Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan, trong đó, cơ quan chủ trì thực hiện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những kết quả về cải cách đăng ký kinh doanh đã được cộng đồng quốc tế và doanh nghiệp đánh giá cao. Khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong suốt giai đoạn 2006-2016 luôn ghi nhận những cải thiện rõ rệt nhất ở lĩnh vực Gia nhập thị trường là lĩnh vực dẫn đầu bảng xếp hạng các chỉ số PCI 11 năm liên tiếp. Đến ngày 31/12/2010, Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia được chính thức đi vào vận hành trên phạm vi toàn quốc
I- Bối cảnh cải cách đăng ký kinh doanh
Từ năm 2007, Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh được khởi xướng với sự ra đời của Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 của Chính phủ và các thông tư liên tịch của 3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Công an. Các văn bản quy phạm này đã tạo mở đường cho sự liên thông cơ chế một cửa giữa ba thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu; đồng thời hợp nhất quy trình đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thành một thủ tục duy nhất là đăng ký doanh nghiệp; Qua đó, thiết lập nguyên tắc pháp lý về thông tin lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là thông tin gốc có giá trị pháp lý về doanh nghiệp.
Tạo cơ sở pháp lý cho việc đăng ký kinh doanh qua mạng và cung cấp thông tin cho cộng đồng.
Đến ngày 31/12/2010, Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia được chính thức đi vào vận hành trên phạm vi toàn quốc, góp phần đưa đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trở thành mô hình liên thông điện tử đầu tiên trong khối các cơ quan nhà nước.
Tiếp đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, Thông tư số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC về cung cấp thông tin doanh nghiệp giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, Thông tư số 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV về ban hành quy chế phối hợp mẫu của các cơ quan nhà nước ở địa phương trong hậu kiểm doanh nghiệp.
Thông tư số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT về xử phạt doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, và Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT về phối hợp liên thông giữa đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh đã góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho công tác đăng ký kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho công tác này phát huy vai trò của mình trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
II- Một số chiều cạnh đóng góp nổi bật của công tác đăng ký kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp (Hệ thống thông tin quốc gia)
1. Cải cách đăng ký kinh doanh giúp doanh nghiệp được “khai sinh”, thay đổi cơ cấu tổ chức, rút lui khỏi thị trường thuận lợi hơn, ít chi phí hơn
Bất kỳ một cá nhân hay một tổ chức muốn gia nhập thị trường đều phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp. Đây là thủ tục hành chính đầu tiên doanh nghiệp phải thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự ra đời của một công ty, được pháp luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào nền kinh tế với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Với bản chất pháp lý của mình, đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, tạo nền tảng cho doanh nghiệp chuyển thành một thực thể kinh tế, đủ điều kiện tham gia thị trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng nêu trên của thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
xuyên suốt quá trình cải cách đăng ký kinh doanh đều hướng đến một mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục gia nhập thị trường với thời gian ngắn nhất và chi phí rẻ nhất. Theo đó, kể từ năm 2007 – khi thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện liên thông với thủ tục đăng ký thuế và các thủ tục liên quan đến con dấu, đến nay, quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh đã từng bước được đơn giản hóa, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi gia nhập và hoạt động trên thị trường.
Cụ thể, thời gian thực hiện các thủ tục cơ bản của quá trình gia nhập thị trường theo quy định đã được giảm từ 32 ngày làm việc (giai đoạn trước năm 2005) xuống 22 ngày làm việc (từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực), 15 ngày làm việc (kể từ năm 2007), 5 ngày làm việc (kể từ năm 2008 đến năm 2014) và hiện nay chỉ còn tối đa 3 ngày làm việc.
Thậm chí, thời gian xử lý hồ sơ thực tế còn thấp hơn thời gian so với quy định.
Cụ thể, theo thống kê từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới của cả nước hiện nay chỉ còn 2,9 ngày, thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp là 2,05 ngày, nhanh hơn so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Tỷ lệ hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên đạt gần 86%, tỷ lệ hồ sơ trả kết quả đúng hẹn đạt gần 90%.
Với những cải cách mạnh mẽ về khung khổ pháp lý, về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cùng với việc thay đổi tư duy quản lý của cán bộ đăng ký kinh doanh, con số về doanh nghiệp đăng ký thành lập mới không ngừng gia tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2016 đã chứng kiến con số kỷ lục cao chưa từng có là 110.100, tăng 16,2% so với năm 2015. Số vốn cam kết đưa vào thị trường là 891.094 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 8,09 tỷ đồng cho mỗi doanh nghiệp thành lập mới; tăng 48,1% so cùng kỳ năm 2015.
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cũng cung cấp công cụ hỗ trợ doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp trong quá trình nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp cũng có thể tra cứu trạng thái xử lý hồ sơ trên Cổng thông tin, xem được lý do yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có) mà không cần đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn, bỏ các giấy tờ mang tính tiền kiểm như chứng chỉ hành nghề; Ngành nghề kinh doanh cũng không còn phải ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (doanh nghiệp chỉ cần ghi trên Giấy đề nghị các ngành nghề dự kiến kinh doanh và khi có thay đổi chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh).
Về con dấu, các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng được thực hiện theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào con dấu; ví dụ như trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có những giấy tờ không đòi hỏi phải đóng dấu.
Các quy định về giải thể doanh nghiệp cũng đơn giản và rõ ràng hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường và để chuẩn bị cho các cơ hội kinh doanh mới.
2- Cải cách đăng ký kinh doanh làm cơ sở cho sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn
Có thể nói rằng sự phối hợp liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước khác như thuế, công an, sở hữu trí tuệ đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng như trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu gia nhập, phát triển sản xuất kinh doanh cũng như rút lui khỏi thị trường.
Ví dụ, từ năm 2010 đến nay cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế đã thực hiện việc kết nối, trao đổi thông tin giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế; cùng với đó là việc phối hợp việc rà soát, đồng bộ thông tin đăng ký doanh nghiệp, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp và đảm bảo việc cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin có giá trị pháp lý về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có nhu cầu, tăng tính minh bạch của môi trường kinh doanh.
Hay đối với cơ quan công an, trong vấn đề xác minh hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Hệ thống thông tin quốc gia)
Là giả mạo để làm cơ sở cho việc thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các văn bản quy phạm cũng quy định rõ cơ quan công an có trách nhiệm phải xác định yếu tố giả mạo trong hồ sơ và có kết luận trả lời trong vòng 30 ngày,…
Đối với vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan sở hữu trí tuệ; cũng đã có cơ chế phối hợp để xử lý các doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; hay các quy định về chống trùng tên doanh nghiệp; cũng đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp bảo vệ được tên của doanh nghiệp mình.
3. Cải cách đăng ký kinh doanh giúp doanh nghiệp; được phát triển trong một môi trường kinh doanh công khai, minh bạch
Có thể nói rằng, thông tin luôn được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp; trong quá trình hoạt động tìm hiểu đối tác; bạn hàng cũng như là cơ sở để tăng cường sự giám sát của xã hội; đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kể từ năm 2010, thực hiện kế hoạch trong chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia; trên cơ sở hợp nhất dữ liệu rời rạc từ 65 Phòng Đăng ký kinh doanh trên cả nước; và đối chiếu với Cơ sở dữ liệu trong Hệ thống thông tin thuế; hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp đã lưu giữ thông tin có giá trị pháp lý; là thông tin gốc của gần 1.000.000 doanh nghiệp và 300.000 đơn vị phụ thuộc trên phạm vi toàn quốc.
Trên cơ sở các thông tin có giá trị pháp lý; được chiết xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã cung cấp các công cụ tìm kiếm; cho phép người sử dụng tra cứu các thông tin cơ bản, miễn phí; có giá trị pháp lý của doanh nghiệp; bao gồm: tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp viết tắt, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài; mã số doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, tình trạng doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở chính; danh sách ngành nghề kinh doanh, thông báo về mẫu con dấu; và danh sách các bố cáo đã công bố của doanh nghiệp.
Như vậy, tất cả các tổ chức, cá nhân đều có thể tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn; với các thông tin pháp lý về doanh nghiệp; thông qua một đầu mối thông tin duy nhất và có giá trị pháp lý; thay thế phương thức tiếp cận thông tin truyền thống là cơ chế “xin – cho”.
Các sản phẩm dịch vụ thông tin; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp; giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận và quản lý khách hàng tốt hơn, mở rộng thị trường; tìm hiểu định hướng, xu hướng kinh tế thị trường, hạn chế; các rủi ro trong giao dịch thương mại, dân sự, tổng hợp báo cáo… Đồng thời nâng cao sự giám sát của toàn xã hội; đối với cộng đồng doanh nghiệp và hướng tới sự minh bạch của môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp; khi gia nhập thị trường, đồng thời; hướng tới một dịch vụ hành chính công hiện đại; trên cơ sở thành công của Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tiếp tục triển khai xây dựng cấu phần đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; đáp ứng yêu cầu về một dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4
Giúp giảm thời gian, chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp; đồng thời, góp phần xây dựng một nền hành chính thuận lợi, minh bạch; thông qua việc hạn chế tối đa những tiêu cực; có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người.
Đến nay, cả nước đã có 15,6 nghìn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; được nộp thành công. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký qua mạng so với hồ sơ nộp bản giấy tăng dần qua từng năm. Theo thống kê từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì trong năm 2016; tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đạt 14%, riêng trong Quý IV/2016 đạt 35,26%.
4. Cải cách đăng ký kinh doanh giúp doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công hiện đại (Hệ thống thông tin quốc gia)
Ngày 15/4/2013, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đã chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một cổng thông tin điện tử; được sử dụng để các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; truy cập, tra cứu các thông tin về doanh nghiệp; cũng như để được sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Trong những năm qua, cùng với nhiều đợt nâng cấp để phù hợp với các quy định mới; của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn; Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đã trở thành một địa chỉ quen thuộc cho người sử dụng thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; như đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; dịch vụ thông tin đăng ký doanh nghiệp; công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (bố cáo điện tử); chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp…
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính đến ngày 23/5/2017; tổng số lượng truy cập Cổng thông tin đạt 114.665.336. Số lượng truy cập cụ thể tại từng trang được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Có thể thấy rằng, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; ngày càng trở thành một địa chỉ quen thuộc giúp người dân, doanh nghiệp khai thác; và sử dụng các tiện ích, dịch vụ công trực tuyến; cũng như tra cứu các thông tin có giá trị pháp lý của doanh nghiệp; để qua đó giảm thiểu các chi phí cũng như rủi ro cho doanh nghiệp.
Trong hơn 20 năm vừa qua, công tác đăng ký kinh doanh đã có nhiều chuyển biến quan trọng; ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của nền kinh tế; đặc biệt là phục vụ sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân. Chính sự cải thiện trong thủ tục gia nhập thị trường đã tạo nên sức hấp dẫn lớn cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư.
Trong thời gian tới, công cuộc cải cách công tác đăng ký kinh doanh; cần tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới; nhằm từng bước đưa quy trình quản lý đăng ký kinh doanh của Việt Nam; tiến gần hơn với chuẩn mực quốc tế về quản lý doanh nghiệp; để qua đó tạo môi trường kinh doanh tiên tiến, hiệu quả và minh bạch; cho cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước; và quốc tế khi gia nhập thị trường Việt Nam.