Đánh thuế với doanh nghiệp mỏng vốn

đánh thuế với doanh nghiệp mỏng vốn

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 5 tới đây dự kiến bổ sung quy định, không tính chi phí hợp lý đối với lãi tiền vay vốn của khoản vay vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mỏng vốn. Mức khống chế chi phí đối với tổ chức tín dụng là khoản vay vượt quá 10 lần vốn chủ sở hữu.

Ứng xử về thuế đối với doanh nghiệp mỏng vốn

Theo bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính, việc khống chế chi phí hợp lý đối với khoản lãi vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu là do hiện có nhiều DN “vốn mỏng”, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay, dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của DN cũng như chủ nợ. DN mỏng vốn, hoạt động chủ yếu vào nguồn vốn đi vay, nếu không khống chế sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, vì DN vay càng nhiều, thì chi phí trả lãi càng lớn, thu nhập của DN càng giảm.

“Hiện tượng “tránh thuế” theo cách tận dụng “vốn mỏng” của DN ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên thế giới”, bà Mai cho biết.

Theo khảo sát của Bộ Tài chính, hiện nhiều nước trên thế giới cũng có quy định phần lãi phải trả đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (vốn vay/vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Cụ thể, New Zealand, Đức, Australia, Nhật Bản, Nga… quy định, lãi trả cho phần vốn vay của DN/vốn chủ sở hữu vượt quá 3 lần không được coi là chi phí hợp lý.

Ở nhiều nước khác như Mỹ, Pháp, Canada… thậm chí còn không tính vào chi phí hợp lý đối với lãi vay trả cho phần vốn vượt quá từ 1 đến 2 lần vốn chủ sở hữu. Ở Trung Quốc, quy định DN thông thường vay nợ quá 2 lần vốn chủ sở hữu; tổ chức tín dụng vay nợ quá 5 lần đều được coi là “mỏng vốn” và phần lãi trả cho phần vốn huy động vượt quá quy định đều không được coi là chi phí hợp lý.

“Để đảm bảo phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ; cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn tài chính; cho DN và cho nền kinh tế, Luật Thuế TNDN sửa đổi cần khống chế; chi phí hợp lý đối với khoản lãi vay vượt quá quy định. Nhưng để phù hợp với hoàn cảnh DN đang thiếu vốn; tạo điều kiện cho DN chủ động trong tái cơ cấu; và cân đối lại các nguồn vốn hoạt động, quy định này; chỉ áp dụng kể từ ngày 1/1/2016”, thay mặt Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai đề xuất.

Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc đồng tình; với quan điểm khống chế chi phí được trừ (chi phí hợp lý) đối; với lãi vay của khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu. Theo bà Cúc, việc khống chế trong giai đoạn đầu sẽ gây một số khó khăn cho DN hoạt động; dựa nhiều vào vốn vay, song về lâu dài, không chỉ bảo đảm an ninh tài chính cho DN; giảm rủi ro về nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, mà còn góp phần quan trọng; trong việc chống chuyển giá thông qua việc cho vay trong nội bộ công ty mẹ – con; cho vay giữa các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, tổng công ty.

“Việc khống chế chi phí trả lãi vay là hợp lý, song cần phải khảo sát, nghiên cứu; thêm thực tiễn để xác định khống chế chi phí khi vốn vay vượt quá 4 lần; hay 5 lần vốn chủ sở hữu thì phù hợp hơn”, bà Cúc đề xuất.

Theo ông Bùi Ngọc Tuấn, Giám đốc tư vấn thuế cao cấp Công ty Deloitte Vietnam; quy định về “vốn mỏng” không hề mới. Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài trước đây cũng đã có quy định, DN đầu tư nước ngoài; phải góp tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư, chỉ được huy động, vay vốn; tối đa 70% vốn đầu tư của dự án. Các dự án BT, BOT, BTO hiện cũng phải bảo đảm tỷ lệ vốn; tối thiểu mà chủ đầu tư phải bỏ ra/tổng vốn đầu tư. Ông Tuấn cũng đồng tình với quy định khống chế; chi phí trả lãi đối với DN “sống” chủ yếu dựa vào vốn đi vay.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang