Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index – PCI) được thực hiện từ năm 2005 nhằm đánh giá các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của các tỉnh, thành phố. Trong 12 năm qua, PCI đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Hiệu ứng cải cách trong PCI đã lan tỏa giữa các địa phương và lên cả cấp trung ương, là nguồn cảm hứng cho nhiều chương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh ở các cấp. PCI bao gồm nhiều chỉ số thành phần như: Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch… Trong đó, chỉ số Gia nhập thị trường liên tục dẫn đầu danh sách các chỉ số thành phần của PCI 11 năm liên tiếp.
1. Bảng xếp hạng PCI 2016
Trên bảng xếp hạng PCI 2016, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định vị trí “dẫn đầu” trong số các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Năm thứ 4 liên tiếp và lần thứ 7 trong suốt 12 năm thực hiện điều tra và công bố PCI, thành phố này được các doanh nghiệp vinh danh vị trí quán quân trên bảng xếp hạng PCI. Bảng xếp hạng PCI 2016 cũng chứng kiến sự đổi ngôi của Quảng Ninh và Đồng Tháp.
Theo đó, Quảng Ninh đã vượt qua Đồng Tháp để giữ vị trí số 2 của bảng xếp hạng, lần đầu tiên đạt thứ hạng cao nhất của tỉnh này trong 12 năm điều tra PCI. Trong khi đó, Đồng Tháp đứng ở vị trí số 3, tiếp tục duy trì lần thứ 9 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về chất lượng điều hành. Bất ngờ lớn nhất trên bảng xếp hạng PCI năm nay là sự quay trở lại ấn tượng của Bình Dương trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu, sau nhiều năm nằm trong nhóm Khá.
Trên bảng xếp hạng PCI 2016, các địa phương Vĩnh Long, Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc và Quảng Nam lần lượt góp mặt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Điểm số PCI của TP. Hồ Chí Minh tăng chủ yếu nhờ những bước tiến trong đánh giá của doanh nghiệp về Chỉ số Gia nhập thị trường (số ngày đăng ký doanh nghiệp qua điều tra giảm 3 ngày so với năm trước đó).
Điểm rất đáng ghi nhận trong PCI 2016 là sự cải thiện điểm số PCI của cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong đó, Hà Nội và Hải Phòng lần đầu tiên qua nhiều năm điều tra PCI đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành Tốt, lần lượt ở vị trí 14 và 21 trên bảng xếp hạng. Năm nay, điểm số PCI của Cần Thơ đạt 61,14 điểm, xếp thứ 11/63 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Điểm PCI tại tỉnh trung vị của cả nước năm 2016 đạt 58,20 điểm, gần tương đương với mức điểm 2 năm trước. Khoảng cách giữa nhóm đầu bảng và nhóm cuối đã thu hẹp đáng kể, hiện chỉ còn 17 điểm, thấp hơn mức 19 điểm năm 2015. Xu hướng hội tụ điểm số diễn ra mạnh mẽ khi các tỉnh nhóm dưới có nhiều nỗ lực cải cách ấn tượng, kết quả của quá trình tự tìm tòi và học hỏi, áp dụng các thực tiễn tốt về cải thiện môi trường kinh doanh từ nhiều tỉnh khác. Trong khi đó, các tỉnh nhóm trên của bảng xếp hạng PCI gặp nhiều thách thức hơn trước yêu cầu tiếp tục đưa ra các sáng kiến mới, cách làm mới nhằm thúc đẩy cải cách hành chính và phát triển kinh tế.
Năm nay, không chỉ các tỉnh dẫn đầu mà các tỉnh nhóm dưới bảng xếp hạng cũng bắt đầu bứt phá với những ý tưởng, cách làm mới và sáng tạo.
Hoạt động chia sẻ, học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm, thực tiễn tốt về cải thiện chất lượng điều hành đã và đang diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước. Báo cáo PCI năm nay cũng cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc về môi trường kinh doanh.
Gần một nửa số doanh nghiệp trong nước có dự định mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm tới. Tương tự, hơn một nửa số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có ý định tăng quy mô hoạt động, mức cao nhất kể từ năm 2010. Đây là những điểm sáng đáng khích lệ trong bối cảnh thế giới năm vừa qua có nhiều biến động lớn, tiềm năng gây bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam.
2. Chỉ số gia nhập thị trường dẫn đầu 11 năm liên tiếp trong Báo cáo PCI
Gia nhập thị trường là một trong những chỉ số thành phần đầu tiên của PCI được xây dựng. Mục đích của việc xây dựng chỉ số này là nhằm đánh giá sự khác nhau; giữa các tỉnh về chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới ở tỉnh. Ý tưởng xây dựng chỉ số thành phần này bắt nguồn từ cuộc điều tra; về chi phí khởi sự kinh doanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển; và đang chuyển đổi do Ngân hàng Thế giới tiến hành.
Khảo sát PCI trong suốt giai đoạn 2006-2016 ghi nhận những cải thiện rõ rệt nhất; ở lĩnh vực Gia nhập thị trường, lĩnh vực dẫn đầu bảng xếp hạng; các chỉ số PCI 11 năm liên tiếp. Nếu năm 2006, một doanh nghiệp tại tỉnh trung vị trung bình mất 20 ngày; để đăng ký thành lập doanh nghiệp; thì nay chỉ mất 7 ngày, mức thấp kỉ lục trong vòng 12 năm điều tra PCI.
Tỉ lệ doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng; để chính thức đi vào hoạt động đã giảm một nửa, từ 26% xuống còn 13%. Lưu ý rằng, thời gian này đo từ thực tế, tính cả thời gian; để doanh nghiệp chuẩn bị, sửa đổi, bổ sung giấy tờ; trước khi có được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh; gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh và được chấp nhận hợp lệ.
Kết quả khảo sát PCI cho thấy, kết thúc năm 2016, điểm số của chỉ số Gia nhập thị trường trung bình cả nước là 8,53 điểm, tiếp tục dẫn đầu trong các chỉ số thành phần của PCI (Báo cáo PCI).
Trong đó, Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu ở chỉ số này với 9,28 điểm; tiếp theo lần lượt là Vĩnh Long và Đà Nẵng với 9,25 và 9,22 điểm.
Những con số ấn tượng trên đã phần nào phản ánh những kết quả tích cực; mà công tác đăng ký thành lập doanh nghiệp đạt được trong năm 2016. Với những thông điệp khuyến khích “khởi nghiệp” và xây dựng “Chính phủ kiến tạo”; năm 2016 là năm đầu tiên số lượng doanh nghiệp thành lập đạt được mức cao; kỷ lục với 110.100 doanh nghiệp, tạo thêm gần 1,268 triệu việc làm. Tiến tới mục tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; vào năm 2020 theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, hàng loạt chính sách khuyến khích; tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp đã được ban hành và thực hiện.
3. Vai trò của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đối với chỉ số gia nhập thị trường
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành; đã góp phần giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp. Trong đó, Luật doanh nghiệp đã quy định thời gian đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 03 ngày. Bên cạnh đó, Nghị định 78/2015/ NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến; giảm đáng kể lượng giấy tờ trong hồ sơ cần có.
Quan trọng hơn, Nghị định này nghiêm cấm các cơ quan đăng ký yêu cầu; thêm các tài liệu không được pháp luật quy định trong hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên, ngoài những thay đổi cơ học nêu trên, sự thay đổi lớn nhất; đối với các nhà đầu tư trong các quy định này; là nền tảng triết lý của tinh thần “tự do kinh doanh” cho các nhà đầu tư; được thể hiện theo hai cách.
Thứ nhất, các nhà đầu tư hiện nay; có nhiều quyền tự chủ hơn khi tham gia các hoạt động kinh doanh; không được liệt kê cụ thể trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của họ; miễn là các hoạt động đó không bị cấm hoặc là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này cho phép nhà đầu tư phản ứng linh hoạt hơn; đối với thị trường Việt Nam, thay đổi các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa; theo nhu cầu của người tiêu dùng và các điều kiện thị trường. Thứ hai, Luật Đầu tư năm 2014 chuyển cách tiếp cận; từ “chọn cho” sang “chọn bỏ” khi điều chỉnh nguồn vốn đầu tư.
Trước năm 2015, các nhà đầu tư chỉ có thể hoạt động theo danh mục các lĩnh vực được pháp luật quy định cụ thể (Báo cáo PCI).
Nhà đầu tư không thể tham gia 57 ngành nghề bị cấm vì lý do an ninh quốc gia; đồng thời, có 386 ngành nghề, lĩnh vực; được coi là hạn chế, có điều kiện và yêu cầu thủ tục cấp phép đặc biệt; cũng như có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền trung ương; đòi hỏi thêm nhiều thời gian và chi phí dự án để được hoạt động.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những độc quyền hình thành do sự sắp xếp này; sẽ làm tăng các chi phí không chính thức; đối với các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực nêu trên. Sau ngày 01 tháng 7 năm 2015, Luật Đầu tư mới cho phép các nhà đầu tư; gia nhập lĩnh vực bất kỳ một cách tự do. Trên thực tế, quy định này; đã giảm danh sách các ngành, nghề bị cấm từ 51 xuống còn 6 ngành nghề; và giảm số lượng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ còn 267.
Nhờ những thay đổi này, các quy định gia nhập thị trường không còn là gánh nặng lớn đối với các nhà đầu tư (Báo cáo PCI).
Hơn 90% doanh nghiệp có được tất cả các giấy phép cần thiết để chính thức đi vào hoạt động; chỉ trong vòng ba tháng, kể từ khi bắt đầu thực hiện các thủ tục; đây là tỉ lệ cao nhất Việt Nam từng đạt được; và tăng đáng kể so với giai đoạn 5 năm trước. So với 11 năm trước, các thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp; đã nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Đối với chính quyền trung ương và địa phương; đây là những thành quả ấn tượng và đáng tự hào; đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới.