Tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2020

đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày. Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

Ngoài ra,  Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Năm 2019 là năm tỉnh Sóc Trăng đạt và vượt toàn bộ 20 chỉ tiêu kinh tế – xã hội (KTXH); tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,3% – cao nhất kể từ năm 2015.

Cơ cấu kinh tế khu vực I – II – III tương ứng là 37,77% – 17,82% – 44,41%; trong đó, khu vực I tăng 4,8%, khu vực II tăng 10,82%, khu vực III tăng 8,14%. GRDP bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/năm. Tỉnh có nhiều giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong đó, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư tại Sóc Trăng ở các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm thương mại…; đồng thời tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp; thường xuyên tổ chức đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, liên kết sản xuất…

Do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp những tháng đầu năm 2020 của tỉnh Sóc Trăng cũng chịu nhiều tác động nhưng đến tháng 6 đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn.

I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng

1. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động:

Tính đến tháng 6/2020, Sóc Trăng có 2.521 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 4,5% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước). Sóc Trăng đang xếp thứ 47 cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.

Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 26,5 doanh nghiệp; (2) Đà Nẵng có 19,8 doanh nghiệp; (3) Hà Nội có 19,3 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 12,9 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; (6) Khánh Hòa có 9,0 doanh nghiệp; (7) Bà Rịa – Vũng Tàu có 8,8 doanh nghiệp và (8) Bắc Ninh có 8,2 doanh nghiệp. Trong khi đó, Sóc Trăng có 2,0 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước.

Cũng theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 15,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động.

Có 9/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 54,4 doanh nghiệp; (2) Hà Nội có 43,0 doanh nghiệp; (3) Đà Nẵng có 40,1 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 21,3 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 20,5 doanh nghiệp; (6) Bà Rịa – Vũng Tàu có 17,4 doanh nghiệp; (7) Khánh Hòa và Bắc Ninh cùng có 17,2 doanh nghiệp; (9) Cần Thơ có 15,6 doanh nghiệp. Sóc Trăng có 3,8 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động (chưa bằng 1/4 mức trung bình của cả nước).

2. Về doanh nghiệp thành lập mới:

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Sóc Trăng có 219 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 4,8% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,4% cả nước) với số vốn đăng ký là 2.124 tỷ đồng (chiếm 5,8% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước), tăng 23,7% về số doanh nghiệp và tăng 65,8% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Sóc Trăng là 3.757 (chiếm 6,5% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,7% cả nước), tăng 8,0% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng Quý II/2020, Sóc Trăng có 120 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 1.415 tỷ đồng, tăng 21,2% về số doanh nghiệp và tăng 99,4% về số vốn so với Quý I/2020. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Sóc Trăng là 1.190, giảm 53,6% so với Quý I/2020.

Từ những số liệu trên có thể thấy tinh thần khởi nghiệp tại Sóc Trăng thời điểm này đã có nhiều tín hiệu đáng mừng.

Tâm lý e ngại và thận trọng của các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp đã dần bị xóa bỏ. Điều này cho thấy những giải pháp của Chính phủ cũng như chính quyền tỉnh Sóc Trăng nhằm hỗ trợ, đồng  hành cùng doanh nghiệp để khôi phục nền kinh tế trong giai đoạn này đã có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Do đó, chính quyền tỉnh Sóc Trăng cần bám sát những chỉ đạo của Chính phủ và sớm thực hiện những giải pháp phù hợp với địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.

3. Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

Tại Sóc Trăng, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 42 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (chiếm 2,4% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,2% cả nước), tăng 55,6% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng Quý II/2020, Sóc Trăng có 21 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 19,2% so với Quý I/2020.

4. Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:

Trong 6 tháng đầu năm 2020;tại Sóc Trăng có: 44 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; (chiếm 2,7% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,2% cả nước); tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2019; 62 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; (chiếm 2,6% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,3% cả nước); tăng 77,1% so với cùng kỳ năm 2019; 32 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể; (chiếm 4,3% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,4% cả nước); tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng trong Quý II/2020, Sóc Trăng có: 16 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; giảm 42,9% so với Quý I/2020; 35 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 12,9% so với Quý I/2020; 11 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 42,1% so với Quý I/2020.

Ngoài ra, theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 6 tháng đầu năm 2020, tại Sóc Trăng có 63 doanh nghiệp không hoạt động; tại địa chỉ đã đăng ký (chiếm 3,6% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và 0,3% cả nước); tăng 152% so cùng kỳ năm 2019. Riêng Quý II/2020, Sóc Trăng có 45 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; tăng 136,8% so với Quý I/2020.

Đây là các doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được.

Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động tại một địa chỉ khác; mà không nằm trong kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước; hoặc đã thực sự rút lui khỏi thị trường. Do đó, tỉnh Sóc Trăng cần có sự rà soát; để xác định tình trạng thực sự của những doanh nghiệp này; tránh một số hệ lụy không tốt như: doanh nghiệp hoạt động phi chính thức; dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh; thất thu thuế của Nhà nước; doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích gây phương hại đến quyền lợi của người lao động…

II. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh

– Về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019; Sóc Trăng đạt 63,70 điểm, xếp vị trí thứ 53/63, thuộc nhóm Trung bình.

-Về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh; ở Việt Nam (PAPI) của Sóc Trăng đạt 42,97 điểm; nằm trong nhóm 15 tỉnh có điểm số Trung bình thấp.

– Tại Báo cáo chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX 2019), Sóc Trăng đạt 82,03%xếp hạng 19/63, thuộc nhóm B (gồm 43 tỉnh, thành phố).

Nhìn vào các chỉ số trên có thể thấy rằng tình hình cải cách hành chính; của tỉnh Sóc Trăng tương đối tốt. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tỉnh cần có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có; để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!