỉ được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước; công ty cổ phần bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh; doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.Có thể thấy, quy định này không; phù hợp với Luật Doanh nghiệp, theo đó, khái niệm “doanh nghiệp nhà nước”, “doanh nghiệp liên doanh”; và “doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài”; không còn được sử dụng như các loại hình doanh nghiệp nữa.

Một số doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực đặc biệt khác(công chứng, hàng không, xuất bản…); những quy định bổ sung về quản trị doanh nghiệp chủ yếu; về loại hình pháp lý mà doanh nghiệp được phép lựa chọn; tiêu chuẩn của một số chức danh quản lý doanh nghiệp, yêu cầu về chế độ báo cáo, kiểm toán; còn đối với vấn đề quyền, nghĩa vụ trong nội bộ doanh nghiệp; cơ bản thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005.

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

3. Một số khuyến nghị sửa đổi khung pháp luật

Những trình bày trên cho thấy, mặc dù Luật Doanh nghiệp 2005; đã phát huy tốt vai trò trung tâm, chi phối khung khổ pháp lý; về quản trị doanh nghiệp nhưng việc; có khá nhiều văn bản quy định chuyên ngành đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng.

Bên cạnh đó, một số quy định đặc thù về quản trị doanh nghiệp không phù hợp; với quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc chưa phù hợp với thông lệ quốc tế;(như:các loại hình doanh nghiệp theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hay vấn đề chuyển nhượng vốn; của cổ đông sáng lập công ty chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán…). Do vậy, trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp sửa đổi, cần nghiên cứu; đánh giá những đặc thù quản trị doanh nghiệp của các luật; chuyên ngành để có thể áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật đối với vấn đề này.

Đối với những quy định hiện nay trong Luật Doanh nghiệp 2005

Cũng cần phải sửa đổi hoặc bãi bỏ các nội dung không phù hợp; (chẳng hạn: bãi bỏ quy địnhgiám đốc công ty cổ phần không được làm giám đốc công ty khác; bãi bỏ quy định thành viên Ban kiểm soát phải trên 21 tuổi). Bên cạnh đó, cần hoàn thiện và bổ sung các quy định mới; về quản trị doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi hơn; cho hoạt động của doanh nghiệp như: giảm tỷ lệ tối thiểu; để thông qua những quyết định không thực sự quan trọng của doanh nghiệp; theo nguyên tắc quá bán hoặc giảm tỷ lệ tham dự họp; tối thiểu đối với các công ty cổ phần có số lượng cổ đông lớn…

Đối với vấn đề quản trị doanh nghiệp có sở hữu vốn của Nhà nước, Luật Doanh nghiệp; sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành cần hướng; tới việc phân tách rõ chức năng quản lý nhà nước; và chức năng sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả; đối với những người đại diện phần vốn Nhà nước, người quản lý doanh nghiệp; nhằm hạn chế những giao dịch “tư lợi”, làm thiệt hại đến “công lợi”.

Với mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của nước ta

Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp trong thời gian tới đang là một cơ hội; cho việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp; hướng tới áp dụng thông lệ quốc tế; về quản trị doanh nghiệp trong điều kiện thực tế ở Việt Nam; cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư; tăng cường bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu, nhà đầu tư và bên có liên quan.

Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999

Và từ đó trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư; công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế giới. Năm 2004, OECD ban hành tài liệu hướng dẫn; về 6 nguyên tắc quản trị công ty (như: Thúc đẩy tính minh bạch, hiệu quả của thị trường; và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý, cưỡng chế thực thi; Bảo vệ, tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông, thành viên công ty; đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, thành viên công ty …)

Luật Các TCTD 2010 quy định mức giới hạn; sở hữu cổ phần (Điều 55) đối với cổ đông cá nhân là 5%; cổ đông pháp nhân là 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của NHNN; để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần Nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài).

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!