Kinh doanh dịch vụ trong nuôi trồng thủy sản

kinh doanh dịch vụ trong nuôi trồng thủy sản

Kinh doanh dịch vụ trong nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập cao và ổn định. Vậy điều kiện đầu tư kinh doanh về thủy sản theo quy định mới nhất được pháp luật quy định như thế nào? Sau đây VNCOUNT xin được chia sẻ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh về thủy sản tới quý khách hàng

- Pháp lệnh thú ý
- Điều 55, 63 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP

Điều kiện đối với thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Kinh doanh dịch vụ trong nuôi trồng thủy sản)

1. Chứng chỉ hành nghề thú y

1.1. Điều kiện chuyên môn: Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề

1.2. Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y phải có giấy khám sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

1.3. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định trên còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và không thuộc đối tượng quy định tại Điều 66 của Nghị định 33/2005/NĐ-CP.

– Người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của toà án.

–  Người đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn thú y.

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Người đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của toà án; đang bị áp dụng biện pháp hành chính như đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính.

– Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự

2. Cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

2.1. Địa điểm cơ sở, khu chuồng, ao, bể nuôi động vật, dụng cụ chăn nuôi, nơi xử lý chất thải, xác động vật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định 33/2005/NĐ-CP:

2.1.1 Địa điểm của cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm;

2.1.2 Bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định

2.1.3 Khu vực chăn nuôi phải có nơi xử lý chất thải, nơi nuôi cách ly động vật, nơi vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho dụng cụ chăn nuôi, nơi mổ khám, xử lý xác động vật;

2.1.4 Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng cho người và phương tiện vận chuyển đi qua;

2.1.5 Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hoá chất độc hại.

2.1.6 Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2.1.7 Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở;

2.1.8 Có khu hành chính riêng biệt;

2.1.9 Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách tham quan;

2.1.10 Có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi;

2.1.11 Chuồng nuôi được xây dựng phù hợp với loài vật nuôi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, dễ thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

2.1.12 Khoảng cách giữa các khu chuồng nuôi phải đủ để bảo đảm thông thoáng;

2.1.13 Môi trường của khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;

2.1.14 Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi; dụng cụ chăn nuôi; hóa chất sát trùng độc hại;

2.1.15 Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;

2.1.16 Bảo đảm thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;

2.1.17 Có biện pháp diệt trừ loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.

2.1.18 Có kênh cấp nước nuôi và kênh thoát nước thải riêng biệt;

2.1.19 Có ao xử lý nước trước khi đưa vào ao, đầm nuôi;

2.1.20 Xử lý nước thải, chất thải rắn; đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi thải ra ngoài cơ sở chăn nuôi;

2.1.21 Có khu vực vệ sinh cá nhân cách biệt; với ao, đầm nuôi cho cán bộ, công nhân, khách tham quan;

2.1.22 Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ; khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;

2.1.23 Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi;

2.1.24 Có biện pháp ngăn chặn người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở.

2.1.25 Nhà vệ sinh cá nhân tại khu chăn nuôi; phải được thiết kế chống thẩm lậu ra môi trường nuôi;

2.1.26 Cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, nước dùng trong chăn nuôi; chất thải động vật sau khi được xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định

2.2. Có đủ loại động vật, đủ số lượng đáp ứng được việc thử nghiệm, khảo nghiệm;

2.3. Có nơi lưu giữ, trang thiết bị thích hợp; để bảo quản thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất cần thử nghiệm, khảo nghiệm;

2.4. Có đủ diện tích chuồng, ao, bể nuôi để bố trí động vật; bảo đảm kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm chính xác;

2.5. Có đủ dụng cụ, phương tiện cần thiết.

=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang