Toàn văn bài tham luận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

bài tham luận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sáng 22/01/2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đọc bài tham luận với nhan đề “Đẩy mạnh cải cách thể chế hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận như sau:

Hôm nay, chúng ta có mặt tại Đại hội XII của Đảng, một sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu 85 năm ngày thành lập Đảng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hơn 40 năm đất nước hòa bình thống nhất và tròn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một nước có mức thu nhập trung bình.

Từ năm 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần 4 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 50% xuống còn dưới 5%… Những thành tựu của công cuộc đổi mới là không thể phủ nhận và đó cũng chính là nguyên nhân giúp Việt Nam vượt qua nhiều thách thức trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước nghèo, chúng ta chưa bằng lòng, thỏa mãn với những gì đạt được, nhất là khi chúng ta nhìn lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện như chúng ta.

Có lẽ rất ít ai biết rằng, đầu thế kỷ thứ XIX (1820) Việt Nam đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như quy mô về kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần so với Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới. Hiện nay (2014), thu nhập bình quân đầu người của nước ta chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới (2.052/12.000 USD), chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan (5.519 USD).

đại hội xii của đảng

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng vì trong lịch sử Việt Nam

Đã phải trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược và thống nhất đất nước nhưng chúng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương với thời gian để các quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản… đưa đất nước mình từ những đất nước nông nghiệp nghèo nàn trở thành các quốc gia có kinh tế phát triển.

Hơn nữa, hiện nay, yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước đối với Việt Nam càng cấp bách hơn bao giờ hết (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

– Việt Nam đang ở trong giai đoạn ngắn ngủi còn lại của cơ hội dân số vàng (1970-2025), như vậy, chúng ta chỉ còn khoảng tối đa là 10 năm thời kỳ mà cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động cao nhất, sau đó giảm dần.

– Những động lực từ công cuộc đổi mới trước đây đem lại đang dần ít phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, những dư địa cho tăng trưởng dựa trên tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên khoáng sản cũng không còn nhiều lợi thế.

– Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, chúng ta chấp nhận hội nhập tức là chấp nhận cạnh tranh. Do vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam là một đòi hỏi có ý nghĩa sống còn.

Vì ba lý do trên, Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa nếu không muốn tụt lại phía sau, nếu không muốn nền kinh tế trì trệ kéo dài và rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

Thưa Đại hội, cũng tại hội trường này cách đây 5 năm (tháng 1/2011), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 đã thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 (tại trang 99) ghi rõ:

“Phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội…”. Nghị quyết cũng khẳng định: “Phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển”.

Thực tế 5 năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới thể chế về kinh tế và đạt được một số kết quả nhất định, nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy mà công cuộc đổi mới trong 5 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất của công cuộc đổi mới đó là chúng ta đã chuyển được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Chính nó đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của chúng ta và đưa đất nước phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Tuy vậy, 70 năm qua cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi. Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí nó còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển.

Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách. Đảng là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, cần chủ động và nghiêm khắc đánh giá lại chính mình và thực hiện nghiêm chỉnh những nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc đã xác định;

Kiên quyết đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị để hoạt động có hiệu quả hơn, thực chất hơn. Đây là nhân tố tiên quyết, quan trọng nhất cho quá trình đổi mới tiếp theo. Làm tốt điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân bằng tấm gương tự đổi mới và sự lãnh đạo hiệu quả của mình đối với đất nước và dân tộc.

Về đổi mới thể chế kinh tế, trọng tâm đổi mới thể chế kinh tế trong giai đoạn tới dựa trên 3 trụ cột chính sau đây:

– Trụ cột 1: Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường

+ Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm 7% (tương đương với mức tăng trưởng GDP 8%/năm) để đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.000 – 18.000 USD. Để đạt được mục tiêu này con đường duy nhất là phải tăng năng suất. Về vai trò của năng suất lao động, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế Paul Krugman đã tổng kết: “Năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài, nó gần như là tất cả.

Một quốc gia có khả năng nâng cao mức sống lâu dài hay không gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nâng cao sản lượng tính trên đầu người của quốc gia đó”. Mức tăng năng suất lao động của Việt Nam đã liên tục sụt giảm từ cuối những năm 1990 đến nay, khiến năng suất lao động Việt Nam ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Điều đặc biệt, năng suất lao động ngay cả khu vực tư nhân của Việt Nam cũng đang liên tục sụt giảm và ở mức rất thấp.

Có 3 nguyên nhân chính về vấn đề này (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

(i) Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Việt Nam rất lạc hậu: Lao động; trong khu vực phi chính thức cao hơn nhiều so với trong khu vực chính thức; có tới hơn 44% lao động trong tổng số lao động của đất nước làm việc; trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực tạo ra giá trị gia tăng thấp.

(ii) Nền tảng kinh tế thị trường chậm hoàn thiện, gây phương hại; đến quyền sở hữu tài sản và làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng hóa.

(iii) Thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản; được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính.

+ Phải tập trung cao độ thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp trong nước; (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam) cả về số lượng và chất lượng; coi đây là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp. Sức khỏe của doanh nghiệp trong nước chính là sức khỏe của nền kinh tế. Trước mắt, phải nâng cao được năng lực cạnh tranh và hiệu quả cho các doanh nghiệp; trong nước thông qua việc hoàn thiện, củng cố nền tảng của kinh tế thị trường; đặc biệt là quyền sở hữu tài sản và xác định các chính sách công bằng; cạnh tranh lành mạnh trong tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và thông tin.

+ Phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.

Nhà nước phải tạo dựng môi trường thuận lợi, xây dựng những trung tâm hướng dẫn; và đào tạo cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, cung cấp những kiến thức; cũng như nguồn vốn thông qua việc hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm; ngân hàng đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này… Nhằm tạo ra một làn sóng khởi nghiệp và tinh thần doanh nghiệp mạnh mẽ trong xã hội. Phải coi vị thế của doanh nghiệp là vị thế của quốc gia.

+ Để duy trì tăng trưởng cao trong một thời gian dài, bền vững; cần tăng cường cải cách và tích cực đẩy mạnh học hỏi và đổi mới sáng tạo. Cả doanh nghiệp lẫn các tổ chức nghiên cứu khoa học hiện nay; đều chưa có động lực để theo đuổi một chương trình tăng năng suất. Do vậy, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; chính là cách thức để cải thiện tình hình về năng suất lao động của Việt Nam.

– Trụ cột 2: Công bằng và hòa nhập xã hội (hay còn gọi là bình đẳng cho mọi người)

+ Bên cạnh sự phát triển nhanh vận động theo cơ chế, quy luật thị trường, sự cạnh tranh gay gắt; sẽ tạo ra sự gia tăng khoảng cách giầu nghèo; và cơ hội tiếp cận các phúc lợi xã hội cơ bản. Do vậy, bên cạnh những chính sách phát triển kinh tế nhanh, mạnh mẽ; chúng ta phải xây dựng những chính sách đảm bảo sự công bằng; trong phát triển cũng như cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người; nhất là đối với những đối tượng yếu thế, thiệt thòi; trong xã hội như dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo…

Đây cũng chính là tính ưu việt của CNXH và cũng chính là trách nhiệm của Nhà nước; trong thực thi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; và cũng là hành động thiết thực để thực hiện tốt các kế hoạch hành động; của Liên hợp quốc về Mục tiêu Thiên niên kỷ sau năm 2015.

– Trụ cột 3: Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

+ Năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho phát triển khu vực tư nhân; là do Nhà nước còn thiếu hiệu quả. Do điều kiện lịch sử của Việt Nam, những thiết chế công; đã bị thương mại hóa, cát cứ, manh mún và thiếu sự giám sát của người dân.

+ Hiệu lực của Nhà nước dựa trên 3 trụ cột hỗ trợ: (a) Chính phủ được tổ chức tốt với công chức thực tài và có kỷ luật; phải nỗ lực để xử lý các vấn đề để tạo ra một cấu trúc nhà nước chặt chẽ hơn; mạnh mẽ hơn và đảm bảo chế độ chức nghiệp thực tài. (b) Nguyên tắc thị trường cần được áp dụng đầy đủ hơn; trong hoạch định chính sách kinh tế trên cơ sở phân định rõ các lĩnh vực công cộng; và tư, hạn chế xung đột lợi ích, tăng cường bảo vệ quyền tài sản; (đặc biệt là về đất đai), thực thi cạnh tranh thị trường; và hợp lý hoá sự tham gia của Nhà nước trong nền kinh tế.       

(c) Nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình; thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát; và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác và kịp thời của công dân; và tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng.

 ­+ Khung khổ pháp lý của Việt Nam đã tạo không gian nhất định cho công dân tham gia vào quá trình quản trị nhà nước.

“Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; là những điều được khẳng định rõ trong Hiến pháp. Nhưng trên thực tế, vẫn tồn tại khoảng cách giữa những cam kết này; với thực tiễn tham gia của công dân trong quản trị nhà nước. Quy trình bầu cử và cơ chế cho sự tham gia của các tổ chức xã hội; chưa thực sự bảo đảm tính đại diện đích thực của người dân.

Thưa đại hội, để thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế kinh tế, một trong ba khâu đột phá; chiến lược của Đảng ta, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì; phối hợp với Ngân hàng thế giới; tập hợp các chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới và Việt Nam; để xây dựng “Báo cáo VN 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”.

Báo cáo này nhằm xác định nền kinh tế của Việt Nam; đang ở đâu trong khu vực và trên thế giới; mục tiêu khát vọng của Việt Nam đến năm 2035 là gì; những cản trở nào cho sự phát triển của Việt Nam hiện nay; và bằng cách nào để Việt Nam đạt tới mục tiêu của mình. Báo cáo gồm 10 chương nghiên cứu sâu về 3 trụ cột phát triển; và 6 chuyển đổi lớn, phác thảo các chiến lược phát triển thích hợp với xuất phát điểm; của một nước thu nhập trung bình thấp trong bối cảnh thế giới đầy biến động; nhằm đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập cao; hoặc cận trên của thu nhập trung bình cao đến năm 2035.

Các chuyển đổi lớn bao gồm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

 Thứ nhất, xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện đại; với nền kinh tế thị trường đầy đủ và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao. Thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế song hành; với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân, thứ 2. Thứ ba, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo lấy khu vực tư nhân làm trung tâm. Bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm yếu thế; và thúc đẩy xã hội trung lưu phát triển, thứ tư.

Thứ năm, phát triển bền vững về môi trường; và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Thứ sáu, gia tăng mật độ kinh tế trong quá trình đô thị hóa; và tăng cường tính kết nối giữa các thành phố và vùng lân cận. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý; nhất là các đồng chí trong Ban chấp hành trung ương khóa XII trúng cử lần này; nghiên cứu trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách đổi mới của Việt Nam.   

+ Nước ta đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển.

Thời cơ và thuận lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn cũng không hề nhỏ. Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng; và dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta; là thực hiện cải cách dựa trên các vấn đề nêu trên. Không thực hiện được những cải cách đó, chúng ta không thể khai thác được cơ hội; cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn; rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi. Chúng tôi tin rằng những thế hệ người Việt Nam hiện nay; và tương lai chắc chắn có đủ ý chí, bản lĩnh và năng lực; để thực hiện thành công công cuộc đổi mới.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang