So sánh công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

điểm giống nhau giữa công ty tnhh 1tv và công ty tnhh 2tv trở lên

Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên là một trong những loại hình phổ biến hiện nay. Bài viết sẽ giúp cho các bạn hiểu rỏ hơn về sự khác biệt của 2 loại hình doanh nghiệp để chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Khái niệm về công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 1 thành viên là công ty chỉ có 1 thành viên duy nhất, có thể là cá nhân mà cũng có thể là một tổ chức.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là số lượng thành viên tối thiểu là 2, tối đa là 50, thành viên có thể vừa là tổ chức, vừa là cá nhân.

5 Điểm giống nhau của công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  1. Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GPKD.
  2. Đều chịu trách nhiệm hữu hạn; đối với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi vốn góp của mình (Khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 63).
  3. Không được phép phát hành cổ phiếu.
  4. Được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
  5. Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, góp vốn vào Công ty; và là chủ sở hữu của Công ty.
  • Quy chế pháp lí thành viên :Có thể chuyển nhượng một phần; hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác; theo quy định tại điều 44 (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên); và điều 66 (đối với công ty TNHH một thành viên)
  • Vốn và chế độ tài chính: Thủ tục thành lập công ty, giải thể và phá sản như nhau

Những điểm khác nhau

Quy định pháp lý thành viên

TNHH 1 thành viênTNHH 2 thành viên trở lên
– Thành viên là chủ sở hữu  duy nhất CT TNHH MỘT THÀNH VIÊNó quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác
– Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
– Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản      
– Thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình thì: phải chào bán vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
Trong trường hợp các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán thì thành viên có quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên ngoài công ty. ( điều 44)
– Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
– Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản
khác biệt quy định pháp lý giữa công ty TNHH 1TV và công ty TNHH 2TV trở lên

Cơ cấu tổ chức

TNHH 1 thành viênTNHH 2 thành viên trở lên
– Không có Hội đồng thành viên  nếu chủ sở hữu là cá nhân hoặc chủ sỡ hữu là tổ chức có 1 đại diện. Thành lập hội đồng thành viên khi chủ sở hữu là tổ chức có hai đại diện. Chỉ có một chủ sở hữu duy nhất bỏ vốn là có quyền quyết định cao nhất.
– Có kiểm soát viên đôí với chủ sỡ hữu là tổ chức. Không có kiểm soát viên đối với chủ sở hữu là cá nhân.
–   Nếu không cần thiết thì Hội đồng thành viên không cần họp cũng được vì chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất.
 – Phải có Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên gồm nhiều cá nhân, thành viên góp vốn và là cơ quan quyết định cao nhất            -Lập ban kiểm soát.   -Hội đồng thành viên ít nhất họp mỗi năm 1 lần.  
khác biệt cơ cấu tổ chức giữa công ty TNHH 1TV và công ty TNHH 2TV trở lên

Tăng vốn điều lệ

TNHH 1 thành viênTNHH 2 thành viên trở lên
–  Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm
–   Huy động thêm vốn góp của người khác.
(Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng kí chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty. )                         .
 –   Tăng vốn góp của thành viên.
–    Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty.
–    Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.                
khác biệt vốn điều lệ giữa công ty TNHH 1TV và công ty TNHH 2TV trở lên

Giảm vốn điều lệ

TNHH 1 thành viênCông ty TNHH 2 thành viên trở lên
Không được giảm vốn điều lệ  -Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.
– Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
-Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.  

Chuyển nhượng vốn

TNHH 1 thành viênTNHH 2 thành viên trở lên
 –   Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần; hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác
–   Trường hợp: chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác; thì công ty TNHH một thành viên sẽ trở thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.
–  Công ty chỉ được chuyển nhượng; khi đã thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
– Muốn chuyển nhượng phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại trong công ty; theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Trong trường hợp các thành viên còn lại của công ty không mua; hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày.
-Kể từ ngày chào bán, thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp này; được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên của công ty. Giá chuyển nhượng không thấp hơn giá đã bán; cho các thành viên cũ.
5/5 - (2 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (2 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!