4 Câu hỏi thường gặp về giải thể doanh nghiệp

4 câu hỏi thường gặp về giải thể doanh nghiệp

Vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp của bạn không thể tiếp tục hoạt động được nữa, bạn cần tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên để giải thể được doanh nghiệp thì bạn cần trải qua rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà.

Hỏi: Công ty TNHH một thành viên X đã thông qua quyết định giải thể nhưng chưa thanh toán hết các khoản nợ thì có được giải thể không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”

Hỏi: Công ty tôi đang tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Tôi xin hỏi các khoản nợ mà công ty tôi có nghĩa vụ phải thanh toán sẽ thực hiện theo thứ tự ưu tiên như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp, khi giải thể doanh nghiệp thì các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  • a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • b) Nợ thuế;
  • c) Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Hỏi: Trong các trường hợp nào thì doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;

c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

Ngoài các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như nêu trên, theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp còn bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

Hỏi: Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động gì kể từ khi có quyết định giải thể?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp thì kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

  • a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
  • b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  • c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
  • d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
  • đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
  • e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  • g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.

=>Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín nhất

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

1 Bình Luận “4 Câu hỏi thường gặp về giải thể doanh nghiệp”

  1. Tôi thành lập cty năm 2008 đến 2010 thì có làm thủ tục tạm ngưng hoạt động từ 2010 tới nay tôi không gia hạn tạm ngưng hoạt động , vậy xin hỏi giờ tôi muốn làm thủ tuc giải thể cty thì có bị phạt gì không
    ?

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!