Tình hình đăng ký doanh nghiệp 7 tháng đầu năm 2018

số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 7 trên cả nước

Tình hình đăng ký doanh nghiệp 7 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 2.958 doanh nghiệp, chiếm 38,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.078 doanh nghiệp, chiếm 14,0%; Xây dựng có 792 doanh nghiệp, chiếm 10,3%. 

I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 7 năm 2018    

Trong tháng 7 năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 11.262 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 122.097 tỷ đồng, giảm 7,8% về số doanh nghiệp và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với tháng 6 năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 7 đạt 10,84 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7 là 114.976 lao động, tăng 19,9% so với tháng trước.   

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 7 trên cả nước là 2.970 doanh nghiệp, tăng 9,0% so với tháng 6 năm 2018.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 7 trên cả nước

Biểu đồ 1. So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp

So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp của tháng 7 với tháng 6/2018 tại biểu đồ 1 cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 2.442 doanh nghiệp, tăng 7,3%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 5.530 doanh nghiệp, giảm 14,7% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.085 doanh nghiệp, giảm 1,0%.

II. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2018               

1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:     

Trong 7 tháng đầu năm, cả nước có 75.793 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 771.064 tỷ đồng, tăng 3,9% về số doanh nghiệp và tăng 11,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm nay là 623.518 lao động, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm giai đoạn 2014 – 2018

Có thể thấy tại Biểu đồ 2, số doanh nghiệp và số vốn đăng ký mới trong 7 tháng đầu năm liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2014 – 2018. So sánh giữa 7 tháng đầu năm 2018 với 7 tháng đầu năm 2014, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,8 lần và số vốn đăng ký tăng gần 3,0 lần. Điều này cho thấy, Chính phủ luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp.

Về số vốn đăng ký trong 7 tháng đầu năm, tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế là 2.231.530 tỷ đồng tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 771.064 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.460.466 tỷ đồng với 25.057 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn.  

– Theo quy mô vốn:

Bảng 1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

TTQuy mô vốn đăng ký7 tháng đầunăm 20177 tháng đầunăm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số72.95375.7933,9
10-10 tỷ đồng65.76667.8743,2
210-20 tỷ đồng3.6393.9859,5
320-50 tỷ đồng1.9162.0466,8
450-100 tỷ đồng77194923,1
5Trên 100 tỷ đồng8619399,1
– Theo vùng lãnh thổ:

Số liệu thống kê tại Bảng 1 cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2018 tất cả các quy mô vốn đăng ký đều có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: quy mô vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 23,1%; tiếp đến là từ 10-20 tỷ đồng tăng 9,5%;… quy mô vốn đăng ký từ 0-10 tỷ đồng có tỷ lệ tăng thấp nhất là 3,2%. Mặc dù, có tỷ lệ tăng thấp so với các quy mô vốn đăng ký khác nhưng quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng lại có số lượng đăng ký nhiều nhất là 67.874 doanh nghiệp, chiếm 89,5% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.        

Bảng 2. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ

TTNội dung7 tháng đầu năm 20177 tháng đầu năm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Số lượng (DN)Vốn(tỷ đồng)Lao động (người)Số lượng (DN)Vốn(tỷ đồng)Lao động (người)Số lượngVốnLao động
Tổng số72.953690.738720.77275.793771.064623.5183,911,6-13,5
1Đồng bằngSông Hồng22.301167.121226.52922.578225.141200.6901,234,7-11,4
2Trung du và miền núi phía Bắc3.09933.11368.8913.18628.68852.5202,8-13,4-23,8
3Bắc Trung Bộ và duyên hảimiền Trung9.93388.047115.06410.66998.268103.3087,411,6-10,2
4Tây Nguyên1.86614.64315.3041.84311.98612.566-1,2-18,1-17,9
5Đông Nam Bộ30.579349.394207.17932.113356.629192.0835,02,1-7,3
6Đồng bằng Sông Cửu Long5.17538.42087.8055.40450.35162.3514,431,1-29,0

Số liệu tại Bảng 2 cho thấy, tình hình doanh nghiệp phân theo vùng lãnh thổ trong 7 tháng đầu năm 2018 có một số đặc điểm như sau:  

+ Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng ở hầu hết các khu vực trong cả nước so với cùng kỳ năm trước, duy nhất khu vực Tây Nguyên là giảm. Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là các khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao, lần lượt là 32.113 doanh nghiệp (chiếm 42,4% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước) và 22.578 doanh nghiệp (chiếm 29,8%). Trong khi đó, Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất với 1.843 doanh nghiệp (chiếm 2,4% trên tổng số doanh nghiệp).    

+ Về số vốn đăng ký, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 356.629 tỷ đồng, chiếm 46,3% tổng số vốn đăng ký của cả nước; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 225.141 tỷ đồng, chiếm 29,2% tổng số vốn đăng ký của cả nước; khu vực Tây Nguyên có tổng số vốn đăng ký ít nhất là 11.986 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,6% tổng số vốn đăng ký của cả nước.

Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân, trong 7 tháng đầu năm thì khu vực Đông Nam Bộ đạt cao nhất là 11,1 tỷ đồng/doanh nghiệp;

Tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng đạt 10,0 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 9,3 tỷ đồng/doanh nghiệp;… Khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất đạt 6,5 tỷ đồng/doanh nghiệp.  

+ Về số lao động đăng ký, qua thống kê cho thấy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 200.690 lao động, chiếm 32,2% tổng số lao động đăng ký; Tây Nguyên có 12.566 lao động đăng ký là khu vực có số lao động đăng ký ít nhất so với các khu vực còn lại, chỉ chiếm 2,0% tổng số lao động đăng ký.  

Về tỷ trọng lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 7 tháng đầu năm nay, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 16,5 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 11,5 lao động/doanh nghiệp. Là 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng xét về quy mô lao động, khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ chỉ đạt lần lượt là 8,9 lao động/doanh nghiệp và 6,0 lao động/doanh nghiệp, xếp thứ 4 và thứ 6 trong tất cả các khu vực.   

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo lĩnh vực hoạt động

Bảng 3 cho thấy tình hình doanh nghiệp thành lập mới chia theo lĩnh vực hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 có một số đặc điểm như sau:

+ Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2017 ở 10/17 ngành, trong đó, nổi bật có ngành Kinh doanh bất động sản tăng 43,9%; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas  và Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội cùng tăng 24,9%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 24,6%.

Ở chiều ngược lại, có 7/17 ngành nghề có số vốn đăng ký giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có tỷ lệ giảm mạnh nhất, cụ thể: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 46,2%; Khai khoáng giảm 18,6%; Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 9,8%; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng khác giảm 6,2%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác giảm 4,6%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy giảm 4,5%; Thông tin và truyền thông giảm 2,4%.

+ Về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung nhiều nhất ở các ngành như:

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 25.715 doanh nghiệp, chiếm 33,9%; Xây dựng có 10.104 doanh nghiệp, chiếm 13,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 9.435 doanh nghiệp, chiếm 12,4%. Các ngành, lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thấp nhất là: Khai khoáng có 365 doanh nghiệp, chiếm 0,5%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 481 doanh nghiệp, chiếm 0,6%; Sản xuất phân phối điện, nước, gas có 658 doanh nghiệp, chiếm 0,9%.

+ Các ngành nghề có số vốn đăng ký lớn nhất là: Kinh doanh bất động sản có 232.991 tỷ đồng, chiếm 30,2% trên tổng số vốn đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 113.613 tỷ đồng, chiếm 14,7%; Xây dựng có 110.502 tỷ đồng, chiếm 14,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 80.426 tỷ đồng, chiếm 10,4%.

Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, một số ngành có tỷ trọng cao như:

Kinh doanh bất động sản đạt 59,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, gas đạt 58,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 20,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 18,9 tỷ đồng/doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 17,5 tỷ đồng/doanh nghiệp.

+ Về số lao động đăng ký tại các ngành cho thấy, một số ngành thu hút nhiều lao động gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 210.185 lao động, chiếm 33,7% trên tổng số lao động đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 136.004 lao động, chiếm 21,8%; Xây dựng có 67.063 lao động, chiếm 10,8% trên tổng số.

Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao hơn so với các ngành còn lại là: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 22,3 lao động/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 11,8 lao động/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 11,4 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng có 11,0 lao động/doanh nghiệp.

2. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:  

Trong 7 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 18.696 doanh nghiệp, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.   

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 4. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo vùng lãnh thổ

TTVùng lãnh thổ7 tháng đầunăm 20177 tháng đầunăm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số17.54918.6966,5
1Đồng bằng Sông Hồng5.1245.4656,7
2Trung du và miền núi phía Bắc825784-5,0
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung2.8192.9293,9
4Tây Nguyên52561216,6
5Đông Nam Bộ6.8137.52810,5
6Đồng bằng Sông Cửu Long1.4431.378-4,5

Số liệu tại Bảng 4 cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước ở 4/6 khu vực của cả nước; chỉ có 02 khu vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, đó là: Trung du và miền núi phía Bắc giảm 5,0% và Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 4,5%.

Cũng trong 7 tháng đầu năm, khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là 7.528 doanh nghiệp, chiếm 40,3% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 5.465 doanh nghiệp, chiếm 29,2% trên tổng số doanh nghiệp; khu vực Tây Nguyên có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thấp nhất là 612 doanh nghiệp, chiếm 3,3% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 5. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động

TTNgành nghề kinh doanh7 tháng đầu năm 20177 tháng đầu năm 2018 7 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số17.54918.6966,5
1Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy6.6876.7691,2
2Công nghiệp chế biến, chế tạo2.2802.4899,2
3Dịch vụ lưu trú và ăn uống911898-1,4
4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác8549116,7
5Giáo dục và đào tạo27736230,7
6Hoạt động dịch vụ khác269255-5,2
7Kinh doanh bất động sản29943645,8
8Khai khoáng197182-7,6
9Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác9251.12721,8
10Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản43651518,1
 11Nghệ thuật, vui chơi và giải trí1691700,6
12Sản xuất phân phối, điện, nước, gas9711417,5
13Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm1411559,9
14Thông tin và truyền thông35141217,4
15Vận tải kho bãi9269563,2
16Xây dựng2.6832.8887,6
17Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội475721,3

So với cùng kỳ năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm giảm ở 3 ngành

Cụ thể: Khai khoáng có 182 doanh nghiệp, giảm 7,6%; Hoạt động dịch vụ khác có 255 doanh nghiệp, giảm 5,2% và Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 898 doanh nghiệp, giảm 1,4%.  Một số ngành có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái như Kinh doanh bất động sản (45,8%); Giáo dục và đào tạo (30,7%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (21,8%).

 Thống kê số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 phân theo lĩnh vực cho thấy, lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động chủ yếu tập trung ở các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 6.769 doanh nghiệp, chiếm 36,2% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Xây dựng có 2.888 doanh nghiệp, chiếm 15,4% trên tổng số doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.489 doanh nghiệp, chiếm 13,3% trên tổng số doanh nghiệp.        

3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 7 tháng đầu năm 2018   

– Về tình hình chung:  

Trong 7 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 19.994 doanh nghiệp, tăng 26,0% so với cùng kỳ năm 2017.

– Theo quy mô vốn:

Bảng 6. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

TTQuy mô vốn đăng ký7 tháng đầunăm 20177 tháng đầunăm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số15.86619.99426,0
10-10 tỷ đồng14.90518.69125,4
210-20 tỷ đồng50672944,1
320-50 tỷ đồng30336620,8
450-100 tỷ đồng9812426,5
5Trên 100 tỷ đồng548455,6
– Theo vùng lãnh thổ:

Theo số liệu thống kê tại Bảng 6, trong 7 tháng qua các quy mô vốn đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: quy mô vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 55,6% với 84 doanh nghiệp; tiếp đến là từ 10-20 tỷ đồng có 729 doanh nghiệp, tăng 44,1%; từ 50-100 tỷ đồng có 124 doanh nghiệp, tăng 26,5%; từ 0-10 tỷ đồng có 18.691 doanh nghiệp, tăng 25,4% và từ 20-50 tỷ đồng có 366 doanh nghiệp, tăng 20,8%.  

Bảng 7. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)
TTVùng lãnh thổ7 tháng đầunăm 20177 tháng đầunăm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số15.86619.99426,0
1Đồng bằng Sông Hồng5.1386.78932,1
2Trung du và miền núi phía Bắc7631.03735,9
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung2.8533.74531,3
4Tây Nguyên59569917,5
5Đông Nam Bộ5.5586.54117,7
6Đồng bằng Sông Cửu Long9591.18323,4


Về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tập trung phần lớn ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ, cả hai chiếm tỷ trọng 66,7% so với cả nước. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ít nhất so với các khu vực khác, chiếm 3,5% trên tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.   Trong 7 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng ở tất cả các khu vực so với cùng kỳ năm 2017, trong đó các khu vực có mức tăng cao là: Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh lớn nhất là 35,9%; Đồng bằng Sông Hồng tăng 32,1%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng 31,3%;…

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 8. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

TTNgành nghề kinh doanh7 tháng đầu năm 20177 tháng đầu năm 2018 7 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số15.86619.99426,0
1Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy6.2747.83424,9
2Công nghiệp chế biến, chế tạo2.0622.49621,0
3Dịch vụ lưu trú và ăn uống8121.07532,4
4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác78998124,3
5Giáo dục và đào tạo26633525,9
6Hoạt động dịch vụ khác23928820,5
7Khai khoáng14616714,4
8Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác8121.16343,2
9Kinh doanh bất động sản19328346,6
10Nghệ thuật, vui chơi và giải trí11513920,9
11Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản319296-7,2
12Sản xuất phân phối, điện, nước, gas739428,8
13Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm11114631,5
14Thông tin và truyền thông33439919,5
15Vận tải kho bãi8911.22237,1
16Xây dựng2.3893.02226,5
17Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội415431,7

Xét tỷ lệ tăng/giảm, trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017 thì chỉ có duy nhất ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là có tỷ lệ giảm (7,2%), tất cả các ngành còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm trước.

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế

Như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 7.834 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 39,2% trên tổng số; Xây dựng có 3.022 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 15,1% trên tổng số; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.496 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 12,5% trên tổng số;…  

4. Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 7 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:  

Về tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 7 tháng đầu năm cho thấy cả nước có 39.916 doanh nghiệp, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó có 28.236 doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký và 11.680 doanh nghiệp chờ giải thể. Kể từ tháng 4/2018 đến nay, các địa phương đang tích cực triển khai công tác chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu nhằm loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập từ rất lâu nhưng không còn hoạt động; sau khi rà soát, những doanh nghiệp đó được chuyển sang tình trạng chờ giải thể. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp chờ giải thể trong 7 tháng đầu năm 2018.        

– Theo quy mô vốn:

Bảng 9. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

TTQuy mô vốn đăng ký7 tháng đầunăm 20177 tháng đầunăm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số27.40839.91645,6
10-10 tỷ đồng25.06636.36345,1
210-20 tỷ đồng1.0701.68757,7
320-50 tỷ đồng7271.02641,1
450-100 tỷ đồng29548865,4
5Trên 100 tỷ đồng25035240,8

– Theo vùng lãnh thổ:

Theo số liệu thống kê tại Bảng 9, trong 7 tháng đầu năm 2018 tất cả các quy mô vốn đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, quy mô vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 65,4% và quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng thấp nhất là 40,8%.        

Bảng 10. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)

TTVùng lãnh thổ7 tháng đầu năm 20177 tháng đầu năm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số27.40839.91645,6
1Đồng bằng Sông Hồng9.01217.30692,0
2Trung du và miền núi phía Bắc9161.23134,4
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung2.6634.65174,7
4Tây Nguyên71292129,4
5Đông Nam Bộ12.41413.5939,5
6Đồng bằng Sông Cửu Long1.6912.21430,9


 Số liệu thống kê cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2018 số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tập trung phần lớn ở vùng Đồng bằng Sông Hồng (17.306 doanh nghiệp) chiếm 43,4% và vùng Đông Nam Bộ (13.593 doanh nghiệp) chiếm 34,1% so với tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của cả nước. Về tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng đầu năm cho thấy, khu vực Đồng bằng Sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng cao lần lượt là 92,0% và 74,7%.    

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 11. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

TTNgành nghề kinh doanh7 tháng đầu năm 20177 tháng đầu năm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%)
Tổng số27.40839.91645,6
1Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy11.52013.99821,5
2Công nghiệp chế biến, chế tạo3.0835.09465,2
3Dịch vụ lưu trú và ăn uống1.2792.17870,3
4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác1.3412.43181,3
5Giáo dục và đào tạo53381452,7
6Hoạt động dịch vụ khác43987398,9
7Khai khoáng22532946,2
8Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác1.4362.19652,9
9Kinh doanh bất động sản44377374,5
10Nghệ thuật, vui chơi và giải trí45751713,1
11Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản45969651,6
12Sản xuất phân phối, điện, nước, gas15428685,7
13Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm27341050,2
14Thông tin và truyền thông7601.10345,1
15Vận tải kho bãi1.2122.03768,1
16Xây dựng3.7056.05263,3
17Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội8912944,9

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tại các ngành cho thấy:

Ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lớn nhất chiếm 35,1% trên tổng số; tiếp đến là ngành Xây dựng chiếm 15,2%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 12,8% trên tổng số;… Còn tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng ở tất cả các ngành so với cùng kỳ năm trước. 

5. Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 7 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:     

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 7 tháng đầu năm 2018 của cả nước là 7.714 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2017.    

– Theo quy mô vốn:    

Bảng 12. Số doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)

TTQuy mô vốn đăng ký7 tháng đầunăm 20177 tháng đầunăm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số6.6087.71416,7
10-10 tỷ đồng6.1047.04315,4
210-20 tỷ đồng20829843,3
320-50 tỷ đồng16017610,0
450-100 tỷ đồng639246,0
5Trên 100 tỷ đồng7310543,8
– Theo vùng lãnh thổ:

Thống kê theo quy mô vốn cho thấy, trong 7 tháng đầu năm tất cả các quy mô vốn đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm trước. Về số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,3% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.  

Bảng 13. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ

TTVùng lãnh thổ7 tháng đầunăm 20177 tháng đầunăm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số6.6087.71416,7
1Đồng bằng Sông Hồng1.1961.80450,8
2Trung du và miền núi phía Bắc31550460,0
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung1.0601.0650,5
4Tây Nguyên799316-60,5
5Đông Nam Bộ2.1782.93434,7
6Đồng bằng Sông Cửu Long1.0601.0912,9
Tại các khu vực trong cả nước thì khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp giải thể lớn nhất chiếm 38,0% trên tổng số doanh nghiệp giải thể;

Tiếp đến là khu vực Đồng bằng Sông Hồng chiếm 23,4% trên tổng số doanh nghiệp giải thể.  Về tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017 thì chỉ có khu vực Tây Nguyên là giảm; các khu vực khác đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng.

Xét hai tiêu chí giải thể gồm số lượng và tỷ lệ tăng/giảm so với cùng kỳ thì về số lượng, khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp giải thể nhiều nhất nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể so với cùng kỳ năm trước thì khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tăng mạnh nhất so với các khu vực khác.   

– Theo lĩnh vực hoạt động:          

Bảng 14. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động

TTNgành nghề kinh doanh7 tháng đầu năm 20177 tháng đầu năm 20187 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số6.6087.71416,7
1Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy2.4692.95819,8
2Công nghiệp chế biến, chế tạo8541.07826,2
3Dịch vụ lưu trú và ăn uống4264434,0
4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác31737518,3
5Giáo dục và đào tạo15121240,4
6Hoạt động dịch vụ khác1031128,7
7Khai khoáng9068-24,4
8Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác31641230,4
9Kinh doanh bất động sản12121275,2
10Nghệ thuật, vui chơi và giải trí11012110,0
11Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản226180-20,4
12Sản xuất phân phối, điện, nước, gas5857-1,7
13Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm549066,7
14Thông tin và truyền thông19423923,2
15Vận tải kho bãi346323-6,6
16Xây dựng7417926,9
17Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội324231,3
Tại Bảng 14 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 7 tháng đầu năm giảm ở 4 ngành so với cùng kỳ năm 2017 gồm:

Khai khoáng giảm 24,4%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 20,4%; Vận tải kho bãi giảm 6,6% và Sản xuất phân phối điện, nước, ga giảm 1,7%. Các ngành, nghề còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm trước.  

Số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 2.958 doanh nghiệp, chiếm 38,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.078 doanh nghiệp, chiếm 14,0%; Xây dựng có 792 doanh nghiệp, chiếm 10,3%. 

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!