You dont have javascript enabled! Please enable it! Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công - EL63 - EHOU

Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công – EL63 – EHOU

Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công EL63 EHOU

Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công – EL63 – EHOU là môn khoa học xã hội nghiên cứu Giải quyết tranh chấp lao động là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.

Mẹo Nhỏ Nên Đọc Qua

1. Để tìm kết quả nhanh thì nên sử dụng Máy Tính thay vì Điện Thoại.

2. Sau khi Sao chép (Copy) câu hỏi thì bấm “Ctrl + F” và Dán (Paste) câu hỏi vào ô tìm kiếm sẽ thấy câu cả lời. (Copy nguyên câu không ra thì thử vài từ để kiếm)

3. Trường hợp không tìm thấy câu hỏi. Lúc này vui lòng kéo xuống dưới cùng để đặt câu hỏi mục bình luận. Sẽ được trả lời sau ít phút.

4. Xem danh sách đáp án Trắc nghiệm EHOU

5. THAM GIA KHẢO SÁT VỀ CÂU HỎI (Khảo sát giúp chúng tôi biết sự trải nghiệm của Bạn, Bạn có thể đóng ý kiến giúp Chúng tôi tăng trải nghiệm của bạn. Đặc biệt chúng tôi chọn ra 1 người may mắn mỗi tuần để trao Mã Kích Hoạt LawPro 30 Miễn Phí)

6. Tham gia group Facebook Sinh Viên Luật để được hỗ trợ giải bài tập và Nhận Mã Kích hoạt tài khoản Pro Miễn Phí

7. Nếu đăng nhập mà không thấy đáp án thì làm như sau: Giữ Phím Ctrl sau đó bấm phím F5 trên bàn phím “Ctrl + F5” để trình duyệt xóa cache lúc chưa đăng nhập và tải lại nội dung.

I. Tranh chấp lao động

1. Khái niệm tranh chấp lao động:

Tranh chấp lao động (TCLĐ) là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác về thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), Thoả ước tập thể (TƯTT) và trong quá trình học nghề. Một vụ việc chỉ được coi là tranh chấp lao động khi các bên đã tự bàn bạc, thương lượng mà không đi đến thoả thuận chung hoặc một trong hai bên từ chối thương lượng, cần phải có sự can thiệp của chủ thể thứ ba thông qua thủ tục hoà giải, trọng tài hoặc xét xử.

2. Phân loại tranh chấp lao động:

TCLĐ được chia thành: TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể.

– TCLĐ cá nhân là TCLĐ giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động, phát sinh trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật lao động vào từng quan hệ lao động cụ thể. Nội dung của những TCLĐ này là quyền và lợi ích của cá nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động.

– TCLĐ tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động. Nội dung của TCLĐ tập thể thường liên quan đến lợi ích của cả một tập thể người lao động. Chúng có thể phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận giữa các bên về điều kiện lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghiệp vụ của các bên mà trước đó các bên chưa thoả thuận hoặc do các yếu tố thực hiện phát sinh tại thời điểm tranh chấp. TCLĐ về quyền và TCLĐ về lợi ích

– Tranh chấp về quyền là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã được quy định trong pháp luật, TƯLĐTT, HĐLĐ hoặc các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp, đơn vị.

– Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp về quyền nghĩa vụ chưa được pháp luật quy định hoặc chưa được các bên cam kết, ghi nhận trong TƯTT.

3. Đặc điểm của tranh chấp lao động

TCLĐ có những đặc điểm riêng, giúp ta phân biệt nó với các tranh chấp khác, bao gồm: 

– TCLĐ luôn phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động, có nghĩa là nó phát sinh từ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và từ lợi ích của 2 bên chủ thể quan hệ lao động.

– TCLĐ không chỉ bao gồm những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của chủ thể mà còn gồm cả những tranh chấp về lợi ích giữa 2 bên chủ thể. Tức là TCLĐ vẫn có thể phát sinh trong những trường hợp có hoặc không có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động. Phần lớn các trường hợp vi phạm pháp luật lao động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tranh chấp lao động song cũng không có ít trường hợp vi phạm pháp luật lao động nhưng lại không làm phát sinh TCLĐ và ngược lại.

– TCLĐ là loại tranh chấp mà quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể làm thay đổi cơ bản tính chất và mức độ tranh chấp. Nếu TCLĐ chỉ đơn thuần là tranh chấp cá nhân thì ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chỉ ở mức độ nhỏ. Nếu tranh chấp xảy ra giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động trong phạm vi toàn doanh nghiệp thì lúc đó TCLĐ sẽ có tác động xấu đến sự ổn định của quan hệ lao động, đến sản xuất và trật tự an toàn xã hội.

– TCLĐ là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đối bản thân và gia đình người lao động tác động lớn đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế, chính trị toàn xã hội.

II. Giải quyết tranh chấp lao động

1. Khái niệm

Giải quyết TCLĐ là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.

2. Nguyên tắc giải quyết TCLĐ

Theo quy định của pháp luật lao động, TCLĐ được giải quyết theo các nguyên tắc sau:

– Nguyên tắc thứ nhất: Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, pháp luật lao động quy định việc giải quyết TCLĐ phải tuân thủ nguyên tắc thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Việc tương tự thương lượng, dàn xếp trực tiếp giữa hai bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được chấp nhận cả sau khi các bên đã gửi yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết.

– Nguyên tắc thứ hai: Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích của hai bên, tôn trọng ích chung của xã hội. Cũng xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, việc hoà giải được ưu tiên thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết TCLĐ và là thủ tục bắt buộc ở hầu hết các trình tự giải quyết TCLĐ.

– Nguyên tắc thứ ba: Giải quyết TCLĐ công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Ngoài yêu cầu về tính công khai, khách quan, đúng pháp luật, việc giải quyết tranh chấp lao động phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. Chính vì thế pháp luật quy định thời hạn giải quyết TCLĐ ngắn hơn so với thời hạn giải quyết tranh chấp khác.

– Nguyên tắc thứ tư: Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết TCLĐ so với việc giải quyết các loại tranh chấp khác.

3. Thẩm quyền giải quyết TCLĐ

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ gồm:
– Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp có CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động

– Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan lao động, công đoàn, đơn vị sử dụng lao động và một số nhà quản lý, luật gia có uy tín ở địa phương; và do đại diện cơ quan quản lý nhà nước làm Chủ tịch.

– Toà án nhân dân.

4. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động

Trình tự giải quyết TCLĐ cá nhân

– Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận đã ghi trong biên bản.

+ Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

– Các bên tranh chấp có quyền khởi kiện trực tiếp vụ án lao động ra Toà án nhân dân mà không nhất thiết phải qua Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện đối với một số loại việc:

+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Tranh chấp về bồi dưỡng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; 

+ Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan Bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội;

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Trình tự giải quyết TCLĐ tập thể

– Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản.

+ Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của 2 bên tranh chấp và của Hội đồng. Mỗi bên hoặc cả 2 bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.

– Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.

Tại phiên họp giải quyết tranh chấp phải có mặt các đại diện được ủy quyền của 2 bên tranh chấp hoặc. Trường hợp cần thiết, phiên họp sẽ có đại diện của công đoàn cấp trên của CĐCS và đại diện của cơ quan nhà nước tham dự.

Hộ đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét:

+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hoà giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản;

+ Nếu không thành thì lập biên bản hoà giải không thành, thì Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết vụ tranh chấp bằng quyết định của mình và thông báo ngay cho 2 bên tranh chấp. Nếu 2 bên không có ý kiến thì quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài, thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công; Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu Toà án xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài (yêu cầu này không cản trở quyền đình công của tập thể lao động).

5. Quyền đình công của người lao động

– Sau khi tranh chấp lao động tập thể được Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết mà tập thể lao động không đồng ý thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc đình công.

– Việc đình công phải do Ban Chấp hành CĐCS quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.

– Ban Chấp hành CĐCS cử đại diện nhiều nhất là ba người để trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi một bản thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, một bản thông báo cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh. Các bản yêu cầu, bản thông báo phải được gửi trước thời điểm bắt đầu đình công ít nhất là 3 ngày.

– Trong khi đình công, nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

– Trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công.

– Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc người khác đình công; trù dập, trả thù người tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộc đình công.

6. Điều kiện của cuộc đình công hợp pháp

Để cuộc đình công được công nhận là hợp pháp cần tuân thủ các điều kiện sau:

– Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và trong phạm vi quan hệ lao động;

– Được người lao động tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp;

– đã qua bước giải quyết của Hộ đồng trọng tài lao động cấp tỉnh và không yêu cầu Toà án giải quyết;

Do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký;

– Doanh nghiệp không thuộc danh mục doanh nghiệp cấm đình công;

– Không vi phạm quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoãn hoặc ngừng đình công.

III. Quyền và trách nhiệm của công đoàn trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và đình công

1. Tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở

– Công đoàn xúc tiến, đôn đốc việc thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở trong các doanh nghiệp, cử người tham gia Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.

– Khi TCLĐ phát sinh và 1 hoặc 2 bên có đơn yêu cầu hòa giải, với tư cách người đại diện người lao động, công đoàn tham gia Hội đồng hòa giải lao động cơ sở phải chuẩn bị phương án hòa giải tối ưu để đảm bảo cho việc hòa giải thành công.

– Công đoàn có thể tham gia Hội đồng hòa giải lao động cơ sở với 1 trong 2 tư cách sau:

+ Đối với việc hòa giải TCLĐ tập thể, công đoàn tham gia với tư cách người đại diện của tập thể lao động.

+ Đối với hòa giải TCLĐ cá nhân, công đoàn còn có thể tham gia với tư cách đại diện được ủy quyền nếu người lao động ủy quyền.

2. Tại Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đối với TCLĐ tập thể

Đối với CĐCS

– Thay mặt tập thể lao động gửi yêu cầu tới Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh khi việc hoà giải tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở không thành.

– Tham dự phiên họp hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

– Thay mặt tập thể biểu lộ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài trong trường hợp hòa giải không thành.

– Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, CĐCS có thể thay mặt tập thể lao động gửi yêu cầu đến toà án hoặc lấy ý kiến quyết định và lãnh đạo đình công.

Đối với công đoàn cấp trên của CĐCS

– Tham gia phiên họp hòa giải giải quyết TCLĐ tập thể nếu Hội đồng trọng tài lao động mời tham dự

– Trong trường hợp tập thể người lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, công đoàn cấp trên của CĐCS có thể khởi kiện ra Toà yêu cầu bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động.

– Bố trí cán bộ theo dõi và cùng CĐCS giải quyết  TCLĐ

Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Đề cử 1 cán bộ tham gia vào Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh bằng việc bỏ phiếu trong hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh.

– Xem xét mức độ, tính chất, phạm vi tranh chấp xảy ra để cử cán bộ cùng với công đoàn cấp trên của CĐCS xem xét vấn đề tranh chấp, giúp đỡ cơ sở giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích các bên.

3. Tại Toà án nhân dân.

Đối với TCLĐ cá nhân

– Cán bộ công đoàn có thể tham gia tố tụng với tư cách đại diện được ủy quyền của cá nhân người lao động.

– Trong trường hợp người lao động yêu cầu , cán bộ công đoàn có thể tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Đối với TCLĐ tập thể

– Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn.

–  Công đoàn cấp trên của CĐCS nếu khởi kiện có quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn.

4. Quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở về đình công

– Lấy ý kiến và quyết định đình công

Khi tập thể lao động của doanh nghiệp hoặc 1 bộ phận của doanh nghiệp đề nghị đình công, thì Ban Chấp hành CĐCS tiến hành lấy ý kiến bằng bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để xác định số người tán thành đình công của tập thể người lao động trong doanh nghiệp hoặc trong bộ phận đó. Nếu đủ lượng người đáp ứng các quy định khác của pháp luật, thì phải quyết định đình công và lãnh đạo đình công.

– Trao bản yêu cầu, gửi thông báo

Sau khi quyết định việc đình công, cử đại diện nhiều nhất là 3 người để trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, gửi thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh. Việc trao bản yêu cầu, gửi thông báo phải được tiến hành chậm nhất trong thời hạn 3 ngày trước ngày bắt đầu đình công được ấn định trong bản yêu cầu, thông báo.

– Yêu cầu Toà án kết luận tính hợp pháp của đình công

Trước khi bắt đầu đình công và trong quá trình đình công, Ban Chấp hành CĐCS có quyền gửi đơn đến Toà án yêu cầu kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công.

– Hòa giải với người sử dụng lao động

Công đoàn cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động về giải quyết đình công.
Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động về phương án do người sử dụng lao động đưa ra; nếu quá nửa tập thể người lao động đồng ý phương án đó thì cuộc đình công đã được giải quyết bằng hoà giải.

– Tham gia phiên họp của Hội đồng giải quyết đình công

– Khiếu nại lên Toà phúc thẩm TANDTC trong trường hợp không đồng ý với quyết định của TAND cấp tỉnh.

– Cung cấp tài liệu, chứng cứ cần thiết theo yêu cầu của Toà án và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của tài liệu, chứng cứ đó.

– Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quy định khác của Toà án.

Đáp án trắc nghiệm Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công – EL63 – EHOU

Chỉ Thành Viên MemberPro Mới xem được toàn bộ đáp án.

Click chọn vào hình ảnh để xem chi tiết gói MemberPro. Hoặc cho vào giỏ hàng để mua ngay. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.

  • Law Pro 30 Ngày

    Giá bán: 100.000

    Tham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 30 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.


    Deprecated: preg_replace(): Passing null to parameter #3 ($subject) of type array|string is deprecated in /www/wwwroot/vncount.vn/wp-includes/kses.php on line 1805
    Thêm vào giỏ hàng
  • Law Pro 180 Ngày

    Giá bán: 500.000

    Tham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 180 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.


    Deprecated: preg_replace(): Passing null to parameter #3 ($subject) of type array|string is deprecated in /www/wwwroot/vncount.vn/wp-includes/kses.php on line 1805
    Thêm vào giỏ hàng
  • Law Pro 1000 Ngày

    Giá bán: 1.000.000

    Tham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 1000 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.


    Deprecated: preg_replace(): Passing null to parameter #3 ($subject) of type array|string is deprecated in /www/wwwroot/vncount.vn/wp-includes/kses.php on line 1805
    Thêm vào giỏ hàng

1. Bản án, quyết định mà Toà án về việc giải quyết tranh chấp lao động được bảo đảm thi hành:

– (Đ)✅: Bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước nếu các bên không tự nguyện thi hành

– (S): Bằng sự tự nguyện của các bên tranh chấp

– (S): Bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước

– (S): Bởi cơ quan quản lý nhà nước về lao động 

2. Bản chất của thương lượng giải quyết tranh chấp là:

– (S): Một quá trình thảo luận, đàm phán được được tiến hành một cách thiện chí giữa các bên tranh chấp

– (Đ)✅: Một quá trình thảo luận, đàm phán được được tiến hành một cách tự nguyện, bình đẳng, thiện chí giữa các bên tranh chấp

– (S): Một quá trình thảo luận, đàm phán được được tiến hành một cách bình đẳng giữa các bên tranh chấp

– (S): Một quá trình thảo luận, đàm phán được được tiến hành một cách tự nguyện giữa các bên tranh chấp 

3. Các kỹ năng cơ bản trong cuộc họp thương lượng giải quyết tranh chấp bao động bao gồm:

– (S): Kỹ năng phản hồi và nhận phản hồi đề nghị của đối phương; Kỹ năng ứng phó với những hành vi bất lợi và những thủ thuật trong thương lượng giải quyết tranh chấp

– (S): Kỹ năng lắng nghe đề nghị của đối phương; Kỹ năng phản hồi và nhận phản hồi đề nghị của đối phương

– (S): Kỹ năng ứng phó với những hành vi bất lợi và những thủ thuật trong thương lượng giải quyết tranh chấp; Kỹ năng hướng đối phương đến sự đồng thuận về phương án giải quyết tranh chấp trong cuộc họp thương lượng 

– (Đ)✅: Kỹ năng lắng nghe đề nghị của đối phương; Kỹ năng phản hồi và nhận phản hồi đề nghị của đối phương; Kỹ năng ứng phó với những hành vi bất lợi và những thủ thuật trong thương lượng giải quyết tranh chấp; Kỹ năng hướng đối phương đến sự đồng thuận về phương án giải quyết tranh chấp trong cuộc họp thương lượng

4. Cách thức trao đổi của Hòa giải viên trong phiên họp đầu tiên với một bên tranh chấp là:

– (Đ)✅: Tất cả các đáp án

– (S): Giữ ngữ điệu những trao đổi vừa phải, linh hoạt và không giáo điều

– (S): Cân nhắc thử nghiệm các quan điểm về vấn đề tranh chấp vào thời điểm kết thúc cuộc họp khi tin chắc rằng bên tranh chấp đã bắt đầu tin tưởng mình

– (S): Nhấn mạnh một cách cởi mở hơn cảm xúc của bên tranh chấp giúp bên tranh chấp có thể tin tưởng, chia sẻ, bộc lộ những thông tin quan trọng, cần thiết cho việc hòa giải 

5. Để ban hành quyết định giải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là các tranh chấp lao động tập thể có tính chất phức tạp, Ban trọng tài cần:

– (S): Xem xét giá trị của các chứng cứ một cách cẩn trọng

– (S): Nắm rõ những thông tin và bằng chứng liên quan đến vụ việc

– (S): Nghiên cứu hồ sơ và đánh giá lại các thông tin một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện 

– (Đ)✅: Bao gồm cả đáp án a, b, c

6. Để đảm bảo thụ lý tranh chấp lao động đúng quy định của pháp luật, khi nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn, thư ký Hội đồng trọng tài lao động cần kiểm tra/làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

– (Đ)✅: Bao gồm cả đáp án a, b, c

– (S): Có sự đồng thuận của các bên tranh chấp khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết không và vào thời điểm yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết, các bên của tranh chấp có yêu cầu Tòa án giải quyết không?

– (S): Tranh chấp các bên yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết là tranh chấp lao động gì?

– (S): Tranh chấp lao động đã được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải tại Hoà giải viên lao động chưa và ngày xảy ra hành vi dẫn đến tranh chấp lao động 

7. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hòa giải viên lao động cần:

– (S): Tập trung vào cách cư xử của từng bên tranh chấp

– (Đ)✅: Tập trung vào lợi ích chung của các bên tranh chấp

– (S): Tập trung vào thái độ của từng bên tranh chấp

– (S): Tập trung vào quan hệ, đặc điểm tốt, xấu của mỗi bên tranh chấp 

8. Để nhận diện đầy đủ về tranh chấp:

– (Đ)✅: Các bên cần phân tích các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp; các biểu hiện của tranh chấp và mức độ tranh chấp; khả năng leo thang hay khả năng đạt được sự đồng thuận trong thương lượng giải quyết tranh chấp

– (S): Các bên chỉ cần phân tích các biểu hiện của tranh chấp và mức độ tranh chấp

– (S): Các bên chỉ cần phân tích các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp

– (S): Các bên chỉ cần phân tích khả năng leo thang hay khả năng đạt được sự đồng thuận trong thương lượng giải quyết tranh chấp 

9. Để tạo môi trường đàm phán thuận lợi, trong cuộc gặp đầu tiên, trước hết các bên tranh chấp phải cùng đi đến sự đồng thuận rằng:

– (S): Các bên phải thay đổi thái độ từ xung đột, mâu thuẫn trong tranh chấp để chuyển sang một thái độ ôn hòa hơn

– (S): Mục tiêu đàm phán, thương lượng là nhằm đạt được một kết quả cùng có lợi cho cả hai bên

– (S): Cả hai bên phải công nhận nhau là các bên liên quan hợp pháp và bình đẳng chứ không phải là kẻ thù mà mình cần đánh bại 

– (Đ)✅: Tất cả các đáp án

10. Để thực hiện tốt hoạt động thụ lý vụ án, tạo tiền đề giải quyết vụ án lao động đúng pháp luật, nhanh chóng và hiệu quả, Thẩm phán cần nắm vững các kỹ năng cơ bản sau:

– (Đ)✅: Bao gồm cả đáp án a, b, c

– (S): Kỹ năng vào sổ thụ lý vụ án lao động

– (S): Kỹ năng xác định các điều kiện để thụ lý vụ án; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo; chuyển đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo

– (S): Kỹ năng tiếp nhận đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ kèm theo; xem xét, kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ; yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, bổ sung tài liệu, chứng cứ 

11. Để xây dựng cho mình phương án đàm phán, thương lượng tốt ngay cho lần đầu và các lần đàm phán tiếp theo, trước hết các bên cần:

⇒ Xác định phương hướng và lộ trình thương lượng

⇒ Xác định phương hướng và mục tiêu thương lượng

⇒ Xác định lộ trình và mục tiêu thương lượng

⇒ Xác định phương hướng thương lượng 

12. Để xây dựng được một thỏa thuận chung về vấn đề tranh chấp đòi hỏi Hòa giải viên lao động trong các cuộc họp riêng tiếp theo với các bên tranh chấp phải vận dụng rất nhiều kỹ năng cơ bản sau:

⇒ Kỹ năng chuyển tải thông tin từ bên tranh chấp này sang cho bên tranh chấp kia; Kỹ năng xây dựng phạm vi thỏa thuận; Kỹ năng vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề tranh chấp mấu chốt; Kỹ năng phá vỡ thế bế tắc khi tiến hành hòa giải

⇒ Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng xây dựng phạm vi thỏa thuận; Kỹ năng vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề tranh chấp mấu chốt; Kỹ năng phá vỡ thế bế tắc khi tiến hành hòa giải

⇒ Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng xây dựng phạm vi thỏa thuận; Kỹ năng vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề tranh chấp mấu chốt; Kỹ năng phá vỡ thế bế tắc khi tiến hành hòa giải

⇒ Kỹ năng nắm bắt tâm lý; Kỹ năng xây dựng phạm vi thỏa thuận; Kỹ năng vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề tranh chấp mấu chốt; Kỹ năng phá vỡ thế bế tắc khi tiến hành hòa giải 

13. Dựa trên các mục tiêu thương lượng giải quyết tranh chấp cụ thể đã được xác định, trong giai đoạn chuẩn bị thương lượng các bên cần:

⇒ Xác định rõ mục tiêu nào phải loại bỏ hoàn toàn trong tiến trình thương lượng

⇒ Thu thập những số liệu, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung cho từng mục tiêu

⇒ Xác định rõ mục tiêu nào có thể nhượng bộ và nhượng bộ ở mức độ nào

⇒ Xác định rõ mục tiêu nào và thời điểm nào có thể nhượng bộ 

14. Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án:

⇒ Là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng sau khi các bên tranh chấp đã sử dụng các phương thức giải quyết khác mà không đạt kết quả

⇒ Là phương thức giải quyết lao động được thực hiện ngay sau khi các bên tiến hành thương lượng nhưng không thành

⇒ Là phương thức giải quyết tranh chấp được áp dụng cho tất cả các loại tranh chấp lao động

⇒ Là phương thức giải quyết tranh chấp đầu tiên khi có tranh chấp lao động xảy ra 

15. Giải quyết vụ án lao động theo thủ tục giám đốc thẩm:

⇒ Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định của pháp luật

⇒ Là xét lại bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

⇒ Là xét lại quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ quy định của pháp luật

⇒ Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ quy định của pháp luật 

16. Giải quyết vụ án lao động tại Toà án cấp phúc thẩm:

⇒ Là việc Toà án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án lao động, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án lao động, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án lao động của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị

⇒ Là việc Toà án xét xử lại vụ án lao động, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án lao động

⇒ Là việc Toà án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

⇒ Là việc Toà án thẩm xem xét lại vụ án mà bản án lao động, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án lao động, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án lao động của Toà án cấp sơ thẩm 

17. Hòa giải viên lao động không nên ngưng phiên họp chung để bắt đầu phiên họp riêng với từng bên tranh chấp khi:

⇒ Cần giữ bí mật một số thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp mà bên tranh chấp này ngại phải nói trước bên tranh chấp kia

⇒ Các bên tranh chấp chưa bày tỏ hết các vấn đề và mối quan tâm của mình trong phiên họp chung đầu tiên

⇒ Cần tạo cơ hội cho các bên giải tỏa thái độ thù địch mà vẫn giữ được hòa khí trong hòa giải

⇒ Cần giải quyết thế bế tắc trong trường hợp nhận thấy rằng các bên tranh chấp không thể tiếp tục trao đổi được với nhau thêm nữa trong phiên họp chung đầu tiên 

18. Hòa giải viên tiến hành hòa giải tranh chấp theo thủ tục:

⇒ Do Hòa giải viên lao động quyết định trên cơ sở thủ tục phù hợp với bản chất của vụ tranh chấp và điều kiện thực tế của các bên (sau khi tham khảo ý kiến các bên tranh chấp)

⇒ Do pháp luật quy định

⇒ Do bên tranh chấp nộp đơn yêu cầu hòa giải lựa chọn

⇒ Do các bên tranh chấp thỏa thuận quyết định 

19. Hội đồng trọng tài lao động không thụ lý giải quyết tranh chấp lao động khi:

⇒ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động (trừ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích) được nộp đến Hội đồng trọng tài lao động khi còn thời hiệu yêu cầu theo quy định của pháp luật

⇒ Có sự đồng thuận của tất cả các bên tranh chấp khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết

⇒ Các bên của tranh chấp lao động đang yêu cầu Toà án giải quyết vào thời điểm nộp đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết

⇒ Tranh chấp lao động (trừ một số tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải) đã được giải quyết thông qua thủ tục hoà giải của Hoà giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết 

20. Khi đưa ra định hướng và chương trình cho phiên họp hòa giải, Hòa giải viên lao động cần chắc chắn rằng ít nhất những vấn đề sau sẽ được đề cập:

⇒ Giải thích về công tác hòa giải và các nguyên tắc mà các bên tranh chấp cần tuân thủ trong phiên họp hòa giải; Làm rõ cho các bên về vai trò của Hòa giải viên; Vấn đề bảo mật thông tin; Thông báo chương trình phiên họp hòa giải

⇒ Giải thích về những vấn đề mang tính nguyên tắc mà các bên tranh chấp cần tuân thủ trong phiên họp hòa giải và tông báo chương trình phiên họp hòa giải

⇒ Giải thích về công tác hòa giải và thông báo chương trình phiên họp hòa giải

⇒ Giải thích về công tác hòa giải và các nguyên tắc mà các bên tranh chấp cần tuân thủ trong phiên họp hòa giải; Làm rõ cho các bên về vai trò của Hòa giải viên; Thông báo chương trình phiên họp hòa giải 

21. Khi đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp, Ban trọng tài cần đảm bảo phán quyết đó là:

⇒ Được ban hành trên cơ sở xem xét một cách khách quan và đầy đủ các tình tiết và bằng chứng trong vụ việc tranh chấp

⇒ Công bằng

⇒ Có căn cứ pháp lý 

⇒ Bao gồm cả đáp án a, b, c

22. Khi được giao nhiệm vụ cụ thể, các thành viên tham gia đàm phán, thương lượng phải biết:

⇒ Cách tiến hành công việc khoa học, hiệu quả; Không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác; Đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian; Có ý thức trợ giúp các thành viên khác trong công việc

⇒ Đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian; Có ý thức trợ giúp các thành viên khác trong công việc

⇒ Không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác

⇒ Cách tiến hành công việc khoa học, hiệu quả 

23. Khi Hội đồng xét xử tuyên bản án lao động sơ thẩm, Kiểm sát viên cần:

⇒ Chú ý lắng nghe toàn văn bản án, ghi chép đầy đủ các tình tiết, sự kiện mà Hội đồng xét xử căn cứ để ra bản án; Xem xét bản án lao động sơ thẩm có phản ánh đúng diễn biến tại phiên tòa và có dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa hay không? Các lập luận của bản án có thực sự khách quan và phản ánh đúng ý chí của các đương sự tại phiên tòa hay không

⇒ Xem xét bản án lao động sơ thẩm có dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa hay không?

⇒ Xem xét bản án lao động sơ thẩm có phản ánh đúng diễn biến tại phiên tòa và có dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa hay không?

⇒ Các lập luận của bản án có thực sự khách quan và phản ánh đúng ý chí của các đương sự tại phiên tòa hay không 

24. Khi giải quyết tranh chấp lao động, Trọng tài viên lao động có quyền:

⇒ Yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời người làm chứng và người có liên quan

⇒ Yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cung cấp tài liệu, chứng cứ, mời người làm chứng và người có liên quan

⇒ Yêu cầu các bên cung cấp tài liệu, chứng cứ, mời người làm chứng

⇒ Yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, mời người làm chứng và người có liên quan 

25. Khi giao việc cho từng thành viên, cấu trúc một lời giao việc tốt phải đảm bảo được các yêu cầu:

⇒ Xác định rõ mục tiêu của công việc (phải đạt kết quả thế nào); Giao rõ nội dung công việc; Bàn bạc và chỉ rõ cách làm; Không được giao nhiệm vụ với cách làm chung chung; Các nguồn hỗ trợ cần thiết khi thực hiện công việc

⇒ Xác định rõ mục tiêu của công việc (phải đạt kết quả thế nào); Giao rõ nội dung công việc; Bàn bạc và chỉ rõ cách làm

⇒ Xác định rõ mục tiêu của công việc (phải đạt kết quả thế nào); Các nguồn hỗ trợ cần thiết khi thực hiện công việc

⇒ Không được giao nhiệm vụ với cách làm chung chung; Xác định rõ các nguồn hỗ trợ cần thiết khi thực hiện công việc 

26. Khi kiểm tra đơn khởi kiện vụ án lao động, Thẩm phán cần:

⇒ Chỉ cần kiểm tra về hình thức đơn khởi kiện

⇒ Chỉ cần kiểm tra về nội dung đơn khởi kiện

⇒ Kiểm tra cả về hình thức và nội dung đơn khởi kiện

⇒ Chỉ cần kiểm tra tư cách người khởi kiện 

27. Khi nghiên cứu tính hợp lệ của việc khởi kiện, Thẩm phán cần nghiên cứu những vấn đề sau đây:

⇒ Quyền khởi kiện của người khởi kiện; Thẩm quyền của Toà án; Thủ tục hoà giải tại Hoà giải viên lao động; Vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay chưa

⇒ Quyền khởi kiện của người khởi kiện; Vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay chưa

⇒ Thẩm quyền của Toà án; Thủ tục hoà giải tại Hoà giải viên lao động

⇒ Thẩm quyền của Toà án; Vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay chưa 

28. Khi nhận định về các vấn đề cần giải quyết trong vụ tranh chấp lao động, Ban trọng tài cần căn cứ vào:

⇒ Quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể

⇒ Quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác

⇒ Quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác, các yếu tố đảm bảo sự hài hoà lợi ích của các bên tranh chấp cũng như lợi ích của đất nước

⇒ Quy định của pháp luật lao động 

29. Khi phản hồi đề nghị của đối phương, các bên nên:

⇒ Bắt đầu bằng cách nêu những điểm tích cực có tính khuyến khích, khích lệ đối phương

⇒ Bắt đầu bằng cách phê phán những điểm thiếu căn cứ trong đề nghị của đối phương

⇒ Bày tỏ sự phản đối với đề nghị của đối phương

⇒ Đưa ra thông tin chung chung, mơ hồ 

30. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm:

⇒ Không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định

⇒ Phải mở phiên tòa, phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp không cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định

⇒ Phải mở phiên tòa, phải triệu tập các đương sự

⇒ Không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự

31. Khi tìm hiểu về đối phương trong thương lượng giải quyết tranh chấp, cần xác định:

⇒ Tất cả các đáp án

⇒ Khía cạnh văn hóa của đối phương nếu một trong các bên tranh chấp là người nước ngoài

⇒ Mục đích, khả năng của đối phương

⇒ Ai sẽ là người trực tiếp thương lượng với chúng ta 

32. Khi tiến hành hoà giải vụ án lao động, Thẩm phán phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

⇒ Bao gồm cả đáp án a, b, c

⇒ Không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình

⇒ Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự

⇒ Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội 

33. Khi tư vấn cho khách hàng khởi kiện một vụ án lao động đến Toà án, Luật sư cần kiểm tra những điều kiện khởi kiện sau:

⇒ Sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật chưa?

⇒ Khách hàng có quyền khởi kiện vụ án lao động không và vụ tranh chấp lao động có đủ điều kiện khởi kiện không?

⇒ Tranh chấp lao động có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không? 

⇒ Bao gồm cả đáp án a, b, c

34. Khi xác định mục tiêu cho quá trình thương, cần phải đảm bảo các tiêu chí:

⇒ Tính cụ thể, tính thực tế, tính định lượng, thời gian xác định và phạm vi thực hiện nhất định các mục tiêu đó

⇒ Tính cụ thể và tính thực tế của các mục tiêu đó

⇒ Tính cụ thể, thời gian xác định và phạm vi thực hiện nhất định các mục tiêu đó

⇒ Tính cụ thể và tính thực tế của các mục tiêu đó 

35. Khi xây dựng phương hướng, lộ trình thương lượng, các bên cần:

⇒ Tất cả các đáp án

⇒ Dự trù các khả năng đàm phán theo lộ trình không dự định

⇒ Dự trù khả năng tranh luận không đi đến sự thống nhất ý chí giữa các bên tranh chấp để có phương án, lựa chọn thay thế

⇒ Dự trù các khả năng lộ trình nào có thể sẽ tốn nhiều thời gian, lộ trình nào có thể dẫn tới những tranh luận gay gắt từ đối phương

36. Yêu cầu đối với Hòa giải viên lao động:

⇒ Tất cả các đáp án

⇒ Phải có vị trí độc lập với các bên

⇒ Phải là bên có hiểu biết về các vấn đề lao động – xã hội, pháp luật lao động cũng như các kỹ năng hòa giải

⇒ Hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp

37. Khi xét xử bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm:

⇒ Chỉ xem xét lại phần của bản án lao động sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị

⇒ Chỉ xem xét lại phần của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ lao động, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án lao động của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị

⇒ Chỉ xem xét lại phần của bản án lao động sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ lao động, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án lao động của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị

⇒ Chỉ xem xét lại phần của bản án lao động sơ thẩm, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án lao động của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị 

38. Khởi kiện và thụ lý vụ án lao động là:

⇒ Việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác

⇒ Việc cá nhân có đủ điều kiện khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

⇒ Việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

⇒ Việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án lao động 

39. Lợi ích của thương lượng giải quyết tranh chấp là:

⇒ Tất cả các đáp án

⇒ Cách thức đơn giản nhất thu hẹp khoảng cách giữa các bên tranh chấp

⇒ Kết quả thương lượng thành rất dễ dàng được các bên tự nguyện thực hiện

⇒ Đưa ra cơ chế hữu hiệu nhằm giải quyết tranh chấp 

40. Một nguyên tắc căn bản để xác định phiên họp riêng nên tiến hành với bên tranh chấp nào trước, đó là:

⇒ Nên bắt đầu với bên gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp

⇒ Nên bắt đầu với bên có dấu hiệu hành động trước (ví dụ: bên đưa ra phàn nàn đầu tiên; hoặc bên đặc biệt nghi ngờ Hòa giải viên lao động, nghi ngờ quá trình hòa giải)

⇒ Bắt đầu với bên mà Hòa giải viên cho rằng có thiện chí hơn trong hòa giải

⇒ Nên bắt đầu với bên không gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp 

41. Một trong các quy tắc cơ bản trong đàm phàn, thương lượng giải quyết tranh chấp lao động là:

⇒ Cùng có lợi

⇒ Không nhân nhượng bất kỳ vấn đề gì

⇒ Hứa hẹn bất kỳ điều gì để đạt được mục đích trong giải quyết tranh chấp, kể cả những điều không thể thực hiện được

⇒ Không mưu cầu một quan hệ hợp tác 

42. Một trong những cách thức sử dụng chủ động kỹ năng lắng nghe trong phiên họp hòa giải, đó là:

⇒ Hòa giải viên lao động không cần sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi lắng nghe

⇒ Hòa giải viên lao động cần nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa các bên về các vấn đề tranh chấp và thời gian hòa giải bằng cách hối thúc các bên tranh chấp chia sẻ, trao đổi

⇒ Hòa giải viên lao động có thể sử dụng linh hoạt nhiều loại câu hỏi để bày tỏ sự quan tâm và giúp các bên có thể chia sẻ đầy đủ các thông tin và suy nghĩ

⇒ Hòa giải viên lao động không nên để tồn tại những “khoảng lặng” của các bên tranh chấp 

43. Một trong những điều kiện để Hội đồng trọng tài lao động thụ lý giải quyết tranh chấp lao động (trừ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích) là:

⇒ Đơn yêu cầu được nộp đến Hội đồng trọng tài lao động còn trong thời hiệu

⇒ Đơn yêu cầu được Tổ chức đại diện người lao động nộp đến Hội đồng trọng tài lao động còn trong thời hiệu

⇒ Đơn yêu cầu được Tổ chức đại diện người sử dụng lao động nộp đến Hội đồng trọng tài lao động còn trong thời hiệu

⇒ Đơn yêu cầu được một bên tranh chấp nộp đến Hội đồng trọng tài lao động còn trong thời hiệu

44. Một trong những nguyên tắc Hòa giải viên lao động khi tiến hành hoạt động hòa giải cần bám sát vào là:

⇒ Luôn giữ thái độ và vai trò trung lập, đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải

⇒ Nhận xét, đánh giá, phán xét để các bên thấy rõ xử sự của mình trong vấn đề trnh chấp là đúng – sai, hợp pháp hay không hợp pháp

⇒ Tạo môi trường để các bên chủ động đề xuất lựa chọn giải pháp và quyết định phương án giải quyết tranh chấp nếu thấy cần thiết

⇒ Nhận xét, đánh giá, phán xét để các bên thấy rõ xử sự của mình trong vấn đề trnh chấp là đúng – sai, hợp pháp hay không hợp pháp 

45. Mục đích nghiên cứu hồ sơ vụ án của Luật sư là:

⇒ Để xác định vụ tranh chấp còn thời hiệu khởi kiện không

⇒ Bao gồm cả đáp án a, b, c

⇒ Xác định các chứng cứ cần sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng

⇒ Vụ tranh chấp lao động có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án không 

46. Mục tiêu bao trùm của hoà giải giải quyết tranh chấp lao động là:

⇒ Bao gồm cả đáp án a, b, c

⇒ Nhằm giúp các bên tranh chấp duy trì quan hệ lao động giữa các bên sau tranh chấp

⇒ Nhằm giúp các bên tranh chấp giải tỏa mâu thuẫn

⇒ Nhằm giúp các bên tranh chấp tự nguyện chấm dứt xung đột 

47. Nếu một trong các bên tranh chấp hoàn toàn không có thành ý thì thương lượng giải quyết tranh chấp có thể:

⇒ Trở thành “Con dao hai lưỡi”, làm lãng phí thời gian và chi phí của các bên trong giải quyết tranh chấp

⇒ Giúp các bên tiết kiệm chi phí cho giải quyết tranh chấp

⇒ Giúp các bên tiết kiệm thời gian cho giải quyết tranh chấp

⇒ Giúp các bên nhanh chóng đạt được đồng thuận trong lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp 

48. Nếu quá thời hạn Hội đồng trọng tài lao động yêu cầu nhưng các bên tranh chấp không sửa đổi/bổ sung đơn yêu cầu và/hoặc không nộp bổ sung tài liệu chứng cứ thì:

⇒ Hội đồng trọng tài lao động có quyền trả lại đơn yêu cầu, không thụ lý giải quyết tranh chấp lao động

⇒ Hội đồng trọng tài lao động tiếp tục yêu cầu các bên tranh chấp sửa đổi/bổ sung đơn yêu cầu và/hoặc nộp bổ sung tài liệu chứng cứ

⇒ Hội đồng trọng tài lao động vẫn có thể thụ lý giải quyết tranh chấp lao động

⇒ Bao gồm cả đáp án a, b, c 

49. Ngoài điều kiện về đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn, Toà án sẽ tiến hành thụ lý vụ án lao động trong trường hợp:

⇒ Người khởi kiện vụ án lao động có quyền khởi kiện

⇒ Tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

⇒ Tranh chấp lao động chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền, trừ một số trường hợp luật định 

⇒ Người khởi kiện vụ án lao động có quyền khởi kiện, tranh chấp lao động chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 192 và tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

50. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ tục cho cuộc họp thương lượng:

⇒ Người chủ trì cần giới thiệu thành phần đoàn thương lượng của các bên tranh chấp; Nêu rõ nội dung chương trình dự kiến làm việc; Thống nhất ý kiến giữa các bên tham gia thương lượng về các quy tắc cơ bản cho cuộc thương lượng

⇒ Người chủ trì cũng cần giới thiệu thành phần đoàn thương lượng của các bên tranh chấp; Nêu rõ nội dung chương trình dự kiến làm việc

⇒ Người chủ trì cần Nêu rõ nội dung chương trình dự kiến làm việc; Thống nhất ý kiến giữa các bên tham gia thương lượng về các quy tắc cơ bản cho cuộc thương lượng

⇒ Người chủ trì cần giới thiệu thành phần đoàn thương lượng của các bên tranh chấp; Thống nhất ý kiến giữa các bên tham gia thương lượng về các quy tắc cơ bản cho cuộc thương lượng 

51. Nội dung chính của biên bản hòa giải thành cần tóm tắt vấn đề sau:

⇒ Vấn đề tranh chấp; Tài liệu chứng cứ liên quan đến tranh chấp; Những thỏa thuận các bên tranh chấp đã đạt được một cách tự nguyện thông qua hòa giải

⇒ Vấn đề tranh chấp; Tài liệu chứng cứ liên quan đến tranh chấp

⇒ Vấn đề tranh chấp

⇒ Những thỏa thuận các bên tranh chấp đã đạt được một cách tự nguyện thông qua hòa giải; Tài liệu chứng cứ liên quan đến tranh chấp 

52. Nội dung chính của biên bản hòa giải không thành cần tóm tắt vấn đề sau:

⇒ Vấn đề tranh chấp; Tài liệu chứng cứ liên quan đến tranh chấp; Tóm tắt diễn biến phiên họp hòa giải, trong đó nêu cụ thể: phương án hòa giải của Hòa giải viên lao động, ý kiến của từng bên tranh chấp, lí do hòa giải không thành

⇒ Tóm tắt diễn biến phiên họp hòa giải, trong đó nêu cụ thể: phương án hòa giải của Hòa giải viên lao động, ý kiến của từng bên tranh chấp, lí do hòa giải không thành

⇒ Vấn đề tranh chấp

⇒ Tài liệu chứng cứ liên quan đến tranh chấp 

53. Phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án lao động theo thủ tục thông thường được điều hành bởi một Hội đồng xét xử gồm:

⇒ 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân

⇒ 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân

⇒ 01 Thẩm phán và 01 Hội thẩm nhân dân

⇒ 03 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân 

54. Quyết định của Ban trọng tài lao động thông thường cần có các nội dung chính sau:

⇒ Thời gian ban hành quyết định; Tên, địa chỉ của các bên tranh chấp; Nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp; Các căn cứ để giải quyết tranh chấp; Nội dung cụ thể các phán quyết giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động; Chữ ký của Trưởng Ban trọng tài lao động và đóng dấu của Hội đồng trọng tài lao động

⇒ Thời gian ban hành quyết định; Tên, địa chỉ của các bên tranh chấp; Nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp; Nội dung cụ thể các phán quyết giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động

⇒ Thời gian ban hành quyết định; Nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp; Nội dung cụ thể các phán quyết giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động; Chữ ký của Trưởng Ban trọng tài lao động và đóng dấu của Hội đồng trọng tài lao động

⇒ Nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp; Nội dung cụ thể các phán quyết giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động

55. Với tình huống vô tình gặp một trong các bên tranh chấp ở tiền sảnh hoặc trong thang máy trước phiên họp hòa giải, Hòa giải viên:

⇒ Không nên xuất hiện trước bên tranh chấp như là một người “thân thiết” của họ

⇒ Không cần chuyển hướng cuộc nói chuyện nếu bên tranh chấp có đề cập đến vấn đề tranh chấp

⇒ Có thể nói chuyện với họ về vụ tranh chấp

⇒ Hãy thể hiện mối quan hệ thật thân thiết với họ

56. Sau khi lắng nghe chia sẻ từ một bên tranh chấp trong cuộc họp riêng đầu tiên, Hòa giải viên lao động hãy:

⇒ Chống lại sự cám dỗ trong việc đưa ra nhận định bên nào đúng, bên nào sai

⇒ Xác định vấn đề tranh chấp là do lỗi của bên nào

⇒ Xác định rằng mình đã hiểu vấn đề tranh chấp

⇒ Đưa ra đánh giá về vụ tranh chấp 

57. Sau khi tiếp cận hồ sơ vụ việc Hòa giải viên lao động cần lưu ý rằng:

⇒ Phải chắc chắn bản thân đã hiểu về cuộc tranh chấp

⇒ Phải chắc chắn bản thân đã hiểu về các bên tranh chấp

⇒ Đừng chắc chắn bản thân đã hiểu về cuộc tranh chấp

⇒ Phải chắc chắn bản thân đã hiểu ai đúng / sai trong cuộc tranh chấp 

58. So với thương lượng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, thương lượng giải quyết tranh chấp lao động tập thể:

⇒ Phức tạp hơn, quy mô lớn hơn

⇒ Quy mô lớn hơn nhưng ít phức tạp hơn

⇒ Quy mô có thể bé hơn hoặc lớn hơn

⇒ Phức tạp hơn nhưng quy mô bé hơn 

59. Tất cả những thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp đạt được thông qua thương lượng:

⇒ Chỉ có hiệu lực khi được ghi thành văn bản và có chữ ký xác nhận của đại diện các phía tranh chấp

⇒ Không ghi vào biên bản, trừ khi một trong các bên tranh chấp yêu cầu

⇒ Chỉ có hiệu lực ngay cả khi không được ghi thành văn bản

⇒ Không ghi vào biên bản, trừ khi các bên tranh chấp cùng đồng thuận yêu cầu

60. Với tình huống một trong các bên tranh chấp chủ động gọi điện thoại cho Hòa giải viên trước phiên họp hòa giải để thăm dò Hòa giải viên sẽ hòa giải tranh chấp theo hướng nào, Hòa giải viên:

⇒ Có thể chỉ ra những điểm yếu của một bên, hoặc cũng có thể giúp họ đánh giá những thiệt hại nếu vấn đề tranh chấp chưa được giải quyết

⇒ Có thể nói ra một sự phán xử nhất định

⇒ Có thể nói ra những gì mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận vào một thời điểm trong tương lai

⇒ Tuyệt đối không chỉ ra những điểm yếu của họ

61. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn:

⇒ Được rút ngắn chỉ còn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định

⇒ Được rút ngắn chỉ còn là 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định

⇒ Được rút ngắn chỉ còn là 07 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định

⇒ Được rút ngắn chỉ còn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định 

62. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là:

⇒ Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

⇒ Pháp luật không quy định

⇒ Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

⇒ Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 

63. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án lao động là:

⇒ 02 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng

⇒ 02 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 02 tháng

⇒ 02 tháng

⇒ 02 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 15 ngày 

64. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án lao động theo thủ tục thông thường là:

⇒ 03 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án

⇒ 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án

⇒ 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án 

⇒ 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án (Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng)

65. Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án:

⇒ Dài hơn so với thời hạn giải quyết tranh chấp tại Hoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

⇒ Bằng thời hạn giải quyết tranh chấp tại Hoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

⇒ Ngắn hơn so với thời hạn giải quyết tranh chấp tại Hoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

⇒ Pháp luật không quy định 

66. Thủ tục tranh tụng tại phiên toà lao động phúc thẩm được bắt đầu:

⇒ Bằng việc trình bày kháng cáo, kháng nghị; phần hỏi, tranh luận và phần phát biểu của Kiểm sát viên tham gia phiên toà

⇒ Bằng phần hỏi, tranh luận và phần phát biểu của Kiểm sát viên tham gia phiên toà

⇒ Bằng việc trình bày kháng cáo, kháng nghị và phần phát biểu của Kiểm sát viên tham gia phiên toà

⇒ Bằng việc trình bày kháng cáo, kháng nghị; phần hỏi, tranh luận 

67. Tình huống các bên bắt đầu tranh luận trong phiên họp chung đầu tiên này, Hòa giải viên lao động:

⇒ Nên để các bên bày tỏ bức xúc của mình với điều kiện là cuộc tranh luận không vượt quá tầm kiểm soát

⇒ Nên hạn chế tối đa việc để các bên bày tỏ bức xúc của mình

⇒ Nên để các bên bày tỏ hết bức xúc của mình

⇒ Không nên để các bên bày tỏ bức xúc của mình kể cả khi cuộc tranh luận không vượt quá tầm kiểm soát 

68. Tình huống khi bắt đầu cuộc họp riêng với bên tranh chấp thứ hai, bên tranh chấp này ngay lập tức hỏi Hòa giải viên rằng bên kia đã trao đổi những gì với mình, Hòa giải viên nên:

⇒ Từ chối nói cho họ biết tất cả những vấn đề mà bên tranh chấp kia trao đổi với mình

⇒ Nói cho họ biết tất cả những vấn đề mà bên tranh chấp kia trao đổi với mình

⇒ Nói cho họ biết những vấn đề mà bên tranh chấp kia trao đổi với mình (trừ những vấn đề được yêu cầu giữ bí mật) 

⇒ Nói với họ rằng bản thân sẽ cho họ biết nhưng trước tiên muốn nghe họ trình bày trước

69. Tình huống Trưởng ban trọng tài hoặc những trọng tài viên đồng hòa giải đang có khúc mắc liên quan tới một trong các bên tranh chấp hoặc vấn đề tranh chấp, nên xử lý theo hướng:

⇒ Những khúc mắc đó cần được nêu ra và trao đổi ngắn gọn trong Ban trọng tài

⇒ Những khúc mắc đó không cần thiết được nêu ra và trao đổi trong Ban trọng tài

⇒ Tùy từng trường hợp mà Trưởng ban trọng tài sẽ quyết định những khúc mắc đó cần trao đổi trong Ban trọng tài hay không

⇒ Trưởng ban trọng tài sẽ quyết định hướng giải quyết những khúc mắc đó mà không cần trao đổi trong Ban trọng tài 

70. Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động sau:

⇒ Tranh chấp lao động cá nhân; tranh chấp lao động tập thể về quyền; tranh chấp liên quan đến lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp; tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật

⇒ Tranh chấp lao động cá nhân; tranh chấp khác về lao động

⇒ Tranh chấp lao động tập thể về quyền; tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật

⇒ Tranh chấp lao động cá nhân; tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp 

71. Thương lượng giải quyết tranh chấp:

⇒ Là quá trình một bên thuyết phục và một bên bị thuyết phục

⇒ Là quá trình theo đuổi nhu cầu, lợi ích của riêng một bên tranh chấp

⇒ Là một quá trình bàn bạc, thỏa thuận giữa các bên nhằm đi đến sự nhất trí về phương án giải quyết tranh chấp lao động

⇒ Là quá trình các bên tối đa hóa lợi ích của mình mà không thể không cần nhìn nhận lợi ích của bên còn lại 

72. Thương lượng giải quyết tranh chấp lao động nhằm hướng tới:

⇒ Phương án giải quyết tranh chấp “đôi bên cùng có lợi”

⇒ Phương án giải quyết tranh chấp “thua – thua”

⇒ Phương án giải quyết tranh chấp “thắng – thua”

⇒ Phương án giải quyết tranh chấp “các bên đều phải chấp nhận nhượng bộ tối đa lợi ích của mình để mưu cầu một quan hệ lao động ổn định” 

73. Trên cơ sở xác định rõ những vấn đề liên quan đến tranh chấp, mỗi bên tranh chấp sẽ lựa chọn thành viên tham gia thương lượng của mình trên các tiêu chí:

⇒ Có sự am hiểu về vấn đề tranh chấp, về đối phương, có các kỹ năng đàm phán, thương lượng tốt

⇒ Có sự am hiểu về vấn đề tranh chấp và có các kỹ năng đàm phán, thương lượng tốt

⇒ Có sự am hiểu về vấn đề tranh chấp

⇒ Có sự am hiểu về vấn đề tranh chấp, về đối phương 

74. Trong kiểm sát thụ lý vụ án lao động, Kiểm sát viên cần tiến hành các hoạt động nghiệp vụ cơ bản sau:

⇒ Kiểm sát hoạt động thụ lý vụ án và Đơn khởi kiện

⇒ Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện và kiểm sát việc chuyển đơn khởi kiện

⇒ Kiểm sát hoạt động thụ lý vụ án; kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện và kiểm sát việc chuyển đơn khởi kiện

⇒ Kiểm sát hoạt động thụ lý vụ án; kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện 

75. Trong phiên họp hòa giải chung đầu tiên với các bên tranh chấp, việc sử dụng chủ động kỹ năng lắng nghe sẽ giúp cho Hòa giải viên lao động:

⇒ Tất cả các đáp án

⇒ Tự tin hướng dẫn các bên thương lượng đúng vấn đề, đúng hướng

⇒ Hiểu rõ chính xác những diễn biến trong phiên họp hòa giải nhằm chủ động và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh

⇒ Hiểu về các bên tranh chấp và vấn đề tranh chấp 

76. Trong quá trình hòa giải, nhiệm vụ của Hòa giải viên lao động là:

⇒ Hỗ trợ kỹ thuật cho các bên; Cung cấp thông tin cho các bên; Tạo môi trường để các bên thương lượng; Chỉ đạo, kiểm soát hoạt động của các bên tranh chấp trên cơ sở các quy tắc hòa giải

⇒ Buộc các bên tranh chấp phải tuân theo quyết định của mình về một phương án giải quyết tranh chấp

⇒ Ra phán quyết về vụ tranh chấp

⇒ Thực hiện thủ tục hòa giải để các bên đi tiếp hành trình giải quyết tranh chấp mà không nhằm mục đích giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp giữa các bên 

77. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

⇒ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý vụ án lao động theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn

⇒ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án lao động theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn

⇒ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; trả lại đơn khởi kiện vụ án lao động cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 

⇒ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý vụ án lao động theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; trả lại đơn khởi kiện vụ án lao động cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

78. Trong thương lượng giải quyết tranh chấp:

⇒ Lợi ích của các bên phải được tối ưu hóa trong tương quan với lợi ích bên tranh chấp kia và phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị sử dụng lao động.

⇒ Các bên chỉ cần đạt được lợi ích của mình mà không cần có bất cứ sự nhượng bộ nào.

⇒ Các bên chỉ cần tối đa hóa lợi ích của mình mà không cần nhìn nhận lợi ích của bên còn lại.

⇒ Các bên chỉ cần quan tâm đến lợi ích tối đa nhất của phía mình là đủ. 

79. Trọng tài lao động chỉ tiến hành xét xử một lần đối với các tranh chấp lao động và phán quyết của trọng tài:

⇒ Là chung thẩm, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo, kháng nghị

⇒ Không có hiệu lực thi hành nếu các bên tranh chấp không đồng thuận

⇒ Có tính tham khảo để các bên tranh chấp lựa chọn và quyết định

⇒ Có hiệu lực thi hành, có thể bị kháng cáo, kháng nghị 

80. Trước khi tiến hành phiên họp hòa giải riêng với các bên tranh chấp, Hòa giải viên lao động cần xem xét lại các ghi chép trong phiên họp hòa giải chung đầu tiên với các bên tranh chấp nhằm mục đích:

⇒ Xác định quyền lợi chung, mối quan tâm, mối e ngại của các bên trong tranh chấp

⇒ Xác định quyền lợi chung, mối quan tâm, mối e ngại, mong muốn và lợi ích riêng của các bên trong tranh chấp

⇒ Xác định quyền lợi chung và mối quan tâm của các bên trong tranh chấp

⇒ Xác định quyền lợi chung và lợi ích riêng của các bên trong tranh chấp 

81. Trước khi tư vấn cho khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động đến Toà án, Luật sư cần trao đổi với khách hàng để làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:

⇒ Nội dung sự việc; Quan hệ giữa các bên tranh chấp; Sự kiện tranh chấp; Mong muốn/yêu cầu của khách hàng khi khởi kiện

⇒ Nội dung sự việc; Sự kiện tranh chấp; Mong muốn/yêu cầu của khách hàng khi khởi kiện

⇒ Nội dung sự việc; Mong muốn/yêu cầu của khách hàng khi khởi kiện

⇒ Nội dung sự việc; Quan hệ giữa các bên tranh chấp 

82. Trung thương lượng giải quyết tranh chấp lao động tập thể, phía tập thể lao động có thể mời:

⇒ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ cho mình trong quá trình thương lượng

⇒ Các chuyên gia hỗ trợ cho mình trong quá trình thương lượng

⇒ Luật sư tham gia và hỗ trợ cho mình trong quá trình thương lượng 

⇒ Tất cả các đáp án

83. Việc chuẩn bị số liệu, tài liệu, xác định thông tin cần thu thập trước cuộc họp thương lượng giải quyết tranh chấp cần đáp ứng được yêu cầu:

⇒ Có được nhiều số liệu, tài liệu, thông tin để chứng minh cho đề nghị của phía mình càng nhiều càng tốt; Các số liệu, tài liệu, thông tin phải đảm bảo độ chính xác, thuyết phục, liên quan trực tiếp và gắn với mỗi đề nghị đưa ra; Nguồn thu thập thông tin phải có tính đa chiều, tin cậy và thực chất

⇒ Nguồn thu thập thông tin phải có tính đa chiều, tin cậy và thực chất

⇒ Có được nhiều số liệu, tài liệu, thông tin để chứng minh cho đề nghị của phía mình càng nhiều càng tốt

⇒ Các số liệu, tài liệu, thông tin phải đảm bảo độ chính xác, có tính thuyết phục, liên quan trực tiếp và gắn với mỗi đề nghị đưa ra 

84. Việc giải quyết vụ án lao động tại Toà án được tiến hành:

⇒ Theo thủ tục do Thẩm phán quyết định

⇒ Theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn (khi thoả mãn các điều kiện luật định)

⇒ Theo thủ tục rút gọn khi thoả mãn các điều kiện luật định

⇒ Theo thủ tục thông thường 

85. Việc tìm hiểu và đánh giá kỹ về đối phương trong thương lượng giải quyết tranh chấp:

⇒ Là cần thiết

⇒ Là cần thiết trong một số trường hợp

⇒ Là không cần thiết trong một số trường hợp

⇒ Là không cần thiết

86. Khi xây dựng và tư vấn cho khách hàng của mình phương án hoà giải, Luật sư cần dựa trên các yếu tố:

⇒ Hiện trạng chứng cứ trong hồ sơ vụ án; mức độ mâu thuẫn giữa hai bên tranh chấp

⇒ Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có)

⇒ Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có); hiện trạng chứng cứ trong hồ sơ vụ án; mức độ mâu thuẫn giữa hai bên tranh chấp; ảnh hưởng của vụ kiện đến hai bên tranh chấp trong trường hợp hai bên không hoà giải được

⇒ Yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có); hiện trạng chứng cứ trong hồ sơ vụ án; mức độ mâu thuẫn giữa hai bên tranh chấp 

87. Quyết định về việc giải quyết tranh chấp lao động phải được ban hành:

⇒ Ngay sau phiên họp hòa giải hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên

⇒ Ngay sau phiên họp hòa giải hoặc chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên

⇒ Ngay sau phiên họp hòa giải hoặc chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên

⇒ Ngay sau phiên họp hòa giải hoặc chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên 

88. Thành phần tham gia nghị án phiên toàn lao động sơ thẩm:

⇒ Các thành viên Hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát nhân dân

⇒ Chỉ có thẩm phán trong Hội đồng xét xử

⇒ Chỉ có Hội thẩm trong Hội đồng xét xử

⇒ Các thành viên Hội đồng xét xử 

Đáp án tự luận Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công – EL63 – EHOU

Câu hỏi 01

                Năm 2021, do đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới nên tình hình tài chính của Doanh nghiệp A gặp phải khó khăn. Trước tình hình đó, Giám đốc Doanh nghiệp A đã ra thông báo: “Từ tháng 1/2022 tiền lương của người lao động sẽ điều chỉnh từ 8 triệu đồng/tháng (theo quy định của Thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực thực hiện tại Doanh nghiệp A) xuống 7 triệu đồng/tháng”. Sau khi nhận được thông báo, tập thể người lao động thông qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp A đã có văn bản phản đối và yêu cầu Giám đốc rút lại Thông báo trên tuy nhiên Giám đốc đã không đồng ý nên đã dẫn đến tranh chấp giữa tập thể người lao động với Giám đốc Doanh nghiệp A.

Hỏi:

  1. Có quan điểm cho rằng việc giải quyết tranh chấp lao động trong tình huống trên bắt buộc phải do các bên tranh chấp tiến hành thương lượng trước khi yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết, ý kiến của anh (chị) về vấn đề này như thế nào? (5 điểm)
  2. Để giải quyết được tranh chấp lao động trên, theo anh (chị), Hòa giải viên lao động cần phải làm rõ những vấn đề gì và thu thập những chứng cứ nào? (5 điểm)

Câu hỏi 02

      Năm 20221, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên doanh thu của của Doanh nghiệp X giảm sút đáng kể so với năm 2020. Trước tình hình đó, Giám đốc Doanh nghiệp X đã ra thông báo: “Từ tháng 1/2021 tiền ăn trưa của người lao động sẽ điều chỉnh từ 2 triệu đồng/tháng (theo quy định của Thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực thực hiện tại Doanh nghiệp A) xuống 1 triệu đồng/tháng”. Sau khi nhận được thông báo, tập thể người lao động thông qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp A đã có văn bản phản đối và yêu cầu Giám đốc rút lại Thông báo trên tuy nhiên Giám đốc đã không đồng ý nên đã dẫn đến tranh chấp giữa tập thể người lao động với Giám đốc Doanh nghiệp X.

Hỏi:

  1. Tranh chấp lao động trong trường hợp trên thuộc loại tranh chấp lao động nào? Giải thích? (5 điểm)
  2. Anh (chị) hãy xác định các công việc mà Hòa giải viên lao động thực hiện  khi chuẩn bị tiến hành hòa giải? (5 điểm)

Câu hỏi 03

      Năm 2021, doanh thu của Công ty A tăng lên đáng kể so với năm 2020, trong đó có một phần đóng góp công sức không nhỏ từ phía tập thể người lao động. Trước tình hình đó, tập thể lao động trong Công ty (thông qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của công ty A) đã đề nghị thương lượng tập thể với Giám đốc Công ty A về việc tăng lương cho người lao động, với nội dung đề nghị cụ thể như sau: “Từ tháng 1/2022 tiền lương của người lao động sẽ điều chỉnh tăng  từ 8 triệu đồng/tháng (theo quy định của Thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực thực hiện tại Công ty A) lên 10 triệu đồng/tháng”. Sau khi nhận được đề nghị thương lượng, Giám đốc Công ty A đã phản đối và không chấp nhận đề nghị tăng lương của phía tập thể lao động nên đã dẫn đến tranh chấp lao động.

Hỏi:

  1. Tranh chấp lao động trong trường hợp trên thuộc loại tranh chấp lao động nào? Giải thích? (5 điểm)
  2.  Anh (chị) hãy xác định những công việc mà Hòa giải viên lao động thực hiện khi tiến hành phiên họp riêng với từng bên tranh chấp? (5 điểm)

Câu hỏi 04

 Anh Nguyễn Văn A làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ tháng 2 năm 2012 tại doanh nghiệp X (Trụ sở tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Ngày 10/04/2021 để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sát khuẩn cho người dân phòng chóng dịch Covid, công ty quyết định huy động làm thêm 5h/ngày và có văn bản gửi tới toàn thể người lao động trong công ty. Kết thúc đợt làm thêm (10 ngày), một số người lao động được nhận tiền lương làm thêm giờ, riêng anh A không được nhận vì lý do trong 10 ngày làm thêm, anh A có 3 lần về sớm 10 phút. Anh A không đồng ý với quyết định đó nên làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án.

Hỏi:

1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án nào có thẩm quyền thụ lý vụ án trên? Vì sao? (5,0 điểm).

2. Anh (chị) hãy xác định những công việc mà Tòa án thực hiện khi thụ lý đơn của anh A? (5,0  điểm)

Câu hỏi 05

Để kịp tiến độ giao giao hàng cho các đối tác. Ngày 15/2/2022, Giám đốc

Doanh nghiệp A đã ra thông báo: “Từ tháng 3/2022 thời giờ làm việc của người lao động sẽ điều chỉnh tăng từ 7 giờ làm việc/ngày (theo quy định của Thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực thực hiện tại Doanh nghiệp A) lên 8 giờ làm việc/ngày”. Sau khi nhận được thông báo của Giám đốc doanh nghiệp, tập thể người lao động (thông qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp A) đã có văn bản phản đối và yêu cầu Giám đốc rút lại Thông báo trên tuy nhiên Giám đốc đã không đồng ý nên đã dẫn đến tranh chấp giữa tập thể lao động với Giám đốc doanh nghiệp A. Với mong muốn Giám đốc doanh nghiệp rút lại thông báo điều chỉnh tăng thời giờ làm việc nên tập thể lao động đã tiến hành đình công để gây sức ép.

Hỏi:

1.Theo quy định của pháp luật hiện hành, cuộc đình công trên có hợp pháp không? Vì sao? (5,0 điểm).

2. Thẩm quyền giải quyết đình công thuộc về cơ quan nào? Cơ sở pháp lý? (5,0 điểm)

4.3/5 - (3 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
4.3/5 - (3 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

16 Bình Luận “Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công – EL63 – EHOU”

  1. Đỗ Khắc Hướng

    Anh Nguyễn Văn A làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ tháng 2 năm 2012 tại doanh nghiệp X (Trụ sở tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Ngày 10/04/2021 để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sát khuẩn cho người dân phòng chóng dịch Covid, công ty quyết định huy động làm thêm 5h/ngày và có văn bản gửi tới toàn thể người lao động trong công ty. Kết thúc đợt làm thêm (10 ngày), một số người lao động được nhận tiền lương làm thêm giờ, riêng anh A không được nhận vì lý do trong 10 ngày làm thêm, anh A có 3 lần về sớm 10 phút. Anh A không đồng ý với quyết định đó nên làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án.
    Anh/ chị gợi ý giúp em với ạ?

  2. Tình huống tranh chấp:
    Anh A làm việc tại doanh nghiệp Y theo hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng. Trước khi nhận anh A vào làm việc, Giám đốc doanh nghiệp Y yêu cầu anh A nộp bản gốc Bằng tốt nghiệp đại học để đảm bảo trong thời hạn hợp đồng anh không tự ý bỏ việc. Khi thực hiện hợp đồng được 16 tháng, do gia đình anh chuyển ra nước ngoài định cư nên anh báo với Giám đốc doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Giám đốc doanh nghiệp không đồng ý việc anh chấm dứt hợp đồng lao động nên đã không thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội và không trả lại bản gốc Bằng tốt nghiệp đại học cho anh. Anh đã khởi kiện doanh nghiệp Y ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.

    Yêu cầu: Sắm vai là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc, anh/ chị hãy soạn thảo Bản thỏa thuận chung về phương án giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp được hòa giải thành công tại Tòa án.

  3. kịp tiến độ giao giao hàng cho các đối tác. Ngày 15/2/2022, Giám đốc
    Doanh nghiệp A đã ra thông báo: “Từ tháng 3/2022 thời giờ làm việc của người lao động sẽ điều chỉnh tăng từ 7 giờ làm việc/ngày (theo quy định của Thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực thực hiện tại Doanh nghiệp A) lên 8 giờ làm việc/ngày”. Sau khi nhận được thông báo của Giám đốc doanh nghiệp, tập thể người lao động (thông qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp A) đã có văn bản phản đối và yêu cầu Giám đốc rút lại Thông báo trên tuy nhiên Giám đốc đã không đồng ý nên đã dẫn đến tranh chấp giữa tập thể lao động với Giám đốc doanh nghiệp A. Với mong muốn Giám đốc doanh nghiệp rút lại thông báo điều chỉnh tăng thời giờ làm việc nên tập thể lao động đã tiến hành đình công để gây sức ép.
    Hỏi:
    1.Theo quy định của pháp luật hiện hành, cuộc đình công trên có hợp pháp không? Vì sao? (5,0 điểm).
    2. Thẩm quyền giải quyết đình công thuộc về cơ quan nào? Cơ sở pháp lý? (5,0 điểm)

    1. Tranh chấp lao động có thể được phân biệt thành hai khía cạnh chính là tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích. Dưới đây là sự phân biệt giữa hai loại tranh chấp này:

      • Tranh chấp về quyền lao động: Tranh chấp về quyền lao động xảy ra khi có sự vi phạm quyền và nghĩa vụ của người lao động hoặc nhà tuyển dụng theo quy định của pháp luật lao động. Đây là cuộc tranh chấp xoay quanh việc giữ gìn và bảo vệ quyền lợi cơ bản của người lao động như quyền công bằng, quyền làm việc trong môi trường an toàn, quyền lương công bằng, quyền nghỉ phép, quyền hưởng các phúc lợi lao động, và quyền thành lập và tham gia công đoàn.
      • Tranh chấp về lợi ích lao động: Tranh chấp về lợi ích lao động xảy ra khi có sự không đồng ý hoặc mâu thuẫn giữa người lao động và nhà tuyển dụng về các quyền và lợi ích kinh tế và xã hội khác nhau. Đây là cuộc tranh chấp xoay quanh việc đàm phán, thương lượng và tìm kiếm sự thỏa thuận về các yêu cầu và lợi ích như mức lương, chế độ làm việc, điều kiện lao động, phúc lợi và các điều khoản hợp đồng lao động khác.

      Tuy nhiên, đôi khi tranh chấp lao động có thể chứa đựng cả yếu tố về quyền và lợi ích, khi các yếu tố này liên kết và tương đồng nhau trong một tranh chấp cụ thể.

  4. tranductho83

    Giải quyết vụ án lao động theo thủ tục giám đốc thẩm:

    Chọn một câu trả lời:
    a. Là xét lại quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ quy định của pháp luật
    b. Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ quy định của pháp luật
    c. Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định của pháp luật Câu trả lời đúng
    d. Là xét lại bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

  5. tranductho83

    Thành phần tham gia nghị án phiên toàn lao động sơ thẩm:

    Chọn một câu trả lời:
    a. Các thành viên Hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát nhân dân
    b. Chỉ có Hội thẩm trong Hội đồng xét xử Câu trả lời không đúng
    c. Các thành viên Hội đồng xét xử
    d. Chỉ có thẩm phán trong Hội đồng xét xử

  6. Nguyễn Hoà

    Để kịp tiến độ giao giao hàng cho các đối tác. Ngày 15/2/2022, Giám đốc
    Doanh nghiệp A đã ra thông báo: “Từ tháng 3/2022 thời giờ làm việc của người lao động sẽ điều chỉnh tăng từ 7 giờ làm việc/ngày (theo quy định của Thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực thực hiện tại Doanh nghiệp A) lên 8 giờ làm việc/ngày”. Sau khi nhận được thông báo của Giám đốc doanh nghiệp, tập thể người lao động (thông qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp A) đã có văn bản phản đối và yêu cầu Giám đốc rút lại Thông báo trên tuy nhiên Giám đốc đã không đồng ý nên đã dẫn đến tranh chấp giữa tập thể lao động với Giám đốc doanh nghiệp A. Với mong muốn Giám đốc doanh nghiệp rút lại thông báo điều chỉnh tăng thời giờ làm việc nên tập thể lao động đã tiến hành đình công để gây sức ép.
    Hỏi:
    1.Theo quy định của pháp luật hiện hành, cuộc đình công trên có hợp pháp không? Vì sao? (5,0 điểm).
    2. Thẩm quyền giải quyết đình công thuộc về cơ quan nào? Cơ sở pháp lý? (5,0 điểm)

  7. tranductho83

    Trước khi tham gia phiên hoà giải tại Toà án cùng khách hàng, Luật sư cần lưu ý thực hiện một số công việc sau:

    Chọn một câu trả lời:
    a. Giải thích cho khách hàng biết thủ tục hoà giải tại Tòa án và kỹ năng tham gia hòa giải
    b. Giải thích cho khách hàng biết kỹ năng tham gia hòa giải tại Tòa án; Xây dựng và tư vấn cho khách hàng của mình phương án hoà giải
    c. Giải thích cho khách hàng biết về ưu điểm của việc hoà giải thành tại Toà án cũng như trình tự, thủ tục phiên hoà giải để khách hàng hiểu rõ, từ đó có tâm lý tốt nhất khi tham gia hoà giải; Xây dựng và tư vấn cho khách hàng của mình phương án hoà giải Câu trả lời đúng
    d. Giải thích cho khách hàng biết về ưu điểm của việc hoà giải thành tại Toà án cũng như trình tự, thủ tục phiên hoà giải để khách hàng hiểu rõ, từ đó có tâm lý tốt nhất khi tham gia hoà giải; Hướng dẫn khách hàng tham gia hòa giải

  8. lê hường

    Em hỏi”
    ĐỀ SỐ 02
    Năm 20221, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên doanh thu của của Doanh nghiệp X giảm sút đáng kể so với năm 2020. Trước tình hình đó, Giám đốc Doanh nghiệp X đã ra thông báo: “Từ tháng 1/2021 tiền ăn trưa của người lao động sẽ điều chỉnh từ 2 triệu đồng/tháng (theo quy định của Thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực thực hiện tại Doanh nghiệp A) xuống 1 triệu đồng/tháng”. Sau khi nhận được thông báo, tập thể người lao động thông qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp A đã có văn bản phản đối và yêu cầu Giám đốc rút lại Thông báo trên tuy nhiên Giám đốc đã không đồng ý nên đã dẫn đến tranh chấp giữa tập thể người lao động với Giám đốc Doanh nghiệp X.
    Hỏi:
    1. Tranh chấp lao động trong trường hợp trên thuộc loại tranh chấp lao động nào? Giải thích?
    2. Anh (chị) hãy xác định các công việc mà Hòa giải viên lao động thực hiện khi chuẩn bị tiến hành hòa giải?

  9. ĐỀ SỐ 04
    Anh Nguyễn Văn A làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ tháng 2 năm 2012 tại doanh nghiệp X (Trụ sở tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Ngày 10/04/2021 để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sát khuẩn cho người dân phòng chóng dịch Covid, công ty quyết định huy động làm thêm 5h/ngày và có văn bản gửi tới toàn thể người lao động trong công ty. Kết thúc đợt làm thêm (10 ngày), một số người lao động được nhận tiền lương làm thêm giờ, riêng anh A không được nhận vì lý do trong 10 ngày làm thêm, anh A có 3 lần về sớm 10 phút. Anh A không đồng ý với quyết định đó nên làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án.
    Hỏi:
    1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án nào có thẩm quyền thụ lý vụ án trên? Vì sao? (5,0 điểm).
    2. Anh (chị) hãy xác định những công việc mà Tòa án thực hiện khi thụ lý đơn của anh A? (5,0 điểm)
    Anh/chị nắm kiến thức chắc nên hỗ trợ tôi câu hỏi này?

  10. ĐỀ SỐ 04
    Anh Nguyễn Văn A làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ tháng 2 năm 2012 tại doanh nghiệp X (Trụ sở tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Ngày 10/04/2021 để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sát khuẩn cho người dân phòng chóng dịch Covid, công ty quyết định huy động làm thêm 5h/ngày và có văn bản gửi tới toàn thể người lao động trong công ty. Kết thúc đợt làm thêm (10 ngày), một số người lao động được nhận tiền lương làm thêm giờ, riêng anh A không được nhận vì lý do trong 10 ngày làm thêm, anh A có 3 lần về sớm 10 phút. Anh A không đồng ý với quyết định đó nên làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án.
    Hỏi:
    1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án nào có thẩm quyền thụ lý vụ án trên? Vì sao? (5,0 điểm).
    2. Anh (chị) hãy xác định những công việc mà Tòa án thực hiện khi thụ lý đơn của anh A? (5,0 điểm)
    Có lời giải bài này ko AD ơi ?

  11. Thành phần tham gia nghị án phiên toàn lao động sơ thẩm:

    Chọn một câu trả lời:
    a. Chỉ có thẩm phán trong Hội đồng xét xử
    b. Chỉ có Hội thẩm trong Hội đồng xét xử Câu trả lời không đúng
    c. Các thành viên Hội đồng xét xử
    d. Các thành viên Hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát nhân dân

  12. Trước khi tham gia phiên hoà giải tại Toà án cùng khách hàng, Luật sư cần lưu ý thực hiện một số công việc sau:

    Chọn một câu trả lời:
    a. Giải thích cho khách hàng biết thủ tục hoà giải tại Tòa án và kỹ năng tham gia hòa giải
    b. Giải thích cho khách hàng biết kỹ năng tham gia hòa giải tại Tòa án; Xây dựng và tư vấn cho khách hàng của mình phương án hoà giải
    (S) c. Giải thích cho khách hàng biết về ưu điểm của việc hoà giải thành tại Toà án cũng như trình tự, thủ tục phiên hoà giải để khách hàng hiểu rõ, từ đó có tâm lý tốt nhất khi tham gia hoà giải; Hướng dẫn khách hàng tham gia hòa giải
    d. Giải thích cho khách hàng biết về ưu điểm của việc hoà giải thành tại Toà án cũng như trình tự, thủ tục phiên hoà giải để khách hàng hiểu rõ, từ đó có tâm lý tốt nhất khi tham gia hoà giải; Xây dựng và tư vấn cho khách hàng của mình phương án hoà giải

  13. Câu 15: Giải quyết vụ án lao động theo thủ tục giám đốc thẩm:

    Chọn một câu trả lời:
    a. Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ quy định của pháp luật
    b. Là xét lại bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
    c. Là xét lại quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ quy định của pháp luật
    – d. Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định của pháp luật

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang

Chào Bạn

Bạn cần hỗ trợ để 100/100 chứ?