Những định hướng chủ đạo trong sửa đổi Luật Doanh Nghiệp 2005

những định hướng trong sửa đổi luật doanh nghiệp 2005

(Thành phố Hồ Chí Minh) Ngày 27/9/2013, Hội thảo xin ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2005 do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (ĐKKD) phối hợp với Vụ Pháp chế và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) tổ chức đã trở thành một diễn đàn trao đổi cởi mở về 4 đề xuất cơ bản sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005 nhằm xác lập rõ cách thức quản lý trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền được kinh doanh trong một môi trường tiên tiến, minh bạch.

Hội thảo xin ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/9/2013

Với vai trò là cơ quan chủ trì xây dựng Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Bộ KHĐT đã đề xuất bốn định hướng lớn trong sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này, đó là:

1.  Hiện đại hóa công tác đăng ký doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp khi gia nhập thị trường

2.  Sửa đổi các quy định nhằm nâng cao sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, công khai hóa thông tin về doanh nghiệp

3.  Hoàn thiện hơn các quy định về khung quản trị doanh nghiệp theo hướng minh bạch, đảm bảo quyền lợi của các bên liên

4.  Thiết lập cơ chế hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Trong đó, Bộ KHĐT kiến nghị việc tiếp tục xây dựng các quy định pháp lý theo định hướng của Luật Doanh nghiệp 2005

Là chuyển cơ chế quản lý doanh nghiệp từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Đây cũng là định hướng đã được triển khai thực hiện triệt để trong công tác cải cách đăng ký kinh doanh thời gian qua, góp phần tạo dựng khung pháp lý cho phép ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh và công khai thông tin doanh nghiệp cho toàn cộng đồng.

Tham gia góp ý trong hội thảo, nhiều ý kiến của các đại biểu từ cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh phía Nam, đại diện của VCCI Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện một số Văn phòng luật sư tại Thành phố đã bày tỏ sự đồng tình đối với đề xuất của Bộ KHĐT là tiến tới loại bỏ hoàn toàn chế độ “tiền kiểm” và đặt trọng tâm vào công tác “hậu kiểm”.

Theo Bà Trần Thị Bình Minh-Trưởng phòng ĐKKD Thành phố Hồ Chí Minh

Việc thay đổi tư duy từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” doanh nghiệp là một xu hướng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, cho phép doanh nghiệp linh hoạt trong thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, Bà Minh cũng đã chỉ ra sự bất cập trong công tác hậu kiểm hiện nay mà nguyên nhân cơ bản là do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý cấp quận, huyện với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gần như không tồn tại. Đây cũng là những rào cản cần phải được xem xét và có phương án xử lý trước khi thực sự đẩy mạnh các yêu cầu “hậu kiểm”.

Cũng về vấn đề này, ông Phạm Quốc Huy – Phó Chủ tịch UBND Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra thực trạng quản lý doanh nghiệp tại địa bàn và những khó khăn, vướng mắc mà cơ quan quản lý cấp quận gặp phải. Rõ ràng, cơ chế giám sát xã hội chưa được xác lập, việc quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập hiện nay chưa được tổ chức một cách có hệ thống và hiệu quả đang là trở ngại lớn cho các cơ quan quản lý thực hiện “hậu kiểm”.

Theo ông Huy cần phải có một cơ chế phối hợp tổng thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước

Thì mới có thể thực hiện tốt công tác “hậu kiểm” đối với doanh nghiệp. Chia sẻ quan điểm này, Bà Nguyễn Hải Thảo – Đại học RMIT cho rằng đã đến lúc cần xác định rõ vai trò và phạm vi can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cán bộ thực thi pháp luật ở cấp địa phương cần được “quán triệt” tinh thần về “hậu kiểm” tại cơ sở để tạo điều kiện cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.

Chia sẻ với các ý kiến góp ý, Ông Phan Đức Hiếu – Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ KHĐT đã chỉ ra thực trạng doanh nghiệp hiện nay phải chịu sự thanh tra, giám sát rất “thường xuyên” của nhiều cơ quan quản lý từ cấp quận, cấp huyện và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Tuy nhiên về phía quản lý nhà nước, vẫn còn nhiều lỗ hổng trong việc quản lý doanh nghiệp mà chưa quy trách nhiệm rõ ràng cho một cơ quan cụ thể. Theo Ông Hiếu, mục tiêu sửa đổi Luật Doanh nghiệp cần hướng tới tính hiệu quả của công tác “hậu kiểm”, giảm thiểu sự can thiệp của nhiều cơ quan quản lý vào hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan.

Qua các ý kiến góp ý và chia sẻ tại hội thảo

Quan điểm xóa bỏ “tiền kiểm” và tăng cường “hậu kiểm” doanh nghiệp; là đề xuất được hầu hết đại biểu tham gia tán thành; với nhiều ý kiến đóng góp tích cực làm tiền đề; cho việc triển khai xây dựng các cơ chế, chính sách về “hậu kiểm”. Qua trao đổi, có thể thấy đây thực sự là một yêu cầu tất yếu để từng bước gỡ bỏ những rào cản gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thông qua sự giám sát của xã hội và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tiếp tục trao đổi về các vấn đề pháp lý đang gây vướng mắc cho doanh nghiệp; một số đại biểu chia sẻ khó khăn trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKKD đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này hiện đang tạo ra nhiều cản trở trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư; và đăng ký kinh doanh.

Một điển hình của vướng mắc này là nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam

Phải có dự án đầu tư và phải hoàn tất các yêu cầu trong hồ sơ đăng ký đầu tư; để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKKD. Nhưng vì chưa có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư nước ngoài; không thể ký kết các hợp đồng thuê đất, thuê nhà xưởng, mua máy móc, vật tư; để hoàn tất các thủ tục đầu tư theo yêu cầu. Như vậy, quy định này khiến rất nhiều nhà đầu tư lúng túng; không biết thực hiện quy định nào trước, quy định nào sau.

Trao đổi tại Hội thảo, Ông Quách Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế ,Bộ KHĐT; đã nêu đề xuất tách thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký kinh doanh; theo hai phương án, Đăng ký kinh doanh trước; và Đăng ký đầu tư sau, hoặc ngược lại. Đáp lại đề xuất này, đại diện Công ty Luật Hợp danh Nghiêm; và Chính cho rằng phương án nhà đầu tư nước ngoài thực hiện ĐKKD; trước để có đầy đủ tư cách pháp nhân,rồi sau đó tiếp tục; thực hiện các thủ tục khác để được đầu tư dự án tại Việt Nam; và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; là phương án tốt cho cả cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư.

Điều này cũng phù hợp với thực trạng hiện nay về thủ tục ĐKKD

Thủ tục đầu tư đối với nhà đấu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần; trong các doanh nghiệp Việt Nam được các Sở kế hoạch và đầu tư đang thực hiện. Với nhiều ý kiến thống nhất; tại Hội thảo, Ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý ĐKKD; khẳng định Ban tổ chức sẽ tổng hợp toàn bộ các ý kiến góp ý; để cung cấp cho Ban soạn thảo; và Tổ biên tập sửa đổi Luật Doanh nghiệp nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Luật.

Tiếp tục diễn ra sôi nổi và hiệu quả, các vấn đề pháp lý được đưa ra; lấy ý kiến góp ý trong dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp; cũng được thảo luận với nhiều ý kiến góp ý; xác đáng, có giá trị thực tế từ các đại biểu tham dự. Một số đề xuất mang tính định hướng như tăng cường giám sát của xã hội; đối với hoạt động của doanh nghiệp; thông qua việc công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp; tới cộng đồng đều đạt được sự nhất trí cao.

Rất nhiều các kiến nghị khác đã được các đại biểu đề cập

Trong tham luận của mình liên quan đến đặt tên doanh nghiệp, quy định; về đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, đăng ký con dấu, về góp vốn; mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài; đối với các doanh nghiệp Việt Nam, về giải thể doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các quy định về quản trị doanh nghiệp, v.v… Đều là các vấn đề được quan tâm và thảo luận chi tiết tại Hội thảo.

Kết thúc hội thảo, ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý ĐKKD; một lần nữa khẳng định những góp ý được trình bày và tổng hợp tại Hội thảo lần này; là cơ sở thực tiễn quan trọng; trong việc hoàn thiện Dự thảo I Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp. Ông cũng chia sẻ mong muốn Luật Doanh nghiệp sửa đổi trong thời gian tới; sẽ tiếp tục đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế, huy động tối đa nguồn lực; trong dân phục vụ cho hoạt động sản xuất-kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh; của doanh nghiệp cũng như của môi trường kinh doanh Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang