You dont have javascript enabled! Please enable it! Tâm Lý Học Đại Cương - Đáp Án Trắc Nghiệm Môn EG07 /EG47 - EHOU

Tâm Lý Học Đại Cương – Đáp Án Trắc Nghiệm Môn EG07 /EG47 – EHOU

Tâm Lý Học Đại Cương - Trả lời câu hỏi EG07 - EHOU

Nội dung chương trình bài học Tâm lý học đại cương-EG07-EHOU nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết nhằm nắm vững bản chất, chức năng tâm lý con người và các nguyên tắc và các phương pháp nghiên cứu tâm lý của môn Tâm lý học đại cương.

Mẹo Nhỏ Nên Đọc Qua

1. Để tìm kết quả nhanh thì nên sử dụng Máy Tính thay vì Điện Thoại.

2. Sau khi Sao chép (Copy) câu hỏi thì bấm “Ctrl + F” và Dán (Paste) câu hỏi vào ô tìm kiếm sẽ thấy câu cả lời. (Copy nguyên câu không ra thì thử vài từ để kiếm)

3. Trường hợp không tìm thấy câu hỏi. Lúc này vui lòng kéo xuống dưới cùng để đặt câu hỏi mục bình luận. Sẽ được trả lời sau ít phút.

4. Xem danh sách đáp án Trắc nghiệm EHOU

5. THAM GIA KHẢO SÁT VỀ CÂU HỎI (Khảo sát giúp chúng tôi biết sự trải nghiệm của Bạn, Bạn có thể đóng ý kiến giúp Chúng tôi tăng trải nghiệm của bạn. Đặc biệt chúng tôi chọn ra 1 người may mắn mỗi tuần để trao Mã Kích Hoạt LawPro 30 Miễn Phí)

6. Tham gia group Facebook Sinh Viên Luật để được hỗ trợ giải bài tập và Nhận Mã Kích hoạt tài khoản Pro Miễn Phí

7. Nếu đăng nhập mà không thấy đáp án thì làm như sau: Giữ Phím Ctrl sau đó bấm phím F5 trên bàn phím “Ctrl + F5” để trình duyệt xóa cache lúc chưa đăng nhập và tải lại nội dung.

Đáp án trắc nghiệm Tâm Lý Học Đại Cương – EG07 – EHOU

Chào Bạn!

Bạn phải Đăng Ký Thành Viên mới xem được toàn bộ Đáp án của câu hỏi. Không đăng nhập chỉ xem được 10 đáp án đầu tiên.

Nếu bạn đã là thành viên trước đây vui lòng nâng cấp lên MemberBasic Miễn Phí. Hoặc MemberPro Trả Phí

Nếu bạn không biết đăng ký, đăng nhập, mua hàng, … liên hệ zalo: 0923 539 579 để được hỗ trợ

1. Bằng cách nào có thể kiểm soát được tâm lý tốt nhất ?

– (S): Cải thiện mục tiêu, lý tưởng và chất lượng cuộc sống

– (S): Cần sự giúp đỡ của người ngoài cuộc. 

– (S): Tin tưởng vào tâm linh. 

– (Đ)✅: Bằng sự can thiệp thích hợp. 

2. Các phẩm chất của ý chí bao gồm:

– (Đ)✅: Tất cả các phương án đều đúng 

– (S): Tính độc lập 

– (S): Tính mục đích

– (S): Tính quyết đoán 

3. Cách hiểu nào không phù hợp với tính lựa chọn của tri giác.

– (S): Con người chủ động lựa chọn đối tượng tri giác. 

– (Đ)✅: Tất cả các phương án đều đúng 

– (S): Sự lựa chọn đối tượng tri giác còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan. 

– (S): Thể hiện tính tích cực của con người trong tri giác. 

4. Câu tục ngữ: “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?

– (S): Quy luật lây lan;

– (S): Quy luật pha trộn;

– (S): Quy luật tương phản.

– (Đ)✅: Quy luật di chuyển,

5. Chú ý có chủ định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào dưới đây?

– (S): Cường độ của vật kích thích. 

– (S): Độ mới lạ của vật kích thích. 

– (Đ)✅: Ý thức, xu hướng và tình cảm cá nhân.

– (S): Sự trái ngược giữa sự vật và bối cảnh xung quanh. 

6. Chú ý không chỉ định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào dưới đây?

– (S): Mục đích hoạt động

– (S): Tình cảm cá nhân

– (Đ)✅: Đặc điểm vật kích thích 

– (S): Xu hướng cá nhân

7. Con người là:

– (S): Một thực thể sinh vật.

– (S): Một thực thể tự nhiên.

– (Đ)✅: Vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.

– (S): Một thực thể xã hội. 

8. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cảm giác?

– (Đ)✅: Cảm giác con người phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật. 

– (S): Cảm giác chỉ phản ánh những thuộc tính cụ thể của sự vật thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ. 

– (S): Cảm giác con người có bản chất xã hội. 

– (S): Cảm giác là một quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến, kết thúc. 

9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hành động ý chí?

– (S): Có mục đích: 

– (Đ)✅: Tự động hóa; 

– (S): Có sự khắc phục khó khăn, 

– (S): Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp hành động. 

10. Đặc điểm thể hiện sự khác biệt căn bản của tri giác so với cảm giác là:

– (S): Chỉ xuất hiện khi sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan.

– (S): Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng. 

– (S): Quá trình tâm lý

– (Đ)✅: Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.

11. Điều nào không đúng với sự quên?

⇒ Quên cũng diễn ra theo quy luật.

⇒ Quên là xóa bỏ hoàn toàn “dấu vết của tài liệu trên vỏ não.

⇒ Ở giai đoạn đầu (lúc mới học xong), tốc độ quên lớn, sau đó giảm dần.

⇒ Quên cũng là hiện tượng hữu ích với con người. 

12. Điều nào không đúng với trí nhớ có chủ định?

⇒ Có trước trí nhớ không chỉ định trong đời sống cá thể.

⇒ Có mục đích định trước

⇒ Có sử dụng biện pháp để ghi nhớ.

⇒ Có sự nỗ lực ý chí trong ghi nhớ. 

13. Điều nào không đúng với tưởng tượng?

⇒ Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát 

⇒ Luôn phản ánh cái mới với cá nhân hoặc xã hội.

⇒ Luôn giải quyết vấn đề một cách tường minh.

⇒ Nảy sinh trước tình huống có vấn đề. 

14. Đối tượng của trí nhớ được thể hiện rõ nhất trong luận điểm nào? 

⇒ Các kết quả mà con người tạo ra trong tư duy, tưởng tượng.

⇒ Các thuộc tính bên ngoài, các mối liên hệ không gian, thời gian của thế giới mà con người đã tri giác. 

⇒ Kinh nghiệm của con người 

⇒ Các xúc cảm, tình cảm, thái độ mà con người đã trải qua. 

15. Giá trị chân chính của ý chí thể hiện ở:

⇒ Nội dung đạo đức 

⇒ Cường độ ý chí,

⇒ Tính tự giác

⇒ Tính ý thức

16. Giao tiếp là: 

⇒ Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau,

⇒ Quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc,

⇒ Sự tiếp xúc tâm lý giữa con người – con người; 

⇒ Tất cả các phương án đều đúng

17. Hãy chọn ý kiến đóng nhất về khái niệm tâm lý:

⇒ Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể.

⇒ Tâm lý giúp con người định hướng hành động, có sức mạnh hành động, điều khiển và điều chỉnh hành động.

⇒ Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, nó gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người. 

⇒ Tâm lý thuộc thế giới linh hồn, nó vốn có và bất tử. 

18. Hệ thống tín hiệu thứ hai của tâm lý là ?

⇒ Cơ sở sinh lý của não

⇒ Hưng phấn và ức chế 

⇒ Cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ. 

⇒ Tín hiệu của sự vật và hiện tượng khách quan 

19. Hiện tượng “ghen tuông” trong tình yêu nam nữ là biểu hiện của quy luật nào trong đời sống tình cảm?

⇒ Quy luật di chuyển,

⇒ Quy luật lây lan.

⇒ Quy luật thích ứng 

⇒ Quy luật pha trộn; 

20. Hoạt động thần kinh cấp thấp được thể hiện ở:

⇒ Các lớp tế bào thần kinh vỏ não

⇒ Các phần dưới vỏ não

⇒ Tất cả các phương án đều đúng 

⇒ Não trung gian 

21. Khi quan sát, thu thập những dữ kiện tâm lý cần dựa vào ?

⇒ Mối liên hệ giữa các kích thích và đáp ứng.

⇒ Đo lường các đáp ứng

⇒ Hình thái đáp ứng đặc thù.

⇒ Những điều kiện quan sát 

22. Luận điểm nào đúng với tình huống có vấn đề?

⇒ Có tính chủ quan không mang tính khách quan. 

⇒ Hoàn toàn do khách quan quy định. 

⇒ Làm nảy sinh tư duy và tư duy luôn giải quyết được vấn đề của tình huống.

⇒ Vừa mang tính chủ khách quan vừa mang tính khách quan.

23. Một động vật có khả năng đáp trả lại những kích thích ảnh hưởng trực tiếp và cả kích thích ảnh hưởng gián tiếp đến sự tồn tại của cơ thể thì động vật đó đang ở thời kỳ:

⇒ Ngôn ngữ 

⇒ Tri giác 

⇒ Tư duy 

⇒ Cảm giác

24. Một tình huống làm nảy sinh tư duy phải thỏa mãn một số điều kiện. Điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?

⇒ Cá nhân nhận thức tình huống và muốn giải quyết. 

⇒ Chứa vấn đề mà hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ không giải quyết được. 

⇒ Vấn đề trong tình huống có liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân

⇒ Tình huống phải quen thuộc, không xa lạ với cá nhân.

25. Mức độ nào của đời sống tình cảm được thể hiện trong đoạn văn sau: “Mấy tháng nay Ngoan luôn trăn trở về câu chuyện giữa cô và Thảo, nó đi vào giấc ngủ hằng đêm, khiến cô chập chờn, lúc tỉnh lúc mơ”.

⇒ Tâm trạng

⇒ Cảm xúc

⇒ Say mê 

⇒ Xúc động 

26. Muốn có cảm giác nào đó xảy ra thì cần:

⇒ Có kích thích tác động trực tiếp vào giác quan. 

⇒ Kích thích tác động vào vùng phản ánh được. 

⇒ Loại kích thích đặc trưng của cơ quan phân tích. 

⇒ Tất cả các phương án đều đúng 

27. Nhiệm vụ đầu tiên của tâm lý học là gì?

⇒ Quan sát ứng xử 

⇒ Mô tả hoạt động 

⇒ Thu thập các dữ kiện 

⇒ Tiên đoán và kiểm soát ứng xử

28. Nội dung nào sau đây không thuộc cấu trúc của ý thức cá nhân?

⇒ Mặt cơ động của ý thức

⇒ Mặt năng động của ý thức

⇒ Mặt nhận thức của ý thức 

⇒ Mặt thái độ của ý thức 

29. Phương diện khoa học của tâm lý đòi hỏi?

⇒ Bằng chứng thu được do quan sát 

⇒ Kết luận có thể hiểu được.

⇒ Bằng chứng mang tính thực nghiệm.

⇒ Thỏa mãn sự hằng say mê nghiên cứu. 

30. Quy luật nào thuộc quy luật hoạt động thần kinh cao cấp và tâm lý ?

⇒ Cường độ kích thích. 

⇒ Cảm ứng qua lại 

⇒ Hoạt động theo hệ thống 

⇒ Lan tỏa và tập trung

31. Sự nảy sinh tâm lý về phương diện loài gắn liền với:

⇒ Sinh vật chưa có hệ thần kinh, 

⇒ Sinh vật có hệ thần kinh mấu (hạch); 

⇒ Sinh vật có hệ thần kinh ống,

⇒ Sinh vật có hệ thần kinh tủy sống và não. 

32. Tâm lý con người khác xa so với tâm lý động vật vì: 

⇒ Tâm lý con người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

⇒ Tất cả các phương án đều đúng 

⇒ Tâm lý con người có tính chủ thể. 

⇒ Tâm lý con người có trình độ phản ánh rất cao, phản ánh sáng tạo. 

33. Thế nào là mối mô tả tâm lý khách quan ?

⇒ Ghi nhận các cử chỉ, nét mặt, hành động đang diễn ra.

⇒ Lý giải điều đã quan sát được.

⇒ Xét đoán về mặt, cử chỉ 

⇒ Nói rằng một người đang tỏ ra kiêu căng, giận dữ, sợ hãi. 

34. Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại qua quá trình: 

⇒ Động hình hóa; 

⇒ Khái quát hóa; 

⇒ Tổng hợp hóa;

⇒ Tất cả các phương án đều đúng

35. Trí nhớ thao tác rất gần với loại trí nhớ nào?

⇒ Trí nhớ ngắn hạn. 

⇒ Trí nhớ dài hạn. 

⇒ Trí nhớ hình ảnh 

⇒ Trí nhớ vận động 

36. Trong hành động tư duy, việc thực hiện các thao tác tư duy thường diễn ra như thế nào?

⇒ Mỗi thao tác tiến hành độc lập, không phụ thuộc vào nhau. 

⇒ Linh hoạt tùy theo từng nhiệm vụ của tư duy. 

⇒ Thực hiện các thao tác theo đúng trình tự xác định: phân tích – tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hỏa. 

⇒ Thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy. 

37. Trong số những đặc điểm của quá trình phản ánh được nêu ra dưới đây, đặc điểm nào đặc trưng cho tư duy?

⇒ Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng về sự vật, hiện tượng đã tri giác trước đây. 

⇒ Phản ánh sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng. 

⇒ Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật hiện tượng.

⇒ Tất cả các phương án đều đúng

38. Tư duy khác tưởng tượng chủ yếu ở chỗ: 

⇒ Làm cho hoạt động của con người có ý thức. 

⇒ Liên quan đến nhận thức cảm tính.

⇒ Tất cả các phương án đều đúng 

⇒ Sự chặt chẽ trong giải quyết vấn đề.

39. Tưởng tượng sáng tạo có đặc điểm:

⇒ Luôn có giá trị với xã hội. 

⇒ Luôn được thực hiện có ý thức.

⇒ Luôn tạo ra cải mới cho cá nhân và xã hội. 

⇒ Tất cả các phương án đều đúng 

40. Về phương diện loài, ý thức của con người được hình thành nhờ: 

⇒ Tự nhận thức, tự đánh giá, 

⇒ Lao động, ngôn ngữ,

⇒ Tất cả các phương án đều đúng 

⇒ Tiếp thu nền văn hóa xã hội, 

41. Ý nào dưới đây không đúng với tri giác?

⇒ Phản ánh những thuộc tính chung bên ngoài của một loạt sự vật, hiện tượng cùng loại. 

⇒ Có thể đạt đến trình độ cao không có ở động vật.

⇒ Là phương thức phản ánh thế giới trực tiếp.

⇒ Luôn phản ánh một cách trọn vẹn theo một cấu trúc nhất định của sự vật hiện tượng. 

Đáp án tự luận Tâm Lý Học Đại Cương – EG07 – EHOU

Câu 1: Những hiện tượng sau thuộc vào quy luật nào của đời sống tâm lý cá nhân:

1. Tay cầm bầu rượu nắm nem, mà Anh quên hết lời em dặn dò……………………………………………

2. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn………………………………………………………

3. Giận thì giận mà thương càng thương……………………………………………………………………………….

4. Đã học được nửa kỳ tiếng Anh mà khi phát âm, An vẫn phát âm theo tiếng Việt……………………..

5. Chúng ta không nghe được tiếng rơi của hạt bụi……………………………………………………………….

6. Đã 10 năm không gặp lại Bình, An nói: Bình chẳng già đi tí nào, vẫn như xưa……………………….

7. Tý vẫn cố gắng luyện phát âm bằng cách ngày nào cũng nghe catxet mà vẫn không phát âm tốt hơn chút nào ……………………………………

8. Ra đình ngã nón trông đình……………………………………………………………………………………………

9. Núi sông dễ đổi, lòng người khó thay…………………………………………………………………………….

10. Dù tức giận đến mấy anh ta vẫn tỏ ra bình thường…………………………………………………………….

11. Em bảo anh đi đi, sao anh không đứng lại………………………………………………………………………

12. Dù ai nói ngã nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân………………………………………….

13. Có công mài sắt có ngầy nên kim………………………………………………………………………………….

14. Dù cố gắng đến mấy nó cũng không tập trung được vào bài học……………………………………….

15. Mẹ thương con, thương luôn đồng chí……………………………………………………………………………

4.4/5 - (31 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
4.4/5 - (31 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

144 Bình Luận “Tâm Lý Học Đại Cương – Đáp Án Trắc Nghiệm Môn EG07 /EG47 – EHOU”

  1. Cho em hỏi:
    1. Khi đến bến xe buýt không phải trong giờ “cao điểm” mà thấy quá đông người đợi, bạn nghĩ rằng xe đã bỏ đi
    2. Có lần, khi về nhà cậu con nhỏ lặng lẽ và âm thầm khác thường, bà liền nghĩ rằng nó bị ốm hay giở trò gì đây
    1 trong hai cái trên cái nào là đặc điểm của tư duy được thể hiện trên và giải thích

    Hãy xác định phương pháp nào thúc đẩy nhiều nhất sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em? tại sao vậy?
    Trong một công trình nghiên cứu được tiến hành với 2 trẻ sinh đôi cùng trứng 2 trẻ được dạy xây dựng thiết kế theo 2 phương pháp khác nhau 1 bé được dạy theo phương pháp bắt chước trẻ phải xây dựng cái nhà theo mẫu đã có sẵn còn bé còn lại được vậy xây nhà bằng phương pháp khác chỉ đưa cho trẻ mẫu ngôi nhà không phân chia chi tiết trẻ phải tự chọn vật liệu xây dựng và xây nên cái nhà theo hình dáng đã cho

    1. Ở Đức, năm 1825, có đăng tin về Caxpa Haode, ngay từ nhỏ đã bị nhốt trong hầm kín và anh ta đã sống ở đó rất nhiều năm. Chỉ sống bằng những thứ người ta ném xuống. Về mặt thể lực, anh ta yếu hơn hẳn những người phát triển bình thường, thậm chí yếu hơn cả những đứa trẻ được thú vật nuôi, nhưng về mặt trí tuệ thì hầu như không khác gì những đứa trẻ được thú vật nuôi, mặc dù được người ta phát hiện thì anh ta đã khoảng 16 – 17 tuổi”

      Dựa vào bản chất của tâm lý người, Anh/Chị hãy phân tích về nội dung trên.

    2. 1. Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph. ăng ghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều nhưng hong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều” (Biện chứng của tự nhiên).

      Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác ở con người được cắt nghĩa bởi cái gì?

      2. Hãy tìm ra trong các ví dụ dưới đây những ví dụ nào mô tả sự thể hiện các cảm giác? Tại sao? a. Một em bé gái 4 tuổi đi đến tấm lịch để bàn. Khi chỉ vào số 6, bé nói: “Chị Giang kí tên chỗ này”. Sau đó, trong các số 16; 26 bé lại tìm ra số 6 và lại nói: “Chị Giang kí ở đây nữa. cả đây nữa”. b. ở nhà trẻ, người ta đưa cho các cháu một số đồ vật có hình dáng giống nhau nhưng màu sắc khác nhau. Sau đó giơ lên một cái có màu xanh dương, rồi bảo các cháu tìm các vật giống như thế. c. ở nhà trẻ, các cháu được chơi lô tô: trên các tấm bìa nhỏ có vẽ 10 đồ vật. Các cháu phải tìm trên tấm bìa của mình hình vẽ của một đồ vật nào đó mà cô giáo đưa ra. d. Trong một lớp mẫu giáo, người ta tiến hành một lớp học như sau: đưa cho các cháu 5 con lắc có hình dáng giống nhau, nhưng âm thanh khác nhau. Từng cháu sẽ lắng nghe âm thanh của một con lắc nào đó và phải tìm ra đúng con lắc có âm thanh đó. e. Giáo viên cho học sinh lớp 1 hai số 5 và 3. Một học sinh trả lời: “5 không bằng 3, 5 lớn hơn 3 hai đơn vị, 3 nhỏ hơn 5 hai đơn vị”. g. Học sinh đang chăm chứ làm bài kiểm tra. Bỗng ở ngoài cửa sổ có tiếng còi ô tô vang lên. Nhiều học sinh đã dừng bút lại.

      3. Khi nghiên cứu khả năng nghe các âm cao, người ta phát hiện ra rằng, độ nhạy cảm với những khác biệt nhỏ về độ cao ở các nhạc công pianô và viôlông là không giống nhau. a. Độ nhạy cảm ở người nào cao hơn? b. Giải thích điều đó như thế nào?

      4. Quy luật nào của cảm giác được thể hiện trong mỗi ví dụ dưới đây? a. Một mùi khó chịu tác động lâu sẽ không gây cảm giác nữa. b. Sau khi nhúng tay vào nước lạnh, một vật nóng 30oc được cảm nhận như một vật ấm, mặc dù nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ bình thường của da tay. c. Sau khi kích thích nhẹ (gần tới ngưỡng) vào mắt bằng một màu nào đó, thì độ nhạy cảm của mắt đối với một màu khác bổ sung sẽ tăng lên trong một thời gian dài. d. Dưới ảnh hưởng của vị ngọt của đường, độ nhạy cảm màu sắc đối với màu da cam bị giảm xuống. e. Dưới ảnh hưởng của sự kích thích mắt bằng ánh sáng màu đỏ trước đó, thì độ nhạy cảm của mắt trong bóng tối tăng lên. g. Dưới ảnh hưởng của một số mùi, người ta thấy độ nhạy cảm của thính giác tăng lên rõ rệt. h. Các tài liệu thực nghiệm và kinh nghiệm sống hằng ngày cho thấy: vị trí của âm thanh mà ta nghe thấy thường bị ta lầm tưởng theo hướng của các đối tượng mà ta nhìn thấy và nó có khả năng phát ra âm thanh (ví dụ, khi xem chiếu bóng chẳng hạn).

      5. Quy luật nào của cảm giác được thể hiện trong mỗi ví dụ sau đây? a. Sau khi đã đứng trên xe buýt một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi mồ hôi nồng nặc mất đi, còn người vừa mới lên xe thì lại cảm thấy rất khó chịu về mùi đó. b. A.N. Xriabin và N.A. Rmxki – Cooxacôp (các nhạc sĩ Nga nổi tiếng) có thích giác màu, nghĩa là nghe thấy các âm thanh với những màu sắc khác nhau. c Người mù định hướng trong không gian chủ yếu là dựa vào các cảm giác đụng chạm, sờ mó, khứu giác, vận động giác và cam giác rung. d. Khi dấp nước lạnh lên mặt thì độ tinh của mắt người phi công tăng lên. e. Khi tăng độ chiếu sáng của phòng hoà nhạc, thì các âm thanh không đáng kể ở sân khấu trở nên to hơn đối với các khán giả.

      Dưới đây có 3 cách trả lời, hãy chọn xem cách trả lời nào đúng hoàn toàn:

      1. a) biến đổi khứu giác; b) sự tác động qua lại giữa các cơ quan phân tích; c) sự tăng cảm; d) sự chuyển cảm giác; e) sự tăng cảm.

      2. a) sự thích ứng; b) sự chuyển cảm giác; c) sự tổ chức cảm giác đặc biệt; d) sự tăng cảm; e) sự tăng cảm.

      3. a) sự thích ứng; b) đặc trưng của thính giác tuyệt đối; c) sự rèn luyện độ nhạy cảm; d) sự tăng cảm; e) sự chuyển cảm giác.

      6. Quy luật nào của cảm giác cắt nghĩa sự biến đổi độ tinh của mắt?

      Người ta đo độ tinh của mặt ở các trẻ mẫu giáo. Các cháu phải đứng ở những độ xa khác nhau để nhận ra các hình được đưa ra.

      Sau đó, các cháu phải nhận ra cũng các hình đó trong trò chơi “săn thú”, mà theo các hình đó trẻ phải tìm ra chỗ ẩn náu của thú dữ. Trong trò chơi, người ta thấy độ tinh của mắt ở trẻ lớn hơn nhiều.

      7. Các kết quả nghiên cứu về sự tri giác của con người đối với con người đã chỉ ra rằng: các nhà biên đạo múa thường hay phân biệt các đặc điểm của tay và chân những người mà họ tri giác nhiều hơn 12 lần so với các chủ thể tri giác khác, còn giáo viên lại thường hay phân biệt các đặc điểm ngôn ngữ của những người mà họ tri giác nhiều hơn 8 lần so với các chủ thể tri giác khác. Xu hướng tập trung như thế vào những dấu hiệu rất xác định trong bộ mặt hay hành vi của người khác được cắt nghĩa bởi cái gì? Hiện tượng đó trong tâm lý học gọi là gì?

      8. Hãy nhìn vào hình lập phương bên dưới. Mặc dù hình lập phương ở đây là hình phẳng. nhưng ta vẫn tri giác nó như là một hình khối. Hơn nữa, hình này khó hình dung là hình phẳng hơn là hình ba chiều (hình nổi). Hiện tượng tương tự như vậy cũng được quan sát thấy cả khi ta xem những bức tranh: các đồ vật được trình bày ở tranh được chúng ta tri giác như là những hình khối hình không gian ba chiều.

      Giải thích đặc điểm này của tri giác như thế nào?

      9. Người ta đã kể về Galilê rằng, có một lần, lúc còn thanh niên, ông đã nhìn lên chiếc đèn chùm bằng đồng của Cha cả B. Chenlin. Gió thổi qua cửa sổ đã làm cho chiếc đèn khẽ đung đưa. Galilê bắt đầu đo thời gian dao động của cái đèn theo nhịp tim của mình. Chàng thanh niên bất chợt phát hiện ra rằng, thời gian dao động của chiếc đèn luôn luôn xác định. Định luật dao động của con lắc đã được tìm ra như vậy đó!

      Hình thức tri giác nào được mô tả trong ví dụ trên? Hãy nêu những điều kiện giúp cho loại tri giác này phát triển tốt nhất ở trẻ em.

      10. a) Năng lực được mô tả dưới đây của con người phụ thuộc vào quy luật nào của tri giác? b) Máy điện tử hiện đại có thể có năng lực đó hay không?

      Con người có thể thoáng nhìn đã nhận ra bất cứ một hình nào, ví dụ hình vuông, mà không phụ thụ thuộc vào chỗ nó to hay nhỏ, đặt thẳng đứng hay nghiêng, được vẽ bằng màu trắng trên nền đen hay bằng màu đen trên nền trắng hoặc được kẻ bằng đường viền một cách đơn giản. Hơn nữa, con người còn nhận ra hình vuông cả trong trường hợp nếu tờ giấy trên đó vẽ hình vuông được đặt nghiêng sao cho ảnh của hình vuông trên võng mạc trông như một hình bình hành.

    3. Trương Trang

      Bài tập 2: Hãy tìm ra trong các ví dụ dưới đây, những ví dụ nào mô tả sự thể hiện các cảm giác? Tại sao?

      Một em bé gái 4 tuổi đi đến tấm lịch để bàn. Khì chỉ vào số bé nói: “Chị Giang ký tên chỗ này. Sau đó, trong các số 16, 26 bé lại tìm ra số 6 và lại nói: “Chị Giang ký ở đây nữa, cả đây nữa”.

      Ở nhà trẻ, các cháu được chơi lô tô trên các tấm bìa nhỏ có vẽ 10 đồ vật. Các cháu phải tìm trên tấm bìa của mình hình vẽ của một đồ vật nào đó mà cô giáo đưa ra.

      Ở nhà trẻ, người ta đưa cho các cháu một số đồ vật có hình dáng giống nhau nhưng màu sắc khác nhau. Sau đó giơ lên một cái có màu xanh dương, rồi bảo các cháu tìm các vật giống như thế.

      Trong một lớp mẫu giáo, người ta tiến hành một lớp học như sau: đưa cho các cháu 5 con lắc

      có hình dáng giống nhau, nhưng âm thanh khác nhau. Từng cháu sẽ lắng nghe âm thanh của một con lắc nào đó và tìm ra đúng con lắc có âm thanh đó. Giáo viên cho học sinh lớp 1 hai số 5 và 3. Một học sinh trả lời: “5 không bằng 3, 5 lớn hơn

      3 hai đơn vị, 3 nhỏ hơn 5 hai đơn vị”.

      Học sinh đang chăm chú làm bài kiểm tra. Bỗng ở ngoài cửa sổ có tiếng còi ô tô vang lên. Nhiều học sinh đã dùng bút lại.

  2. Bài tập 1: Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph. Ăngghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng các vật mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều”.
    Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác ở con người được cắt nghĩa bởi cái gì?
    Bài tập 2: Trong một công trình nghiên cứu khoa học về phẩm chất của ý chí, người ta đã đặt câu hỏi: Người như thế nào thì được gọi là người vững vàng (kiên định)? Người như thế nào thì được gọi là người độc lập? Một số đối tượng đã gọi người vững vàng là người “trong khi tranh cãi không bao giờ nhượng bộ ai cả”, “không bao giờ nghe người khác, luôn làm theo ý mình”, “không quan tâm tới lời khuyên của bạn bè”; còn người độc lập là người “sống theo ý mình, không phải nghe lời ai cả”.
    Sai lầm của câu trả lời trên là ở chỗ nào?

    1. Hãy chỉ ra trong đoạn mô tả đặc điểm nhân cách dưới đây những chi tiết nào thể hiện các nét tính cách, những chi tiết nào thể hiện các thuộc tính của khí chất? Tại sao?

      Quyên lên 8 tuổi. Bé là một em gái hoạt bát, yêu đời, sôi nổi, tốt bụng nhưng hay tị nạnh, cố làm mình nổi bật trong tập thể để được mọi người khen. Em là người quảng giao, nhưng rất hay hờn giận. Em hứng thú với nhiều thứ, nhưng hứng thú của em không ổn định. chóng nguội đi. Em chú ý nhiều đến vẻ ngoài của mình: ngồi hàng giờ trước gương, thay đổi các bím tóc thắt đi thắt lại chiếc nơ… Em hoạt động tích cực trong tập thể nhưng nếu trong công tác chung phải phụ thuộc vào một bạn nào đó thì mất ngay sự hào hứng với công việc, trở nên bàng quan với mọi việc.

    2. khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, PH.Ăngghen đã viết: l chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng các vật mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều”.
      Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác ở con người được cắt nghĩa bởi cái gì?

    3. Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph. ăng ghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều nhưng hong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều” (Biện chứng của tự nhiên).

      Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác ở con người được cắt nghĩa bởi cái gì?

    1. Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Vấn đề chỉ trở nên “Tình huống có vấn đề” khi chủ thể nhận thức được tình huống có vấn đề, nhận thức được mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề, chủ thể phải có nhu cầu giải quyết và phải có những tri thức liên quan đến vấn đề. Chỉ trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện.
      Ví dụ: Nếu đặt câu hỏi “giai cấp là gì ?” Với học sinh lớp 1 thì sẽ không làm học sinh phải suy nghĩ. Nếu cho bài toán : 2(x+1) = ? thì với học sinh lớp 2 tư duy sẽ không xuất hiện.

  3. tại sao những trẻ nhỏ, mặc dù được nuôi dưỡng rất đầy đủ và vệ sinh, nhưng không được giao tiếp đầy đủ về số lượng và phong phú về nội dung với các trẻ khác, thì sự phát triển thần kinh và tâm lý thường bị trì trệ, bị mắc chứng gọi là “bệnh do nằm viện”

    1. Hãy phân tích các quy luật của tri giác. Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.

  4. Câu 1: Hãy phân tích các quy luật của tri giác. Từ đó rút ra những kết luận sưu phạm cần thiết
    Câu 2: trong ca dao , tục ngữ Việt Nam có câu:
    “Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
    Bằng kiến thức tâm lý đã học, hãy phân tích nội dung tâm lí được thể hiện trong câu ca dao trên.
    Câu 3: Hãy giải thích tại sao những trẻ nhỏ, mặc dù được nuôi dưỡng rất đầy đủ và vệ sinh, nhưng không được giao tiếp đầy đủ về số lượng và phong phú về nội dung với các trẻ khác, thì sự phát triển thần kinh và tâm lý thường bị trì trệ, bị mắc chứng gọi là “bệnh do nằm viện” (hospitalism?)

    1. Câu 3:
      Định nghĩa giao tiếp: giao tiếp là quá trình tiếp xúc về mặt tâm lí giữa người và
      người nhằm trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm và để vận hành các mqh xã hội.
      Vai trò của giao tiếp:
      – Cùng với hoạt động, giao tiếp giữ vai trò quyết định đối với sự hình thành, phát
      triển tâm lí, ý thức ở con người vì:
      + Nhờ giao tiếp giúp con người lĩnh hội được tri thức kinh nghiệm của thế
      hệ trước để tạo ra kinh nghiệm và tâm lí của bản thân.
      + Thông qua giao tiếp giúp con người đánh giá được lẫn nhau để hình thành
      cảm xúc, tình cảm, tự ý thức giáo dục.
      + Nhờ giao tiếp giúp con người giảm bớt căng thẳng, thần kinh tránh khỏi sự
      cô đơn hẫng hụt cảm xúc.
      Liên hệ thực tiễn:
      – Giao tiếp hình thành cảm xúc tình cảm vì trẻ học cách biểu hiện cảm xúc tình
      cảm vì trẻ học cách biểu hiện cảm xúc từ mọi người xung quanh.
      – Nảy sinh sự giúp đỡ.
      – Giảm bớt căng thẳng, chia sẻ tình cảm tâm tư.
      => Trong GDMN, người giáo viên cần tạo môi trường giúp trẻ giao lưu, giúp
      những trẻ kém chủ động hơn trong hoạt động giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng.

  5. Câu 1: Hãy phân tích các quy luật của tri giác. Từ đó rút ra những kết luận sưu phạm cần thiết
    Câu 2: Hãy giải thích tại sao những trẻ nhỏ, mặc dù được nuôi dưỡng rất đầy đủ và vệ sinh, nhưng không được giao tiếp đầy đủ về số lượng và phong phú về nội dung với các trẻ khác, thì sự phát triển thần kinh và tâm lý thường bị trì trệ, bị mắc chứng gọi là “bệnh do nằm viện ” (hospitalism?)
    Câu 3: trong ca dao , tục ngữ Việt Nam có câu: “Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” Bằng kiến thức tâm lý đã học, hãy phân tích nội dung tâm lí được thể hiện trong câu ca dao trên.

    1. Câu 1: Bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau. Vẩy một giọt mực vào tờ giấy trắng, rồi gấp đôi từ giấy lại để có hai hình loang lổ đối xứng nhau qua đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì? Sau đó bạn đưa cho một người khác xem và hỏi họ xem nó giống cái gì? Thường thì ý kiến của họ không giống với ý kiến của bạn! Tại sao vậy? Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?
      Câu 2: Các nghiên cứu ở những trẻ em bị chó sói nuôi từ nhỏ đều kết luận: “ Chúng không có tâm lý người, không có bản tính người”. Theo anh( chị) hiện tượng trên thể hiện điều gì của tâm lý người? Lý giải hiện tượng đó theo quan điểm duy vật biện chứng

  6. Câu 1. Từ những tri thức đã học hãy phân tích bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người.
    Câu 2. Tri giác là gì? nêu nhưng quy luật của tri giác, phát triển quy luật tổng giác và nêu ý nghĩa của nó trong đời sống:
    Câu 3. So sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
    câu 4. Nhân cách là gì, những đặc điểm của nhân cách?
    Câu 5. Nhân cách là gì? hãy trình bày những con người đang hình thành và phát triển nhân cách.

    1. Câu 1. Từ những tri thức đã học hãy phân tích bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người.
      Trả lời.

      Tân lý chính là một thuộc tính của một vật chất có tổ chức cao, là hình thức phản ánh đặc biệt của chủ thể đối với hiện thực khách quan (tâm lý học là một khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của con người đó là trí nhớ, chú ý các hiện tượng về tình cảm, về nhân cách, Bản chất của tâm lý người chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định tâm lý người là sự khẳng định phản ánh của hiện tượng khách quan thông qua chủ thể chân lý người có bản chất xã hội – lịch sử tâm lý người là phản ánh hiện thực khách quan vào thông qua chủ thể bản chất xã hội của tâm lý người.
      Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan và chức năng của não kinh nghiệm xã hội lịch biến thành cái riêng của mỗi người, tâm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ tâm lý người cơ bản mang tính lịch sử.Bản chất xã hội và tính tâm lý người thể hiện như sau: Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định thể hiện qua mối quan hệ đạo đức, pháp quyền mối quan hệ giữa con người với con người.Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ, con người vừa là thực thể tự nhiên vừa làm thực thể xã hội, là một thực thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một chủ thể tích cực, chủ thể sáng tạo, tâm lý của con người là sản phẩm của con người với tư cách là một chủ thể của xã hội vì thế tâm lý mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người. Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội thông qua hoạt động giao tiếp và mối quan hệ của con người trong xã hội mang tính quyết định, tâm lý của con người hình thành và phát triển biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng.
      Tóm lại: Tâm lý người có nguồn gốc xã hội vì thế phải giao dục môi trường XH, nền văn hoá XH trong đó con người sống và cần phải tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành và phát triển tâm lý con người.

      Câu 2. Tri giác là gì? nêu những quy luật của tri giác, phát triển quy luật tổng giác và nêu ý nghĩa của nó trong đời sống:
      Trả lời.

      Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng ta trực tiếp tác động vào các giác quan (khác với cảm giác) tri giác không phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng mà phản ánh sự vật nói chung sự vật trong tổng hòa các thuộc tính cơ bản của nó, đặc điểm khác biệt cơ bản của tri giác với cảm giác là tính trọn vẹn của nó với tri giác đem lại cho ta hình ảnh của sự vật hiện tượng.
      – Quy luật cơ bản của tri giác + quy luật về tính lựa chọn của tri giác là khả năng tách đối tượng ra khỏi sự vật xung quanh ví dụ như chúng ta nhìn thấy hình ảnh người quen trong đám đông, người mẹ trẻ nghe thấy con khóc trong đêm
      + Quy luật về tính có ý nghĩa biểu hiện của tri giác cho chúng ta biết được thêm thông tin về những sự vật cùng loại (VD như hình ảnh ngôi nhà có sự phối hợp của tư duy)
      + Quy luật về tính ổn định: Biểu tượng tri giác không thay đổi khi hoàn cảnh tri giác đã thay đổi (VD biểu tượng giấy trắng không thay đổi khi chúng ta không quan sát nó trong điều kiện ban ngày dưới ánh sáng trắng
      + Quy luật tổng quát một biểu tượng được hình thành là do tác động của các yếu ttố tâm lý nhu cầu, cảm xúc đặc biệt, nhân cách do sự kết hợp của những giác quan (VD: sự kết hợp giữa thị giác và thính giác)
      + Tri giác nhắm: là sự phản ánh sai lầm của sự vật hiện tượng khách quan đó có thể do yếu tố vật lý (VD: chúng ta nhìn thấy thiết bị trong cốc nước)
      – Quy luật tổng giác và ý nghĩa của nó: Ngoài nhưng nhân tố bên ngoài nó còn chịu những ảnh hưởng của một loại những nhân tố nằm bên trong bản thân của chủ thể tri giác, không phải bản thân tri giác mà là một con người cụ thể sống động đang tri giác, đó là những đặc điểm nhân cách của tri giác, thái độ của họ đối với cái được tri giác, nhu cầu hứng thú, sở thích tình cảm của họ, sự phụ thuộc của tri giác vào những nhân tố đời sống tâm lý con người, vào những đặc điểm nhân cách của họ luôn luôn được thực hiện ở một mức độ nhất định trong sự tri giác của họ (VD tuỳ thuộc vào tâm trạng của chúng ta vui hay buồn mà cảnh sinh vật xung quanh cũng được tri giác của chúng ta tiếp nhận một cách khác nhau hay ta ghét ai chỉ thấy người ấy là những cái xấu xa, còn thích ai chỉ toàn thấy họ toàn những cái đẹp. Tất cả đều đó nói nên rằng tri giác của một quá trình tích cực có thể điều khiển được nó.

      Câu 3. So sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
      Trả lời.

      Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác. Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng ta trực tiếp xác lập vào các giác quan.
      Đặc điểm là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sinh vật chứ không phản ánh sinh vật hiện tượng một cách trọn vẹn, phản ánh sự vật hiện tượng một cách trực tiếp.
      Cơ sở sinh lý của tri giác là sự hoạt động của từng cơ quan phân tích riêng lẻ toàn bộ sự phong phú của những cảm giác ở con người được hình thành trên cơ sở hoạt động phản sạ có điều kiện.
      Tri giác: Là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng ta đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
      Đặc điểm: là quá trình tâm lý, là một quá trình nhận thức biểu tượng của tri giác mang tính tổng quát trọn vẹn và tính cấu trúc. Cơ cấu tâm lý của tri giác là những phản xạ có điều kiện hoạt động phối hợp của những cơ quan phân tích.
      Nhận thức lý tính tư duy: là một khái niệm quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất có tính quy luật và tính hiện tượng mà trước đó mà ta chưa biết. Tính có vấn đề nói lên mâu thuẫn của một sự vật trong một hoàn cảnh tình huống cụ thể, tính khái quát và trừu tượng, tư duy quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, quan hệ mật thiết nhận thức và tình cảm, tư duy mang bản chất xã hội, nhận thức lý tính phản ánh các thuộc tính bản chất bên trong của quy luật.
      Đặc điểm chung của cảm giác và tri giác: nó phản ánh bên ngoài của sự vật, hiện tượng nó tác động trực tiếp, có tính chất cá thể mang tính chất khái quát.
      Đặc điểm: riêng cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ là sự hoạt động của một cảm giác đơn lẻ một cách trọn vẹn, là sự phối hợp của nó các thuộc tính riêng lẻ tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn tri giác là một hoạt động tích cực.

      Câu 4: Nhân cách là gì, những đặc điểm của nhân cách:
      trả lời.

      Đây là một khái niệm trung tâm của tâm lý hộc, đây là những vấn đề rất phức tạp về mặt lý luận nhưng nó có ý nghĩa to lớn đặc biệt về mặt thiết thực, bởi vì những vấn đề về nhân cách là sự thể hiện cao nhất của sự phát triển tâm lý con người, viêc nghiên cứu nhân cách tạo ra cơ sở khoa học để mà so mục tiêu các nội dung phương pháp và hình thức tác động và bồi dưỡng con người phát triển toàn diện hài hòa nhất là đối với thế hệ trẻ, để hệ số nhân cách trong tâm lý học trước hết chúng ta cần phân biệt được khái niệm sau: con người nói chung và cá nhân con người khái niệm về con người, cá nhân cá tính và nhân cách, con người là những cá nhân có thực, là một thực thể lưỡng điện, hay con người là một thực thể tự nhiên, là một thực thể xã hội.
      Với tư cách là một thực thể tự nhiên đỉnh cao của sự phát triển của thế giới vật chất, với những hình ảnh, ảnh kia là một thực thể của xã hội thì con người muốn sinh ra và hình thành thì phải được sống với người khác sống trong xã hội, mặt khác để tồn tại và phát triển thì con người phải hoạt động giao lưu với nhau phải thiết lập những quan hệ xã hội chính nhờ những nhân cách và bản chất nhưng con người mới hoàn thành và phát triển cá nhân khi nói đến khái niệm cá nhân thì người ta chú trọng đến mặt xã hội của con người là một thành viên của xã hội không phân biệt về mặt giới tính, tôn giáo cũng như về mặt lứa tuổi, sức khoẻ và địa vị xã hội, khái niệm cá tính chỉ những cái độc đáo riêng biệt có một không hai của con người khi đó để phân biệt cái này với cái khác, nhân cách là toàn bộ những cái đặc điểm, phẩm chất chân lý cá nhân quy định giá trị xã hội với những cái hành vi của họ nhân cách không chỉ tự nhiên sinh ra trên cơ sở cá nhân tổng hòa các quan hệ xã hội, tổng hoà bằng hai con đường giaodu quá trình sự lĩnh hội của cá nhân để chiếm lĩnh những tinh hoa của nền kinh tế văn hoá xã hội, nhân cách không chỉ là một chủ thể hoạt động có ý thức hoạt động trẻ em sinh ra chưa có nhân cách, đến ba năm sau mới có ý thức và nhân cách đến sáu tuổi nhân cách của đứa trẻ đã tương đối hoàn chỉnh sau này được củng cố và phát triển, nhân cách còn ở những giá trị xã hội, giá trị con người được tạo nên.
      Các đặc điểm của nhân cách: có bốn đặc điểm nhân cách.

      – Tính ổn định của nhân cách: là một tổng hoà đặc điểm thuộc tính tương đối ổn định và có nhân cách ví dụ như những phẩm chất, thế giới quan, nhân sinh quan tính hoặc ác của con người năng lực chuyên môn nhờ có cá tính ổn định cho nên chúng ta có thể đánh giá về đặc điểm của con người là có thể dự đoán về xu hướng thực hiện trong thái độ và hành vi tương ứng, cho nền giáo dục con người trước hết phải giáo dục nhận thức không phải lúc nào trong cá nhân cũng có sự thống nhất về ba mặt đó. Có nhiều hiểu biết về sự vật hiện tượng, luật pháp mà chúng ta biết làm như vậy sẽ phạm tội.
      – Muốn có những hành vi thống nhất qua thái độ nhận thức cá nhân bị đấu tranh với nhưng phải có ý thức và nghị lực cho nên hiểu biết biểu hiện cao cả của nhân cách là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm.
      – Tính giao lưu của nhân cách: nhân cách của con người hình thành và thông qua hoạt động và giao lưu con người không có mối quan hệ tự nhiên với xã hội với các thành phần khác thì không thể được giao lưu được coi là hoạt động đặc trưng đặc thù của con người chính vì thế “ Luận cương của PHơ bách “ mác đã nói, trong tính trong tính hiện thực cao nó mang bản chất của con người là sự đồng hoà các mối quan hệ xã hội một trong những biểu hiện của con người hiện tại là khả năng hợp tác biết sống hài hoà với thiên nhiên, biết liên hệ với người khác.
      – Nhân cách có tính tích cực: nhân cách của con người là một chủ thể với ý thức trong cơ sở hoạt động của con người đều xuất phát tự động có mục đích nhất định nào đó chính động cơ mục đích đó là động lực thúc đẩy là cơ sở tạo lên tích tích cực của con người. Nói đến nhân cách nói đến hình thức chủ thểm hình thức mục đích của hoạt động ở đây là vấn đề hết sức cốt loix không phải chỉ ở nhân cách mà có trong hoạt động xã hội đối với con người vấn đề lợi ích hết sức quan trọng

      Câu 5. Nhân cách là gì ? hãy trình bày những con người đang hình thành và phát triển nhân cách.
      Trả lời.

      Nhân cách: Những con người đang hình thành và phát triển nhân cách cơ chế phát triển nhân cách, cơ chế phát triển nói chung của con người có những quan điểm cơ chế lay 1 (cho đứa trẻ tự tiếp xúc và chiếm lĩnh hiệu quả không cao)
      Cơ chế xã hội (bố mẹ cùng giúp đỡ đứa trẻ sẽ làm cho trẻ thụ động) cơ chế tay đôi, giáo dục và phát triển nhân cách, giáo dục nhưng tri thức đã học về nhân cách hay phát triển hai câu thơ của bác Hồ: (hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nào do giáo dục mà nên.)
      Kn: hiền dữ. Hiền chính là người có nhân cách tích cực, dữ là người có nhân cách tiêu cực. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định khái niệm ở đây được hiểu theo nghĩa rộng nó không chỉ giáo dục của nhà trường mà còn có sự giáo dục của gia đình và xã hội nó không chỉ có trong tầng lớp mà còn có ngoài lớp, ngoài trường giáo dục không chỉ định hướng vào sự phát triển trí tuệ mà còn hướng về sự hoàn thiện, giáo dục còn có thể đào tạo trước chuẩn mực của tầng lớp người đáp ứng yêu cầu của xã hội giáo dục luôn là hệ thống thống nhất từ thấp đến cao, nó có thể bao gồm những lực lượng, những hình thức nhưng tất cả đều hướng vào mục tiêu chung là đào tạo và phát triển nhân cách và đặc biệt phát triển đặc biệt nhân cách, đặc biệt cho thế hệ trẻ. Hệ thống giáo dục bao gồm vè nhưng nội dung hình thức phương pháp giáo dục để tạo ra được nội dung là những cái gì đó mang tính hiện đại, khoa học là những cái gì đó mang tinh hoa nhất cho nền văn hoá nhân loại cho nên chúng ta thấy được thực tiễn giáo dục luôn đặt ra đối với nội dung.
      Phương pháp giáo dục luôn đòi hỏi tiên tiến hiện đại, nó không phải hướng vào phát triển tư duy sáng tạo mà ngày nay người ta chủ động dạy cách học, cách tự nghiên cứu là chính để tiến tới chuyển giáo dục thành quá trình tự giáo dục được tiến hành bởi những đội ngũ và những người được đào tạo chuyên môn, có trình độ, có phương pháp cho nên hiệu quả giáo dục rất cao nhất là đối với giáo dục nhà trường tất cả những điều kiện câu nói của bác là đúng đắn nói nên vai trò chủ đạo là giáo dục hiểu rõ hơn quan điểm của nó trong việc giáo dục. Hoạt động là sự phát triển nhân cách có thể nói hoạt động nhân cách trong đó yếu tố giáo dục tu dưỡng có vai trò trực tiếp quyết định đến sự phát triển và hình thành nhân cách bởi vì một cá nhân sinh ra có thể có lợi, về bẩm sinh di truyền về hoàn cảnh sống.
      Về giáo dục, nhưng nếu cả nhân tố đó không hoạt động, không lĩnh hội, không tu dưỡng rèn luyện thì không có được sự phát triển cho nên các yếu tố vai trò hoạt động của con người có vai trò trực tiếp hoạt động. Theo các nhà nghiên cứu cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động kế tiếp nhau từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tâm lý nhân cách của con người được hình thành và phát triển, được hoạt động và phát triển yếu tố tu dưỡng tự rèn luyện của cá nhân giữ vai trò trực tiếp.
      Giao Lưu và sự phát triển nhân cách: giao lưu là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người để mà trao đổi với nhau những thông tin cần thiết, giao lưu tạo ra các quan hệ giữa con người với con người và các quan hệ xã hội nhưng giao lưu của nhân cách mà con người phải thông qua giao lưu giao tiếp để học hỏi cái hay truyền đạt kinh nghiệm cho nhau nhất là thế hệ trẻ.
      Tập thể và sự phát triển của nhân cách tập thể là một nhóm người chính thức có ít người trí thức trở lên một tập hợp những con người có sự thống nhất với nhau về mặt mục đích và về sự phối hợp hành động và có một văn bản pháp quy quy định tập thể vì những cái gương soi mà có thể thấy được cái hay cái dở. Trong tập thể cũng có những quy định chuẩn mực để mà điều chỉnh thái độ và hành vi của mỗi cá nhân đặc biệt là dư luận để điều chỉnh cho nên tập thể được coi là biện pháp giáo dục con người vô cùng là một con đường phát triển nhân cách.

    2. Vẩy một giọt mực vào tờ giấy trắng,rồi gấp đôi tờ giấy lại để có 2 hình loang lổ đối xứng nhau qua đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì? Sau đó bạn đưa một bạn khác xem và hỏi bạn đó xem nó giống cái gì? Thường thì ý kiến của họ không giống với ý của bạn. Tại sao vậy? Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?

    1. Trả lời .
      Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng ta trực tiếp tác động vào các giác quan (khác với cảm giác) tri giác không phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng mà phản ánh sự vật nói chung sự vật trong tổng hoà cácthuộc tính cơ bản của nó , đặc điểm khác biệt cơ bản của tri giác với cảm giác là tính trọn vẹn của nó với tri giác đem lại cho ta hình ảnh của sự vật hiện
      tượng.
      – Quy luật cơ bản của tri giác + quy luật về tính lựa chọn của tri giác là khả năng tách đối tượng ra khỏi sự vật xung quanh ví dụ như chúng ta nhìn thấy hình ảnh người quen trong đám đông, người mẹ trẻ nghe thấy con khóc trong đêm
      + Quy luật về tsinh có ý nghĩa biểu hiện của tri giác cho chúng ta biết được thêm thông tin về những sự vật cùng loại (VD như hình ảnh ngôi nhà có sự phối hợp của tư duy)
      + Quy luật về tính ổn định: Biểu tượng tri giác không thay đổi khi hoàn cảnh tri giác đã thay đổi (VD biểu tượng giấy trắng không thay đổi khi chúng ta không quan sát nó trong điều kiện ban ngày dưới ánh sáng trắng
      + Quy luật tổng quát một biểu tượng được hình thành là do tác động của các yếu tố tâm lý nhu cầu, cảm súc đặc biệt, nhân cách do sự kết hợp của những giác quan (VD: sự kết hợp giữa thị giác và thính giác)
      + Tri giác nhắm: là sự phản ánh sai lầm của sự vật hiện tượng khách quan đó có thể do yếu tố vật lý (VD: chúng ta nhìn thấy thiết bị trong cốc nước)
      – Quy luật tổng giác và ý nghĩa của nó: Ngoài nhưng nhân tố bên ngoài nó còn chịu những ảnh hưởng của một loại những nhân tố nằm bên trong bản thân của chủ thể tri giác, không phải bản thân tri giác mà là một con người cụ thể sống động đang tri giác, đó là những đặc điểm nhân cách của tri giác , thái độ của họ đối với cái được tri giác, nhu cầu hứng thú, sở thích tình cảm của họ, sự phụ thuộc của tri giác vào nhữnng nhân tố đời sống tâm lý con người, vào những đạc điểm nhân cách của họ luôn luôn được thực hiện ở một mức độ nhất định trong sự tri giác của họ (VD tuỳ thuộc vào tâm trạng của chúng ta vui hay buồn mà cảnh sinh vật xung quanh cũng được tri giác của chúng ta tiếp nhận một cách khác nhau hay ta ghét ai chỉ thấy người ấy là những cái sấu xa, còn thích ai chỉ toàn thấy họ toàn những cái đẹp. Tất cả đều đó nói nên rằng tri giác của một quá trình tích cực có thể điều khiiển được nó .

  7. Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu: “Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
    Bằng kiến thức tâm lý đã học, hãy phân tích nội dung tâm lí được thể hiện trong câu ca dao trên.

    1. Quy luật cảm ứng (quy luật tương phản) đó là sự tác động qua lại qua các xúc cảm và tình cảm và dương tính tích cực và tiêu cực nó mới được mạnh thêm, việc này xảy ra là đồng thời nối tiếp có quy luật di chuyển, sự di chuyển tình cảm của các chủ thể sang các đối tượng khác mà nhiều đối tượng này được xem như đồng nhất với đối tượng ban đầu các tác phẩm văn học nghệ thuật đã từng ghi lại nhiều biểu hiện cụ thể của quy luật này như :
      “Qua đình ngả nón trông đình
      Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
      Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải biết kiểm soát các thái độ cảm xúc của mình làm cho nó có tính chọn lọc tích cực để không rơi vào trạng thái “Vơ đũa cả nắm” “Giận cá chém thớt” …Quy luật pha trộn mà hai hay nhiều cảm xúc tình cảm đối lập nhau có thể cùng tồn tại ở chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau. Quy luật hình thành tình cảm, tình cảm được hình thành trên cơ sở tổng hợp nhiều cảm xúc cùng loại .
      ý nghĩa của câu ca dao : nói về tình yêu của đôi trai gái họ dành tình cảm cho nhau những người con gái này đã đi lấy chồng nhưng không vì thế mà tình yêu của người con trai phai nhạt mà hình ảnh cây đa, bến nước sân đình luôn gợi trong anh hình ảnh người thương …ở đây có sự di chuyển tình cảm của chàng trai đối với cô gái thông qua ngói của mái đình

  8. Hãy giải thích tại sao những trẻ nhỏ mặc dù được nuôi dưỡng rất đầy đặn và vệ sinh, nhưng không được giao tiếp đầy đủ về số lượng và phong phú về nội dung với các trẻ khác, thì sự phát triển thần kinh và tâm lý thường bị trì trệ, bị mắc chứng gọi là “bệnh do nằm viện” (Hospitalison).

  9. Hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau. Vẩy một giọt mực vào từ giấy rồi gấp đôi từ giấy lại để có hai hình loang lỗi đối xứng nhau qua đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì Thường thì ta kiến của họ không giống với sự kiến của bạn!
    Vì sao lại vậy ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra kết luận gì ?

    1. Quy luật nào của chi giác được thể hiện trong những tình huống sau đây
      a . Trong lòng buồn bực , mình. Thấy mọi thứ đều trở nên khó chịu kể cả. Bản nhạc du dương mà cô vốn rất yêu thích đang phát ra từ radio. B . ” Sầu đong càng lắc càng đầy ,ba thu dồn lại một ngày dài ghê “.
      C. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ .
      BT số 2 : quy luật nào của chi giác được thể hiện trong tình huống sau đây :
      A . Người học ở những vị trí khác nhau trong lớp , mặc sù hình ảnh cái bảng trong võng mạc của họ là khác nhau ( hình bình hành , hình chữ nhật ..) nhưng họ vẫn nhận thức được cái bảng hình chữ nhật.
      B. Dù đã bao năm không gặp lại , nhưng nhìn dáng đi của người ấy . Mai vẫn nhận ra đó là hùng một người bạn gắn bó với mai từ thời thơ ấu .
      C. Hiện tượng chưa thấy người đã thấy tiếng .

  10. Hãy giải thích tại sao những trẻ nhỏ, mặc dù được nuôi dưỡng rất đầy đủ và vệ sinh, nhưng không được giao tiếp đầy đủ về số lượng và phong phú về nội dung với các trẻ khác, thì sự phát triển thần kinh và tâm lý thường bị trì trệ, bị mắc chứng gọi là “bệnh do nằm viện” (Hospitalism)

  11. Hãy giải thích tại sao những trẻ nhỏ, mặc dù được nuôi dưỡng rất đầy đủ và vệ
    sinh, nhưng không được giao tiếp đầy đủ về số lượng và phong phú về nội dung với
    các trẻ khác, thì sự phát triển thần kinh và tâm lý thường bị trì trệ, bị mắc chứng gọi là
    “bệnh do nằm viện” (Hospitalism)?mình đang cần câu trả lời ai biết chỉ dùm mình với ạ

  12. Dân gian có câu
    “Giang sơn có đổi bán tính khó dời”
    “cái nét đánh chết vẫn còn.”

    a) Câu nói trên đề cập đến đặc điểm nào của nhân cách.
    b) Vận dụng kiến thức tâm lý học để giải thích tại sao như vậy.

  13. Chủ đề: Đánh giá vị trí, vai trò và tầm quan trọng của quá trình nhận thức đối với hoạt động sống của con người? Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bản thân? Cho ví dụ để chứng minh?

  14. CÂU 1 Tại sao người giáo viên tiểu học cần quan tâm đến việc hình thành và phát triển ghi nhớ có ý nghĩa cho học sinh tiểu học? Nêi kết luận sư phạm
    Câu 2 phân tích các đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học nêu kết luận sư phạm

  15. Câu 1: Ở Đức, năm 1825, có đăng tin về Caxpa Haode, ngay từ nhỏ đã bị nhốt trong hầm kín và anh ta đã sống ở đó rất nhiều năm. Chỉ sống bằng những thứ người ta ném xuống. Về mặt thể lực, anh ta yếu hơn hẳn những người phát triển bình thường, thậm chí yếu hơn cả những đứa trẻ được thú vật nuôi, nhưng về mặt trí tuệ thì hầu như không khác gì những đứa trẻ được thú vật nuôi.
    a. Tri thức nào của tâm lý học được thể hiện trong trường hợp trên?
    b. Hãy vận dụng kiến thức tâm lý đã học để giải thích hiện tượng trên.
    Câu 2: V.I Lênin đã nói: “Khi tìm hiểu con người, không nên căn cứ vào những lời người ta tự nói về bản thân mình mà phải căn cứ vào việc của họ làm. Người lãnh đạo muốn tìm hiểu kỹ về nhân viên của mình, hãy quan sát công việc của họ”.
    a. Phát biểu của Lênin nói về phạm trù nào trong khoa học tâm lý?
    b. Hãy vận dụng kiến thức tâm lý đã học để giải thích câu nói trên.
    Câu 3: Hãy vận dụng kiến thức tâm lý đã học để chỉ ra quy luật nào của cảm giác được thể hiện trong các ví dụ sau và giải thích tại sao?
    a. Một mùi khó chịu tác động lâu sẽ không gây cảm giác nữa.
    b. Sau khi nhúng tay vào nước lạnh, một vật nóng 300C được cảm nhận như một vật ấm, mặc dù nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ bình thường của da tay.

    1. Tư duy là từ ngữ chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật xung quanh đồng thời có cách ứng xử với nó, là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao, sự nhận thức một cách khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, phán đoán.

      Tư duy có khả năng khái quát hóa sự trìu tượng vì tư duy mới có thể khái quát bản chất, quy luật của các sự việc, hiện tượng. do đó, tư duy mang đến cho con người những tri thức về thế giới và các sự vật, hiện tượng trong thế giới một cách gián tiếp.

      Tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người học hỏi, rèn luyện để có tri thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó. Nói chung, tư duy của não bộ vận hành với những kỹ năng học được có thể giúp trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển mà ở đó con người dùng suy nghĩ , xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

  16. V.I Lênin đã nói: “Khi tìm hiểu con người, không nên căn cứ vào những lời người ta tự nói về bản thân mình mà phải căn cứ vào việc của họ làm. Người lãnh đạo muốn tìm hiểu kỹ về nhân viên của mình, hãy quan sát công việc của họ”.
    a. Phát biểu của Lênin nói về phạm trù nào trong khoa học tâm lý?
    b. Hãy vận dụng kiến thức tâm lý đã học để giải thích câu nói trên.

  17. 1. Tại sao nói tri giác là mức độ nhận thức cao hơn cảm giác, nhưng vẫn thuộc mức độ nhận thức cảm tính ? Theo anh chị hiểu biết trên có ý nghĩa gì trong hoạt động sư phạm và thực tiễn?
    2. “Giáo viên thường hay sử dụng bút màu đỏ để chấm bài” hiện tượng trên là ứng dụng quy luật nào của tri giác? Anh chị hãy trình bày nội dung quy luật đó.

    1. Câu 1:
      • Tri giác là quá trình tâm lý chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
      • Khác với cảm giác thì tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn nhất. Tính trọn vẹn này có được là do đặc điểm khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định.
      • Tri giác chính là quá trình tích cực gắn liền với các hoạt động của con người, nó mang tính tự giác trong việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nào đó, là hành động tích cực có sự kết hợp các yếu tố cảm giác vận động.
      Tri giác mang tính tự giác trong việc giải quyết nhiệm vụ cụ thể
      • Phân loại theo cơ quan phân tích thì ta có tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó.
      • Phân loại theo đối tượng phản ánh, tri giác chia thành tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác xã hội.
      => Dựa vào đặc điểm của hai thuật ngữ trên, ta có thể thấy rõ tri giác là mức phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tuy nhiên nó vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính và tri giác cũng chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của các sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào con người.

      câu 2:
      “Giáo viên thường hay sử dụng bút màu đỏ để chấm bài” hiện tượng trên là ứng dụng quy luật về tính lựa chọn của chi giác.
      Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
      Bất kì đối tượng nào khi tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta cũng đều nằm trong một bối cảnh nào đó, tri giác sẽ tách đối tượng đó ra khỏi các sự vật xung quanh để phản ánh chính bản thân đối tượng. Đối tượng được tri giác gọi là hình, còn bối cảnh gọi là nền. Trong quan hệ hình và nền, vai trò của hình và nền có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích tri giác, điều kiện tri giác.
      khi ta tri giác một sự vật hiện tượng nào đó tì có nghĩa là ta tách sự vật đó ra khỏi bối cảnh chung quanh lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình .Vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể hoán đổi cho nhau: Một vật nào đó lúc này là đối tượng của tri giác, lúc khác lại có thể trở thành bối cảnh và ngược lại.

  18. Trong các quan điểm cơ bản của thuyết tiền dịnh, duy cảm, thuyết hội tụ hai yếu tố về nguồn gốc sự phát triển tâm lí trẻ em thuyết đó có những gì cần phê phán

  19. Bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau. Vẩy một giọt mực vào tờ giấy trắng, rồi gấp đôi từ giấy lại để có hai hình loang lổ đối xứng nhau qua đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì? Sau đó bạn đưa cho một người khác xem và hỏi họ xem nó giống cái gì? Thường thì ý kiến của họ không giống với ý kiến của bạn! Tại sao vậy? Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?

  20. 1. Bằng hiểu biết của mình, anh chị hãy chứng minh tư duy là hành động trí tuệ. Hiểu biết trên có ý nghĩa gì trong hoạt động sư phạm ?
    2. Trong những đặc điểm trên đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào thuộc về xu hướng, đặc điểm nào thuộc về năng lực, đặc điểm nào thuộc về tính cách và đặc điểm nào thuộc về khí chất: thật thà, khiêm tốn, ưu tư, có niềm tin, học giỏi, hát hay, yêu cầu cao, nóng nảy, hứng thú học tập, có lý tưởng cách mạng, dễ thích nghi với môi trường mới, cẩn thận, nhút nhát.

  21. 1. Bằng hiểu biết của mình, anh chị hãy chứng minh tư duy là hành động trí tuệ. Hiểu biết trên có ý nghĩa gì trong hoạt động sư phạm?
    2. Trong những đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào thuộc về xu hướng, đặc điểm nào thuộc về năng lực, đặc điểm nào thuộc về tính cách và đặc điểm nào thuộc về khí chất: thật thà, khiêm tốn, ưu tư, có niềm tin, học giỏi, vẽ giỏi, hát hay, yêu cầu cao, nóng nảy, hứng thú học tập, có lý tưởng cách mạng, dễ thích nghi với môi trường mới, cẩn thận, nhút nhát.

  22. Câu thành ngữ ” yêu nên tốt, ghét nên xấu” nói lên hiện tượng gì của đời sống tâm lý con người? Bằng những kiến thức đã học anh chị hãy giải thích hiện tượng trên và rút ra kết luận sư phạm cần thiết.

  23. Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph.Ănghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bang rất nhiều” (Trích trong “Biện chứng của tự nhiên”).
    Câu hỏi: Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác được cắt nghĩa bởi điều gì?

  24. Loại tưởng tượng nào xuất hiện trong tình huống sau: “nó suốt ngày vùi đầu vào tiểu thuyết, chẳng chịu học hành, ăn uống gì. Nó mơ ước gặp được “hoàng tử ” của đời mình: khỏe mạnh , khôi ngô, vừa hào hoa, phong nhã, chu đáo nhưng cũng rất ga lăng, thành công trong hoạt động xã hội nhưng cũng rất chăm lo công việc gia đình”.

  25. Lấy các ví dụ về:
    1. Các hiện tượng tâm lí có ý thức và chưa được ý thức
    2.Hiện tượng tâm lí sống động và hiện tượng tâm lí tiềm tàng
    3.Hiện tượng tâm lí cá nhân và hiện tượng tâm lí xã hội.

  26. Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph.Ănghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bang rất nhiều” (Trích trong “Biện chứng của tự nhiên”).
    Câu hỏi: Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác được cắt nghĩa bởi điều gì?

  27. Khi nói về sư khác nhau giữa con người và con vật, Ph.Ănghen đã viết : “Chim đại bằng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều” (Trích trong “Biện chứng của tự nhiên”)
    Câu hỏi: Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác được cắt nghĩa bởi điều gì ?

  28. Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph.Ăngghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều” (Trích trong “Biện chứng của tự nhiên”).
    Câu hỏi: Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác được cắt nghĩa bởi điều gì?

  29. Phạm Minh Khuê

    Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph.Ănghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bang rất nhiều” (Trích trong “Biện chứng của tự nhiên”).

  30. Nhi Hoang Thi

    Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph.Ănghen đã viết” Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều” (Trích trong “Biện chứng của tự nhiên”) Câu hỏi: Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác được cắt nghĩa bởi điều gì?

    1. Khi nói về sự khác nhau về con người giữa con vật ăng ghen viết chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều nhưng trong các vật mắt người nhìn thấy nhiều vật hơn mắt đại bàng rất nhiều? Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác của con người được giải thích như thế nào

  31. Nội dung tình huống:
    Các nhà tâm lí học cho rằng sự phát triển tâm lí cá nhân được diễn ra theo những qui luật sau :
    Thứ nhất, quá trình này được đặc trưng bởi tính không đồng đều và không đúng mực các chức năng tâm lí khác nhau, các thuộc tính và học vấn được phát triển không đồng bộ.
    Thứ hai, quá trình phát triển tâm lí là quá trình mang tính kế thừa, tích hợp trong quá trình của nó, kết quả phát triển của mỗi thời kì trước đó tham gia vào thời kì sau, khi đó bị biến đổi bằng cách đã được xác định. Sự tích luỹ các biến đổi này được thực hiện ở các mức độ vĩ mô, trung, và vi mô, chuẩn bị các biến đổi về chất lượng trong phát triển tâm lí.
    Thứ ba, phát triển tâm lí bao gồm hai khuynh hướng mâu thuẫn và đồng thời có liên quan với nhau, không tồn tại thiếu nhau : phân hoá và liên kết các quá trình, các trạng thái và thuộc tính tâm lí.
    Thứ tư, trong quá trình phát triển diễn ra sự thay thế các yếu tố quyết định, gắn liền với sự thay đổi các mối quan hệ của các yếu tố quyết định xã hội và sinh học.
    (Trích trong “Những vấn đề lý luận và
    phương pháp luận tâm lí học”, tr. 546-547)
    Câu hỏi:
    1. Hãy lấy ví dụ để minh hoạ cho từng nội dung của 4 qui luật trên và rút ra các kết luận sư phạm cần thiết.
    2. Bạn có nhất trí với quan điểm của Usinxki không? Tại sao?

  32. Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph.Ănghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bang rất nhiều” (Trích trong “Biện chứng của tự nhiên”).
    Câu hỏi: Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác được cắt nghĩa bởi điều gì?

  33. khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật ph.ănghen đã viết ;chim đại bàng nhìn thấy xa hơn con người rất nhiều, nhưng trong các vật con người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều .câu hỏi sự ưu việt của các cơ quan cảm giác được cắt nghĩa bởi điều gì?

  34. Ở góc độ tình cảm, hãy chỉ ra và giải thích quy luật nào được thể hiện trong câu sau:
    “ Gần nhau thì thấy bình thường
    Xa nhau thì thấy tình thương dạt dào”
    Chiều cao của 1 người mà nhìn từ khoảng cách khác nhau vẫn được ta nhận thức là 1, mặc dù hình ảnh của họ trên võng mạc của chúng ta thay đổi nhiều (thay đổi khoảng cách từ 1 đến 2 m thì hình ảnh đó nhỏ đi ¾)
    Trường hợp này thể hiện quy luật nào của tri giác? Dựa vào nội dung quy luật đó hãy giải thích hiện tượng trên.

  35. Cho em hỏi bài này với ạ !
    Đề: Người ta kể về Galile, có một lúc mấy giờ thanh niên, ông ấy nhìn lên chiếc đèn chùm bằng đồng của Cha cả B.Chenlin. Gió thổi qua của sổ làm cho đèn chiếu sáng được đưa ra. Galile bắt đầu đo thời gian dao động của đèn theo nhịp thời gian của mình . Chàng thanh niên bất ngời phát hiện ra , dao động được tìm thấy như vậy .
    a, Tri thức hình thức nào cũng được mô ta trong ví dụ trên.
    b, Hãy nêu những điều kiện giúp đỡ cho loại tri giác phát triển tốt nhất ở trẻ em

  36. Mọi người giúp mình với.. cho đoajn thẳng A và B. Đoạn thẳng A dài 10cm, đoạn B dài 4cm.dù có xoay tờ giấy theo hướng nào thì mọi người đều thấy đoạn A cũng dài hơn đoạn B..từ thí nghiệm trên có thể rút ra 1 đặc điểm quan trọng nào của sự phản ánh tâm lý mà thiếu nó thì tâm lý học sẽ không phải là 1 khoa học

  37. Giúp mình với ạ. Có 2 đoạn thẳng A và B. Đoạn thẳng A dài 10 cm, đoạn thẳng B dài 4cm. Dù xoay tờ giấy theo hướng nào thì mọi người đều thấy rằng đoạn A dài hơn đoạn B.
    Từ thí nghiệm trên có thể rút ra 1 đặc điểm quan trọng nào của sự phản ánh tâm lý mà thiếu nó thì Tâm lý học không phải là 1 khoa học

  38. Câu 1 ( 3.5 điểm).
    Tại sao nói tâm lý của con người khác xa về chất so với tâm lý của các loài động vật?
    Câu 2 ( 3.5 điểm).
    So sánh quá trình nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính.

  39. tư duy và tưởng tượng đều nảy sinh trước tình huống có vấn dề .Hãy chỉ ra sự khác nhau ở tình huống có vấn đề làm nảy sinh tư duy và tưởng tượng

  40. tư duy và tưởng tượng đều nảy sinh ra trước tình huống có vấn đề .hãy chỉ ra sự khác nhau ở tình huống có vấn đề làm nảy sinh tư duy và tưởng tượng

  41. câu 1: ở góc độ tình cảm, hãy chỉ ra và giải thích quy luật nào được thể hiện trong câu sau:
    “Gần nhau thì thấy bình thường
    Xa nhau thì thấy tình thương dạt dào”
    Câu 2: chiều cao của một người mà nhìn từ khoảng cách khác nhau vẫn được ta nhận thức là 1, mặc dù hình ảnh của họ trên võng mạc của chúng ta thay đổi nhiều( thay đổi khoảng cách từ 1 đến 2m thì hình ảnh nhỏ đi 3/4) trường hợp này thể hiện quy luật nào của tri giác? dựa vào nội dung của quy luật đó hãy giải thích hiện tượng trên.

  42. Câu 1. Có quan niệm cho rằng Tâm lý người thuộc thế giới linh hồn, nó vốn có và bất tử. Quan niệm đó đúng hay sai? Hãy chứng minh. (3 điểm)

    Câu 2. Có quan niệm cho rằng: Ở mỗi thời đại lịch sử đều có trẻ em riêng của mình và sự phát triển của chúng thường diễn ra theo qui luật khác nhau. Quan niệm này đúng hay sai? Giải thích và cho ví dụ. (3 điểm)

    Câu 3. Có quan niệm cho rằng: Nhân cách sẽ không còn khi con người chết đi vì nhân cách và tâm lý sinh ra, hình thành và phát triển gắn với cơ sở vật chất là não người, tâm lý chẳng qua là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, cho nên khi chết thì não và cơ thể không còn nên tâm lý, nhân cách sẽ không tồn tại. Hãy nêu ý kiến của bạn về vấn đề trên (3 điểm)

    Câu 4. Ban là một giao sinh đang thực tập tại lớp học này. Một buổi sáng khi vừa bước chân vào lớp bạn nhìn lướt trên bảng có một dòng chữ được viết rất ngay ngăn: “Thầy ơi, em yêu thầy làm! Thầy có người yêu chưa? Nếu thầy có người yêu rồi thì có thể bỏ người yêu để yêu em được không? Và có nhiều hình trải tìm được trang trí khắp bảng Nếu ban là giáo sinh trong tỉnh huống trên bạn sẽ xử lý như thế nào để xứng đáng là một thầy giáo có năng lực khéo ứng xử sư phạm? (1 điểm)

  43. Chúng ta đều biết rằng trong sự phát triển của trẻ em, tấm gương mà trẻ bắt chước đóng một vai trò quan trọng. Tại sao một số bậc cha mẹ yêu lao động và tích cực lại có những đứa con lười nhát và tiêu cực? Hãy nêu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp. em cảm ơn

  44. Năm 1902 các bác sĩ ở Copenhaghen (Đan Mạch) đã làm một thực nghiệm có một không hai trên thế giới như sau: Một phạm nhân bị kết án phải xử bán. Do yêu cầu của các bác sĩ và được sự đồng ý của chính phủ, chính án tuyên bố rằng án xử bán được thay thế bằng cách cắt mạch máu cho mẩu ra hết. Đến ngày thì hành án, các bác sĩ bịt mát phạm nhân lại và cắt một lớp da mỏng nhưng chưa chạm đến mạch máu. Cùng lúc đó, bằng một hệ thống ống dẫn, nước ẩm được chảy liên tục vào với cắt.
    Tin chắc là mình đã bị cắt đớn mạch máu, phạm nhân từ từ năm xuống và sau đó chết thất. Toàn bộ quá trình hấp hối giống hệt như một người mất mẫu dân. Phim nhân đã chết do mạch máu não thất lại.
    Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm này ?

  45. Dương Mịch

    Năm 1902 các bác sĩ ở Copenhaghen (Đan Mạch) đã làm một thực nghiệm có một không hai trên thế giới như sau:Một phạm nhân bị kết án phải xử bán. Do yêu cầu của các bác sĩ và được sự đồng ý của chính phủ, chính án tuyên bố rằng án xử bán được thay thế bằng cách cắt mạch máu cho mẩu ra hết. Đến ngày thì hành án, các bác sĩ bịt mát phạm nhân lại và cắt một lớp da mỏng nhưng chưa chạm đến mạch máu. Cùng lúc đó, bằng một hệ thống ống dẫn, nước ẩm được chảy liên tục vào với cắt.
    Tin chắc là mình đã bị cắt đớn mạch máu, phạm nhân từ từ năm xuống và sau đó chết thất. Toàn bộ quá trình hấp hối giống hệt như một người mất mẫu dân. Phim nhân đã chết do mạch máu não thất lại.
    Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm này?

  46. Hãy nêu những luận điểm nào của tâm lý học mácxit đã khẳng định câu nói của V.I. Lênin. ” Các đối tượng, sự vật, vật thể tồn tại ngoài chúng ta và không phụ thuộc vào chúng ta; các cảm giác của chúng ta đều là những hình ảnh của thế giới bên ngoài”.

  47. giải thích hiện tượng tâm lí được mô tả trong hai câu thơ:
    cùng trong một tiếng tơ đồng
    người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
    từ đó rút ra kết luận sư phạm trong công tác dạy học giáo dục

  48. Hãy nêu những luận điểm nào của tâm lí học mácxit đã khẳng định câu nói của V.I.Lênin ” Các đối tượng, sự vật, vật thể tồn tại ngoiaf chúng ta và không phụ thuộc vào chúng ta; các cảm giác của chúng ta đều là những hình ảnh của thế giới bên ngoài”.

  49. Có thể rút kết luận từ câu chuyện đây? Ở Đức, năm 1825, có đăng tin Caxpa Haode, từ nhỏ bị nhốt hầm kín sống nhiều năm Chỉ sống thứ người ta ném xuống Về mặt thể lực, yếu hẳn người phát triển bình thường, chí yếu đứa trẻ thú vật nuôi, mặt trí tuệ không khác đứa trẻ thú vật nuôi, người ta phát khoảng 16 – 17

  50. Triệu Vân

    Ở Đức năm 1925 có đăng tin về Caxpa Haode, ngay từ nhỏ đã bị nhốt trong hầm kín và anh ta đã sống ở đó rất nhiều năm, chỉ sống bằng những thứ mà người ta ném xuống. Về mặt thể lực anh ta yếu hơn hẳn những người phát triển bình thường, thậm chí còn yếu hơn cả những đứa trẻ được thú vật nuôi, nhưng về mặt trí tuệ thì hầu như không khác gì một đứa trẻ được thú vật nuôi, mặc dù lúc được người ta phát hiện thì anh ta khoảng 16-17 tuổi

  51. Có thể rút ra kết luận gì từ câu chuyện dưới đây?

    Ở Đức, năm 1825, có đăng tin về Caxpa Haode, ngay từ nhỏ đã bị nhốt trong hầm kín và anh ta đã sống ở đó rất nhiều năm. Chỉ sống bằng những thứ người ta ném xuống. Về mặt thể lực, anh ta yếu hơn hẳn những người phát triển bình thường, thậm chí yếu hơn cả những đứa trẻ được thú vật nuôi, nhưng về mặt trí tuệ thì hầu như không khác gì những đứa trẻ được thú vật nuôi, mặc dù được người ta phát hiện thì anh ta đã khoảng 16 – 17 tuổi.

  52. Hãy nhìn vào hình lập phương bên dưới.
    Mặc dù hình lập phương ở đây là hình phẳng. nhưng ta vẫn tri giác nó như là một hình khối. Hơn nữa, hình này khó hình dung là hình phẳng hơn là hình ba chiều (hình nổi). Hiện tượng tương tự như vậy cũng được quan sát thấy cả khi ta xem những bức tranh: các đồ vật được trình bày ở tranh được chúng ta tri giác như là những hình khối hình không gian ba chiều.
    Giải thích đặc điểm này của tri giác như thế nào?

  53. Nguyễn ánh

    Hãy nhìn vào hình lập phương bên dưới.
    Mặc dù hình lập phương ở đây là hình phẳng. nhưng ta vẫn tri giác nó như là một hình khối. Hơn nữa, hình này khó hình dung là hình phẳng hơn là hình ba chiều (hình nổi). Hiện tượng tương tự như vậy cũng đượcquan sát thấy cả khi ta xem những bức tranh: các đồ vật được trình bày ở tranh được chúng ta tri giác như là những hình khối hình không gian ba chiều.
    Giải thích đặc điểm này của tri giác như thế
    nào?

  54. Khi nói về sự khác nhau giữa con người với con vật, Ph.Ăngghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mất người nhìn thấy được nhiều điều hơn mất đại bàng rất nhiều” (Biện chứng của tự nhiên).
    Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác ở con người được cắt nghĩa bởi cái gì?

  55. 1. Những đặc điểm nào của tư duy như là một trong các quá trình nhận thức được thể hiện trong các ví dụ sau đây:
    a, khi đến xe buýt không phải giờ “cao điểm” mà thấy không người đợi, bạn đã nghĩ ngay rằng xe đã bỏ chuyến.
    b, có lần, khi về nhà người mẹ đã nhận ra rằng cậu con trai nhỏ đã lặng lẽ và âm thầm một cách khác thường, bà liền nghĩ rằng nó bị ốm hay giở trò gì đây.
    2. Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vẻ ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết họ bị bệnh gì – hệ thống sinh lý – giải phẫu nào bị tổn thương.
    Đặc điểm nào trong tư duy của người bác sĩ được thể hiện ở đây.

  56. chim đại bàng nhìn thấy vật xa hơn con người rất nhiều nhưng trinh các vật mắt người nhìn được nhiều điều hơn mắt đại bàng rất nhiều

  57. So sánh những lời phát biểu dưới đây về các phương pháp nghiên cứu tâm lý con người. Bạn đồng ý với lới phát biểu nào và không đồng ý với lời phát biểu nào? Giải thích vì sao đồng ý hay không đồng ý?
    “Nguồn gốc duy nhất của sự nhận thức các hiện tượng tâm lý người là tự quan sát. Các hiện tượng tâm lý chỉ có thể được chính người đang trải nghiệm tâm lý nhận biết mà thôi, người khác không thể nhận thức được tâm lý của họ”.
    Hoạt động tâm lý được biểu hiện một cách khách quan qua hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ của con người. “Không được phán đoán về con người chỉ theo điều họ nói mà phải qua việc làm của họ

  58. Cho em hỏi:
    Kẻ trên một tờ giấy trắng 2 đoạn thẳng A và B. Đoạn thẳng A dài 10 cm, đoạn thẳng B dài 4 cm. Dù có xoay tờ giấy theo hướng nào, bạn cũng như mọi người đều thấy rằng đoạn A dài hơn đoạn B.

    CÂU HỎI

    Từ điều trình bày trên có thể rút ra một đặc điểm quan trọng nào của sự phản ánh tâm lý, mà thiếu nó thì tâm lý học sẽ không phải là một khoa học?

  59. Bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau: Vẩy một giọt mực vào tờ giấy trắng,rồi gấp đôi tờ giấy lại để có 2 hình loang lổ đối xứng nhau qua đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì? Sau đó bạn đưa một bạn khác xem và hỏi bạn đó xem nó giống cái gì? Thường thì ý kiến của họ không giống với ý của bạn. Tại sao vậy? Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?

  60. Hãy xác định hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào là quá trình tâm ký, hiện tượng nào là trạng thái tâm lý, hiện tượng nào là thuộc tính tâm lý. Giải thích tại sao.
    A. Sinh viên A chăm chú đọc tài liệu trên thư viện.
    B. Điều tra viên nhắc lại một tình tieetstrong vụ án xảy ra, từ đó người làm chứng B nhớ lại toàn bộ tình tiết của vụ án.
    C. Sinh viên C thường xuyên tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh.

  61. Hiện tượng nào dưới đây là vô ý thức hoặc có ý thức. Lý giải tại sao.
    A. Một HS quyết định thi vào sư phạm vì em rất yêu trẻ và có khả năng toán học.
    B. Một đứa trẻ khỏe mạnh ngay khi sinh ra đã nắm chặt ngón tay người lớn.

  62. “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”
    Câu thành ngữ trên nói lên hiện tượng gì của đời sống tâm lí con người? Bằng kiến thức tâm lý học, anh (chị) hãy giải thích hiện tượng trên và rút ra kết luận cần thiết cho công tác sau này.

  63. Có lần , khi về nhà người mẹ đã nhận ra rằng cậu con nhỏ đã lặng lẽ âm thầm một cách khác thường bà liền nghĩ rằng nó bị ốm hay giở trò gì đấy ( hãy giải thích hiện tượng trên)

  64. câu 1 : trong bài thơ “nghe tiếng giã gạo ” trong tác phẩm nhật kí trong tù của HỒ CHÍ MINH
    ” gạo đem vào giã bao đau đớn
    gạo giã xong rồi trắng tự bông
    sống ở trên đời người cũng vậy
    gian nan rèn luyện mới thành công ”
    anh chị hãy cho biết đoạn thơ trên đề cập đến vai trò yếu tố nào trong sự hình thành và phát triển tâm lý , ý thức , nhân cách . phân tích nội dung yếu tố đó và rút ra kết luận cần thiết cho bản thân và hoạt động nghề nghiệp
    câu 2 ; trong các trường hợp dưới đây biểu hiện cấp độ ý thức nào ? phân tích nội dung của cấp đọ ý thức đó và rút ra kết luận cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp
    a. trung đi học đúng giờ , làm bài tập đầy đủ vì bạn không muốn làm mất điểm thi đua của lớp
    b. khi tham gia giao thông thấy đèn giao thông màu đỏ . Trung dừng xe lại

  65. Giúp em làm câu hỏi này với ạ
    “Ở Đức, năm 1825, có đăng tin về Caxpa Haode, ngay từ nhỏ đã bị nhốt trong hầm kín và anh ta đã sống ở đó rất nhiều năm. Chỉ sống bằng những thứ người ta ném xuống. Về mặt thể lực, anh ta yếu hơn hẳn những người phát triển bình thường, thậm chí yếu hơn cả những đứa trẻ được thú vật nuôi, nhưng về mặt trí tuệ thì hầu như không khác gì những đứa trẻ được thú vật nuôi, mặc dù được người ta phát hiện thì anh ta đã khoảng 16 – 17 tuổi”
    Dựa vào bản chất của tâm lý người, Anh/Chị hãy phân tích về nội dung trên.

  66. Hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau và rút ra kết luận:

    Vẩy một giọt nước vào tờ giấy trắng rồi gấp đôi tờ giấy lại để có hai hình loang lổ đối xứng nhau qua đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì? Sau đó đưa cho một người khác xem và hỏi họ xem nó giống cái gì? Thường thì ý kiến của họ không giống với ý kiến của bạn. Tại sao vậy?

    1. Thí nghiệm trên cho thấy một hiện tượng gọi là hiệu ứng Rorschach, đó là khi người ta được yêu cầu nhìn vào một hình ảnh không rõ ràng và đưa ra một ý kiến hoặc tưởng tượng của riêng mình.

      Trong trường hợp này, khi gấp đôi tờ giấy, hình ảnh của giọt nước và các đường vân được phản chiếu và tạo thành một hình ảnh lỏng lẻo. Tuy nhiên, ý kiến của mỗi người về hình ảnh này có thể khác nhau vì nó phụ thuộc vào trí tưởng tượng và trải nghiệm của từng người.

      Điều này cho thấy rằng mỗi người có một cách nhìn và cách hiểu riêng về thế giới xung quanh dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và nhận thức của họ. Điều này cũng là lý do tại sao trong thực tế, những vấn đề phức tạp và mâu thuẫn có thể có nhiều ý kiến và giải pháp khác nhau từ các cá nhân hoặc các nhóm khác nhau.

  67. Dạ cho e hỏi : Khi nhìn vào phiến đá hoa , ta tri giác nó như là một vật cứng là biểu hiện của đặc điểm nào của tri giác

    1. Nguyễn Bình Phương

      1. Khi nói về sự khác nhau giữa con người và con vật, Ph. ăng ghen đã viết: “Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều nhưng hong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều” (Biện chứng của tự nhiên). Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác ở con người được cắt nghĩa bởi cái gì?
      2. Hãy tìm ra trong các ví dụ dưới đây, những ví dụ nào mô tả sự thể hiện các cảm giác? Tại sao?
      a. Một em bé gái 4 tuổi đi đến tấm lịch để bàn. Khi chỉ vào số 6, bé nói: “Chị Giang kí tên chỗ này”. Sau đó, trong các số 16; 26 bé lại tìm ra số 6 và lại nói: “Chị Giang kí ở đây nữa. Cả đây nữa”.
      b. Ở nhà trẻ, người ta đưa cho các cháu một số đồ vật có hình dáng giống nhau nhưng màu sắc khác nhau. Sau đó giơ lên một cái có màu xanh dương, rồi bảo các cháu tìm các vật giống như thế.
      c. Ở nhà trẻ, các cháu được chơi lô tô: trên các tấm bìa nhỏ có vẽ 10 đồ vật. Các cháu phải tìm trên tấm bìa của mình hình vẽ của một đồ vật nào đó mà cô giáo đưa ra.
      d. Trong một lớp mẫu giáo, người ta tiến hành một lớp học như sau: đưa cho các cháu 5 con lắc có hình dáng giống nhau, nhưng âm thanh khác nhau. Từng cháu sẽ lắng nghe âm thanh của một con lắc nào đó và phải tìm ra đúng con lắc có âm thanh đó.
      e. Giáo viên cho học sinh lớp 1 hai số 5 và 3. Một học sinh trả lời: “5 không bằng 3, 5 lớn hơn 3 hai đơn vị, 3 nhỏ hơn 5 hai đơn vị”.
      g. Học sinh đang chăm chứ làm bài kiểm tra. Bỗng ở ngoài cửa sổ có tiếng còi ô tô vang lên. Nhiều học sinh đã dừng bút lại.
      3. Khi nghiên cứu khả năng nghe các âm cao, người ta phát hiện ra rằng, độ nhạy cảm với những khác biệt nhỏ về độ cao ở các nhạc công pianô và viôlông là không giống nhau.
      a. Độ nhạy cảm ở người nào cao hơn?
      b. Giải thích điều đó như thế nào?

  68. Loại tưởng tượng nào xuất hiện trong tình huống sau: “Nó suốt ngày vùi đầu
    vào tiểu thuyết, chẳng chịu học hành, ăn uống gì. Nó mơ ước gặp được “hoàng
    tử” của đời mình: khoẻ mạnh, khôi ngô, vừa hào hoa, phong nhã, chu đáo
    nhưng cũng rất ga lăng, thành công trong hoạt động xã hội nhưng cũng rất
    chăm lo công việc gia đình”.

  69. Chiều cao của một bạn mà ta nhìn ở những khoảng cách khác nhau vẫn đc ta phản ánh là một, mặc dù hình ảnh của bạn trên võng mạc của ta bị thay đổi khá nhiều . bằng kiến thức tâm lí học, chị hãy lí giải hiện tượng trên

  70. Chiều cao của một người bạn mà ta nhìn ở những khoảng cách khác nhau vẫn được ta phản ánh là một, mặc dù hình ảnh của bạn trên võng mạc của ta bị thay đổi khá nhiều. Bằng kiến thức tâm lý học, chị hãy lí giải hiện tượng trên. giúp em bài tập này với ạ !

  71. Chiều cao của một người bạn mà ta nhìn ở những khoảng cách khác nhau vẫn được ta phản ánh là một, mặc dù hình ảnh của bạn trên võng mạc của ta bị thay đổi khá nhiều. Bằng kiến thức tâm lý học, chị hãy lí giải hiện tượng trên. Giúp em câu này với ạ

  72. Các sự kiện sau đây khẳng định những luận điểm nào của tâm lí học mácxit.
    a. Khi não bộ bị ngộ độc (ví dụ khi say rượu chẳng hạn), con người trở nên mất khả năng hoạt động trí óc, mất sự kiểm soát hành động của mình.
    b. Một bệnh nhân, sau khi bị viên đạn lạc xuyên qua vùng chẩm bên phải và vùng đỉnh bên trái của não, vẫn nhìn thấy các đồ vật nhưng không thể hình dung (tưởng tượng) được chúng. Sự định hướng trong không gian kém, không thể tự mình trải chiếu lên giường được, không phân biệt được bên phải và bên trái, không viết được, quên các chữ cái (theo A. R. Luria).

  73. Bạn có thể rút ra kết luận gì từ lời nói sau đây của Ph. ăng ghen: “Không nghi
    ngờ gì nữa, đến một lúc nào đó, bằng con đường thực nghiệm, chúng ta sẽ “chuyển” sự tư duy vào những vận động phân tử và hoá học trong não bộ; nhưng phải chăng điều đó đã thực hiện được bản chất của tư duy?”

  74. 7. Các kết quả nghiên cứu về sự tri giác của con người đối với con người đã chỉ
    ra rằng: các nhà biên đạo múa thường hay phân biệt các đặc điểm của tay và chân
    những người mà họ tri giác nhiều hơn 12 lần so với các chủ thể tri giác khác, còn giáo
    viên lại thường hay phân biệt các đặc điểm ngôn ngữ của những người mà họ tri giác
    nhiều hơn 8 lần so với các chủ thể tri giác khác.
    Xu hướng tập trung như thế vào những dấu hiệu rất xác
    định trong bộ mặt hay hành vi của người khác được cắt nghĩa
    bởi cái gì? Hiện tượng đó trong tâm lí học gọi là gì?
    8. Hãy nhìn vào hình lập phương bên dưới. Mặc dù hình
    lập phương ở đây là hình phẳng. nhưng ta vẫn tri giác nó như là
    một hình khối. Hơn nữa, hình này khó hình dung là hình phẳng
    hơn là hình ba chiều (hình nổi). Hiện tượng tương tự như vậy
    cũng được quan sát thấy cả khi ta xem những bức tranh: các đồ vật được trình bày ở tranh được chúng ta tri giác như là những hình khối hình không gian ba chiều.
    Giải thích đặc điểm này của tri giác như thế nào?

  75. Phạm Dũng

    Khi nghiên cứu khả năng nghe các âm cao, người ta phát hiện ra rằng, độ
    nhạy cảm với những khác biệt nhỏ về độ cao ở các nhạc công pianô và viôlông là
    không giống nhau.
    a. Độ nhạy cảm ở người nào cao hơn?
    b. Giải thích điều đó như thế nào?

  76. Nguyễn Huyền Trang

    Câu 1: Những hiện tượng sau thuộc vào quy luật nào của đời sống tâm lý cá nhân:
    1. Tay cầm bầu rượu nắm nem, mà Anh quên hết lời em dặn dò
    2. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
    3. thương.
    Giận thì giận mà thương càng

    4. Đã học được nửa kỳ tiếng Anh mà khi phát âm, An vẫn phát âm theo tiếng Việt.
    5. Chúng ta không nghe được tiếng rơi của hạt bụi.
    6. Đã 10 năm không gặp lại Bình, An nói: Bình chẳng già đi tí nào, vẫn như xưa
    7. Tý vẫn cố gắng luyện phát âm bằng cách ngày nào cũng nghe catxet mà vẫn không phát âm tốt hơn chút nào .
    Ra
    đình
    ngã
    nón
    trông
    đình.
    9. Núi thay.
    sông dễ đổi, lòng người khó

    10. Dù tức giận đến mấy anh ta vẫn tỏ ra bình thường.
    11. Em bảo anh đi đi, sao anh không đứng lại.
    12. Dù ai nói ngã nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như

  77. Nguyễn Huyền Trang

    Câu 1: Những hiện tượng sau thuộc vào quy luật nào của đời sống tâm lý cá nhân:
    1. Tay cầm bầu rượu nắm nem, mà Anh quên hết lời em dặn dò
    2. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
    3. thương.
    Giận thì giận mà thương càng

    4. Đã học được nửa kỳ tiếng Anh mà khi phát âm, An vẫn phát âm theo tiếng Việt.
    5. Chúng ta không nghe được tiếng rơi của hạt bụi.
    6. Đã 10 năm không gặp lại Bình, An nói: Bình chẳng già đi tí nào, vẫn như xưa
    7. Tý vẫn cố gắng luyện phát âm bằng cách ngày nào cũng nghe catxet mà vẫn không phát âm tốt hơn chút nào .
    Ra
    đình
    ngã
    nón
    trông
    đình.
    9. Núi thay.
    sông dễ đổi, lòng người khó

    10. Dù tức giận đến mấy anh ta vẫn tỏ ra bình thường.
    11. Em bảo anh đi đi, sao anh không đứng lại.
    12. Dù ai nói ngã nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như Cho mình xin đáp án với ạ

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang

Chào Bạn

Bạn cần hỗ trợ để 100/100 chứ?