Mua tài sản của công ty cổ phần 51% vốn nhà nước

Mua tài sản của công ty cổ phần 51% vốn nhà nước.  Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ gì?


Tóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi là công ty cổ phần, trong đó cổ phần Nhà nước chiếm 51%. Hiện nay, công ty tôi muốn mua xe chuyên dùng để thực hiện công tác chuyên môn bằng nguồn vốn khấu hao. Cho tôi hỏi việc mua xe có cần phải xin ý kiến cơ quan Nhà nước? Giá trị của xe bao nhiêu thì công ty được quyền tự quyết mua? Công ty tôi cũng có hai xe muốn thanh lí vì không còn sử dụng được. Với điều kiện nào thì công ty tôi có thể thanh lý xe. Giá trị khấu hao hay bao nhiêu năm sử dụng thì xe của công ty tôi có thể thang lý. cảm ơn luật sư. ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thứ nhất, về việc mua tài sản của công ty cổ phần 51% vốn nhà nước:

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Do đó, Thẩm quyền, trình tự thủ tục thực hiện mua, bán tài sản của công ty cổ phần 51% vốn nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về Công ty cổ phần, Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty, Nghị quyết của Đại hồi đồng cổ đông hoặc Quyết định của Hội đồng quản trị, tuân thủ đúng quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

Điều 6 Thông tư số 21/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ tài chính ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp như sau:

“Điều 6. Nhiệm vụ của Người đại diện

1. Thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn do Chủ sở hữu giao:

Xem thêm: Tài sản dài hạn là gì? So sánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn?

a) Người đại diện tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải xin ý kiến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước bằng văn bản để tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, các cuộc họp khác (nếu có) đối với những nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.”

Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp quy định những nội dung sau:

“4. Chủ sở hữu nhà nước giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định các nội dung sau của doanh nghiệp:

a) Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp;

b) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;

c) Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

d) Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp. Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp;

đ) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm;

Xem thêm: Mẫu điều lệ của công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn năm 2021?

e) Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;

g) Chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

h) Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hằng năm;

i) Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.

Theo các quy định trên người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà nước được giao nhiệm vụ quyết định chủ trương mua, bán tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp, nhưng phải xin ý kiến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước bằng văn bản.

Ngoài ra, Điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định quyền của đại hội đồng cổ đông như sau:

Điều 135. Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Xem thêm: Cổ phần là gì? Các loại cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp?

2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

Xem thêm: Thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần

h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Như vậy, việc mua tài sản lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thì phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Trong đó, những tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ công ty thì người đại diện chủ sở hữu nhà nước phải xin ý kiến bằng văn bản của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước.

Thứ hai, về việc thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp:

Mục 3.2.2 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

1. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.”

Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:

3. Bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:

3. Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này khi nhượng bán, thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Phần giá trị thu được do nhượng bán sau khi trừ chi phí nhượng bán, thanh lý, doanh nghiệp nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hoặc bổ sung vốn điều lệ sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.”

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức độ khấu hao hay số năm sử dụng của tài sản cố định mà doanh nghiệp có thể thanh lý. Tuy nhiên, theo Mục 3.2.2 Thông tư số  200/2014/TT-BTC thì khi tài sản không còn sử dụng được nữa thì có thể thanh lý. Khi thanh lý tài sản, doanh nghiệp phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định và phải lập biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu quy định.

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!