Sửa đổi, bổ sung nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

sửa đổi bổ sung nghị định số 78 2015 NĐ CP về đăng ký doanh nghiệp

Trong 03 ngày 17,25 và 27/10/2017, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã tổ chức Chương trình Hội thảo xin ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp tại thành phốHà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phốĐà Nẵng để xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các quận, huyện các tỉnh, thành phố trong cả nước và các Công ty luật, Văn phòng luật sư tại thành phốHà Nội, thành phốHồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 1078/QĐ-TTg ngày 27/7/2017 về việc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Về đăng ký doanh nghiệp)

Xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 78 về đăng ký doanh nghiệp, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã được Lãnh đạo Bộ giao xây dựng và hoàn thiện Nghị định để trình Chính phủ ban hành vào Quý 1 năm 2018. Hiện nay, công tác chuẩn bị rà soát các vướng mắc, tổng hợp các kiến nghị đang được Cục khẩn trương thực hiện.

Để có cơ sở tổng hợp các ý kiến của các địa phương, các cơ quan, tổ chức về các nhóm vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong Nghị định, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tổ chức chương trình Hội thảo xin ý kiến đóng góp của đại biểu về vấn đề này.

Phát biểu khai mạc, Bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đã có nhiều cải thiện tích cực trên nhiều phương diện:

Thứ nhất, Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản và đầy đủ giúp cho việc thực thi các thủ tục đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp được thuận lợi, xây dựng được một quy trình công khai, minh bạch, thống nhất trên phạm vi toàn quốc, thời gian được rút ngắn tối đa (không quá 3 ngày làm việc).

Thứ hai, hệ thống công nghệ thông tin đã phát triển các phiên bản đăng ký trực tiếp và đăng ký trực tuyến, cải thiện nhiều tính năng thân thiện với người dùng. Phát triển hệ thống đăng ký liên thông cho phép nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại 1 cơ quan đầu mối, 2 cơ quan đăng ký kinh doanh – đăng ký đầu tư phối hợp giải quyết, trả kết quả cho nhà đầu tư tại bộ phận 1 cửa.

Thứ ba, dữ liệu doanh nghiệp đã được cập nhật theo thời gian thực, thống nhất, khớp nối dữ liệu với cơ quan thuế, cung cấp được số liệu chính xác kịp thời về tình hình đăng ký doanh nghiệp cho Quốc hội, Chính phủ, tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

về đăng ký kinh doanh đã có nhiều cải thiện tích cực
Thứ tư, công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cũng đang được các địa phương chú trọng thông qua việc hành quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp tại địa phương.

Công khai hóa, minh bạch hóa thông tin về doanh nghiệp, công khai hóa về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cung cấp rộng rãi các thông tin đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tạo điều kiện cho bên thứ 3 tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tổ chức, cá nhân về các dịch vụ thông tin.

Thứ năm, công tác đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ công chức đăng ký kinh doanh được thực hiện liên tục đã góp phần nâng cao được chất lượng cán bộ và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp.

Tuy nhiên với quan điểm lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, đặt doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh không ngừng tiếp thu và cải thiện chất lượng các quy định pháp lý, nâng cấp các nghiệp vụ liên quan nhằm triển khai tốt các mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ:

Một là: cải cách tối đa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tạo môi trường thông thoáng, thúc đẩy thu hút đầu tư kinh doanh.

Hai là: nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đặc biệt là đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

Bà Nguyễn Hồng Vân, đại diện Phòng Nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã giới thiệu tổng quan và tổng hợp một số nội dung cần xin ý kiến các đại biểu. 

giới thiệu tổng quan và tổng hợp một số nội dung

Tại Hội thảo, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp sửa đổi Nghị định; mang tính chất thực tiễn cao của các đại biểu; từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các công ty luật, văn phòng luật sư; những đơn vị đã có sự phối hợp khá nhiều trong công tác tư vấn cho người dân, doanh nghiệp; khi thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp.

Những công ty tư vấn này là cầu nối rất quan trọng giữa người dân, doanh nghiệp; và cơ quan đăng ký kinh doanh, thúc đẩy việc giải quyết nhanh chóng thủ tục hành chính; đặc biệt là việc tăng lên nhanh chóng tỷ lệ đăng ký qua mạng vừa qua; trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay thành phố Hà Nội; đã đạt gần 70% tỷ lệ hồ sơ thực hiện qua mạng; thành phố Hồ Chí Minh là 60% – chiếm tỷ lệ lớn trên phạm vi cả nước).

Đại diện cho phía các cơ quan quản lý nhà nước; Ông Lê Xuân Hiền (Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương); đề nghị nghiên cứu việc liên thông thông tin điện tử; tự động giữa hai hệ thống của cơ quan thuế; và cơ quan đăng ký kinh doanh liên quan đến công tác hậu kiểm đối với doanh nghiệp.

Hàng ngày, cơ quan thuế liên tục gửi văn bản các loại thông báo

Nhiều nhất là thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động; tại địa chỉ đã đăng ký (có thể lên tới mấy chục % tổng số doanh nghiệp); sau đó cán bộ phòng đăng ký kinh doanh lại phải nhập dữ liệu vào hệ thống; rất mất thời gian và có nguy cơ bị bỏ sót. Đồng thời, để việc ứng dụng Chính phủ điện tử đi vào thực chất; đề nghị Nghị định mới quy định rõ, các cơ quan nhà nước; không được yêu cầu doanh nghiệp lấy giấy xác nhận về những nội dung; đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Ngoài ra, ông Hiền cũng đánh giá việc sửa đổi, bổ sung các quy định; về hộ kinh doanh nêu trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP; là rất cần thiết nên thủ tục, quy trình, biểu mẫu v.v… Để chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; phải được quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP; chứ không phải quy định tại Nghị định hướng dẫn; thực hiện một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, cùng với việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP; sẽ phải sửa đổi bổ sung Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT và các thông tư liên quan đến thu phí, lệ phí.

Đại diện cho phía các công ty luật, văn phòng luật sư; Ông Nguyễn Xuân Thủy – Luật sư của Công ty Luật LNT&Partner (Về đăng ký doanh nghiệp)

Nêu ra những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực tiễn thực hiện; mà theo ông là cần đưa vào Dự thảo Nghị định lần này như: một số định nghĩa; trong Luật Doanh nghiệp vẫn còn chưa được rõ; hiệu lực của các thay đổi trong nội dung đăng ký doanh nghiệp vẫn đang bỏ ngỏ; cần cho phép gộp nhiều nội dung đăng ký doanh nghiệp trong cùng một hồ sơ;

Các quy định về: mua lại vốn của thành viên hoặc cổ đông, mua bán cổ phần ưu đãi; sáp nhập công ty con vào công ty mẹ, xử lý; khi quá thời hạn góp vốn, thống nhất việc đóng dấu giáp lai; tỷ lệ biểu quyết công ty TNHH, giá trị pháp lý của thỏa thuận cổ đông/thành viên,… Cũng cần được xem xét, bổ sung trong dự thảo Nghị định này.

Song song với việc nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu trực tiếp tại Hội thảo; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cũng nhận được một số góp ý qua email cho Ban soạn thảo. Qua 03 cuộc Hội thảo trên cùng với các ý kiến góp ý khác; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã ghi nhận và tiếp thu các tham luận; ý kiến góp ý có tính chất thực tiễn cao của các đại biểu; để sửa đổi Nghị định phù hợp, sát với thực tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang