Tác động của dịch Covid-19 tới tình hình đăng ký doanh nghiệp

Dịch Covid-19 tới tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong Quý I/2020, cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Có 06 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt là các ngành: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 22,5%); Hoạt động dịch vụ khác (giảm 12,2%) và Kinh doanh bất động sản (giảm 11,9%). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.

1. Tác động của dịch Covid-19 tới tình hình doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường trong Quý I/2020

Khi chỉ có 16 bệnh nhân đầu tiên mắc Covid-19 tại Việt Nam, trong 02 tháng đầu năm 2020, tình hình doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động vẫn đang có chiều hướng tốt, cụ thể: số doanh nghiệp thành lập mới tăng 9,1% và về số vốn đăng ký tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã làm ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Trong tháng 03/2020, số doanh nghiệp thành lập mới chỉ là 12.272 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 131.374 tỷ đồng, giảm 1,6% về số doanh nghiệp và chỉ tăng 2,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Nếu so sánh với tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của tháng 03 năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 (tăng đến 54,3% về số doanh nghiệp và 57,9% về số vốn đăng ký), có thể thấy tinh thần khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp thời điểm này đã bị ảnh hưởng đáng kể.

Tâm lý của các nhà đầu tư chịu tác động lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19

Nhiều người tỏ ra e ngại và thận trọng trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp do lo lắng về việc phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đứt gãy một số chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ đầu ra của sản phẩm. Đây là điều đáng lo ngại trong bối cảnh hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Bêncạnh đó, tình hình doanh nghiệp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong quý I năm 2020 cũng thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh, chờ giải thể hay giải thể doanh nghiệp ở thời điểm này. Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Theo dữ liệu lịch sử thì tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của Quý I hàng năm trong giai đoạn 2015-2019 không có sự đột biến với mức trung bình khoảng 20%.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn Quý I/2020 lại tăng 26,0% với cùng kỳ năm 2019 với 18.596 doanh nghiệp. Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong Quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Một điểm đáng lưu ý là so với cùng kỳ năm 2019, số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh ở 15/17 lĩnh vực, bao gồm (Tình hình đăng ký doanh nghiệp):

(1) Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; (2) Công nghiệp chế biến, chế tạo; (3) Dịch vụ lưu trú và ăn uống; (4) Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác; (5) Giáo dục và đào tạo; (6) Hoạt động dịch vụ khác; (7) Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác; (8) Kinh doanh bất động sản; (9) Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; (10) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; (11) Sản xuất phân phối, điện, nước, gas; (12) Thông tin và truyền thông; (13) Vận tải kho bãi; (14) Xây dựng; (15) Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.

Trong đó, một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất là: Kinh doanh bất động sản (493 doanh nghiệp, tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (có 135 doanh nghiệp, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2019); Dịch vụ việc làm; du lịch (có 1.037 doanh nghiệp, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2019); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (có 936 doanh nghiệp, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019); Vận tải kho bãi (có 1.129 doanh nghiệp, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019); Giáo dục và đào tạo (có 305 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2019).

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong Quý I/2020 là 4.115 doanh nghiệp, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2019 (Tình hình đăng ký doanh nghiệp)

Trong Quý I/2020, 11/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Trong đó, các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao Kinh doanh bất động sản và Giáo dục và đào tạo với tỷ lệ tăng lần lượt là 69,0% và 43,9%.

Là nền kinh tế đang hội nhập quốc tế sâu rộng, có độ mở lớn và liên kết chặt chẽ về thương mại, đầu tư, du lịch, lao động,… với thế giới, giống như các nước, Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng toàn diện tới nền kinh tế, cùng lúc chịu tác động kép, cả từ phía cung và cầu, tác động đến tất cả các thị trường đầu ra và thị trường đầu vào chủ lực, cả sản xuất và tiêu dùng, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng rõ ràng nhất, sức ép về cạnh tranh, thanh lọc ngày càng lớn.

Trong khi đó, trình độ kỹ thuật, công nghệ, hệ thống điều hành, quản trị của các doanh nghiệp nước ta nhìn chung còn hạn chế. Do vậy, khi gặp phải cú sốc kinh tế do COVID-19 gây ra, nhiều doanh nghiệp đã “chao đảo” (Tình hình đăng ký doanh nghiệp)

Tuy nhiên, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp; nhìn rõ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình; rà soát lại định hướng hoạt động, cơ cấu quản trị; tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới; phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn; bền vững hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Sau khi chúng ta dập tắt được dịch bệnh, các doanh nghiệp nhạy bén; sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển.

2. Dự báo ảnh hưởng của dịch bệnh tới tình hình đăng ký doanh nghiệp trong thời gian tới (Tình hình đăng ký doanh nghiệp)

Theo dự báo, dịch Covid-19 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình phát triển doanh nghiệp thời gian tới. Tổng cục Thống kê cũng đã cập nhật 2 kịch bản khác nhau; được xây dựng dựa trên những dự báo về tình hình dịch bệnh; theo đó dịch Covid-19 có thể sẽ kéo dài tới hết quý II, thậm chí là quý III năm 2020

Do nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài; trong khi các nước đối tác lớn đều đang đóng cửa thương mại; biên giới để ưu tiên phòng tránh dịch bệnh; vì vậy, với cả 2 kịch bản này, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19; sẽ khó có thể thu hút được các doanh nghiệp mới trong khi các doanh nghiệp; đang vận hành cũng đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động; do doanh thu không đủ bù đắp chi phí hoạt động, sản xuất; nhất là trong trường hợp dịch kéo dài tới hết quý III.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục nghe ngóng, trông chờ; các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, cũng như tình hình kiểm soát dịch bệnh. Có thể nói, tình hình đăng ký doanh nghiệp khởi sắc hay không; phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm nước ta khống chế hoàn toàn được dịch Covid-19.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!