Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại

hoạt động ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi để bắt kịp sự đổi thay đến chóng mặt của nền kinh tế. Mỗi một nền kinh tế có một đặc thù riêng, vả chăng tập quán và luật pháp ở mỗi quốc gia một khác nên đã nảy sinh nhiều quan niệm, nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng.

- Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12;
- Điều 18, 20, 21 và 50 Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12;
- Khoản 10, 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14;

1. Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần

a. Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng;
b. Cổ đông sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là cổ đông sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

c. Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định:

– Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có đạo đức nghề nghiệp;

+ Có bằng đại học trở lên;

+ Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

 – Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại mục 1.3.1 nêu trên và các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không phải là người đang làm việc cho chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc đã làm việc cho chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng đó trong 03 năm liền kề trước đó;

+ Không phải là người hưởng lương, thù lao thường xuyên của tổ chức tín dụng ngoài những khoản phụ cấp của thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

+ Không phải là người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em và vợ, chồng của những người này là cổ đông lớn của tổ chức tín dụng, người quản lý hoặc thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng;

+ Không trực tiếp, gián tiếp sở hữu hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng; không cùng người có liên quan sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng;

+ Không phải là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng tại bất kỳ thời điểm nào trong 05 năm liền kề trước đó.

– Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có đạo đức nghề nghiệp;

+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán; nhiệm.

+ Không phải là người có liên quan của người quản lý tổ chức tín dụng;

+ Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm

– Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+Có đạo đức nghề nghiệp;

+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;

+ Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

+ Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

– Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

+ Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

d. Có Điều lệ phù hợp với quy định;

e. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Hoạt động mua nợ (Hoạt động ngân hàng thương mại)

Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại giấy phép thành lập và hoạt động

**. Điều kiện đối với kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại (Hoạt động ngân hàng thương mại)

(i) Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa (Hoạt động ngân hàng thương mại)

Ngân hàng thương mại được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, trong đó có nội dung cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và nội dung kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế.

(ii) Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất (Hoạt động ngân hàng thương mại)

(1) Ngân hàng thương mại chỉ được kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất khi:

a) Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất tại Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc bằng văn bản riêng theo quy định của pháp luật;

b) Đã ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất.

(2)  Ngân hàng thương mại kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất liên quan đến ngoại hối phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.

(3) Ngân hàng thương mại kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động; ngoại hối trên thị trường quốc tế.

(4)  Tổ chức tín dụng  được sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng trên thị trường trong nước như đối với pháp nhân theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.

2. Điều kiện đối với thành lập và hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

a. Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng;

b. Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định.

c. Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định:

– Thành viên Hội đồng thành viên phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có đạo đức nghề nghiệp;

+ Có bằng đại học trở lên;

+ Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

– Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có đạo đức nghề nghiệp;

+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán;

+ Không phải là người có liên quan của người quản lý tổ chức tín dụng;

+ Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

– Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có đạo đức nghề nghiệp;

+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;

+ Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

+ Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

– Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

+ Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

d. Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

f. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

g. Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

e. Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

h. Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật này;

i. Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

Hoạt động mua nợ

Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại giấy phép thành lập và hoạt động

**. Điều kiện đối với kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại là ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

(i) Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa

Ngân hàng thương mại là ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là ngân hàng thương mại) được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, trong đó có nội dung cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và nội dung kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế.

(ii) Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất

(1) Ngân hàng thương mại  chỉ được kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất khi:

a) Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất tại Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc bằng văn bản riêng theo quy định của pháp luật;

b) Đã ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất.

(2)  Ngân hàng thương mại kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất liên quan đến ngoại hối phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.

(3) Ngân hàng thương mại kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động; ngoại hối trên thị trường quốc tế.

(4)  Tổ chức tín dụng được sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất do ngân hàng thương mại cung ứng trên thị trường trong nước như đối với pháp nhân theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.

3. Điều kiện đối với thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

a. Vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 15 triệu đô la Mỹ;

b. Người quản lý, người điều hành có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định:

– Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có đạo đức nghề nghiệp;

+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;

+ Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

+ Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

+ Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hành nước ngoài không được tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác và không được đồng thời làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của ngân hàng nước ngoài.

– Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

+ Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

c. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

d. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

e. Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

f. Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

g. Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

h. Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật các tổ chức tín dụng.

 * Hoạt động mua nợ

Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại giấy phép thành lập và hoạt động

**. Điều kiện đối với kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

(i) Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng, hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, trong đó có nội dung cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và nội dung kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế.

(ii) Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất

(1) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất khi:

a) Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất tại Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc bằng văn bản riêng theo quy định của pháp luật;

b) Đã ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất.

(2)  Chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất liên quan đến ngoại hối phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.

(3) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động; ngoại hối trên thị trường quốc tế.

(4)  Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất do chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng trên thị trường trong nước như đối với pháp nhân theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.

4. Hoạt động ngoại hối của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối

a. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.

b. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.

* Điều kiện để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước: 

1. Có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật đối với hoạt động ngoại hối như: Hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại hối, các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu; phương án dự phòng thảm họa; các phần mềm hỗ trợ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối. 
2. Có quy định nội bộ về quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động ngoại hối đề nghị thực hiện.

* Điều kiện để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế:

1. Đáp iện để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, chấp thuận thựcbởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN).

2. Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác; và xác định hạn mức giao dịch đối với đối tác nước ngoài; trong đó đối tác nước ngoài mà tổ chức tín dụng được phép có giao dịch tiền gửi (không phải tiền gửi thanh toán) phải là các tổ chức tài chính nước ngoài có hệ số xếp hạng tín nhiệm từ mức Baa3/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody’s Investor Service trở lên hoặc từ mức BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard & Poor’s trở lên hoặc từ mức BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings trở lên. 

3. Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng; đối với trường hợp ngân hàng thương mại gửi tiền (không phải tiền gửi thanh toán) tại chi nhánh; công ty con của ngân hàng thương mại đó ở nước ngoài. 
Tổng số dư tiền gửi của ngân hàng thương mại tại tất cả các chi nhánh, công ty con; của ngân hàng thương mại đó ở nước ngoài; không vượt quá 10% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại đó.

* Điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế

1. Trong từng thời kỳ, căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối; ngân hàng thương mại được xem xét, cho phép thực hiện có thời hạn; các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước; và thị trường quốc tế khi đáp ứng các điều kiện sau: 

a) Đã được phép thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường; trong nước hoặc trên thị trường quốc tế; 
b) Có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro; đối với từng hoạt động ngoại hối đề nghị được thực hiện;
c) Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác; hạn mức giao dịch phù hợp đối với từng đối tác nước ngoài; 
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn; trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm nộp hồ sơ; đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép; 

đ) Không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối năm liền kề; năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép; 
e) Hoạt động kinh doanh ngân hàng có lãi trong năm liền kề năm nộp hồ sơ; đề nghị cấp phép theo báo cáo tài chính được kiểm toán.

2. Điều kiện để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét; cho phép gia hạn thực hiện hoạt động ngoại hối khác; trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế bao gồm: 

a) Không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối; trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoại hối có thời hạn; 
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn; trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm; đề nghị gia hạn và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn; 
c) Hoạt động kinh doanh ngân hàng có lãi trong năm liền kề năm; đề nghị gia hạn theo báo cáo tài chính được kiểm toán.

5. Điều kiện đối với thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại; để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối; vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng; dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng

6. Điều kiện đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại dưới hình thức khác; (trừ các hình thức quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 3; Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng)

7. Điều kiện đối với kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại

8. Điều kiện đối với dịch vụ thanh toán quốc tế; và các dịch vụ thanh toán khác của ngân hàng thương mại

Triển khai mới ATM lưu động:

1. Có Đề án trang bị, tổ chức, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng; và giám sát hoạt động ATM lưu động.

2. Có các quy định nội bộ về chính sách bảo mật thông tin, quy trình vận hành; quy trình quản lý rủi ro, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm soát; giám sát hoạt động của ATM lưu động.

3. Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc triển khai ATM lưu động.

IX. Điều kiện đối với lưu ký chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác liên quan; đến hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại

=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5/5 - (2 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (2 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang