Kinh doanh chăn nuôi tập trung được quy định tại Điều 11 Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm như sau:
- Điều 11 Nghị định 66/2016/NĐ-CP - Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP
Điều kiện chăn nuôi tập trung (Kinh doanh chăn nuôi tập trung)
1. Cơ sở chăn nuôi tập trung trâu, bò, ngựatrên 100 con nuôi sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; dê, cừutrên 400 con sinh sản hoặc trên 600 con nuôi lấy thịt; thỏtrên 3000 consinh sản hoặc trên 6.000 con nuôi lấy thịt; lợn trên 300 con nái sinh sản hoặc trên 500 con gồm lợn nái và lợn nuôilấy thịt hoặc trên 1000 con nuôi lấy thịt; gà trên 3.000 con mái sinh sản hoặc trên 5000 con nuôi lấy thịt; ngan, vịt trên 2.500 con mái sinh sản hoặc trên 4.000 con nuôi lấy thịt; đà điểu trên 100 con mái sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; chim cút trên 10.000 con sinh sản hoặc trên 20.000 con nuôi lấy thịt đáp ứng các điều kiện:
a) Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y.
b) Địa điểm cơ sở nuôi khi xây dựng phải cách các khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện, trường học, chợ tối thiểu 500 mét.
c) Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật số QCVN 62-MT:2016/BTNMT ngày 29/4//2016.
2. Đối với dẫn dụ, gây nuôi chim yến: Thiết bị phát âm thanh dẫn dụ đảm bảo không vượt quá 70 đề xi ben A trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ; không được sử dụng thiết bị phát âm thanh dẫn dụ chim yến trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện