Hoạt động phát điện, truyền tải, tư vấn chuyên ngành điện lực

hoạt động phát điện

Hoạt động phát điện là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

- Điều 32, Điều 38 Luật Điện lực năm 2004;
- Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 39, 40, 41, 42, 43, 44 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP
- Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP

1. Giấy phép hoạt động phát điện

* Điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động phát điện (Điều 29 Nghị định 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phát điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

1.1. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Các hạng mục công trình nhà máy điện được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

1.2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.

1.3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.

1.4. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.

1.5. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

1.6. Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy điện được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

1.7. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

1.8. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.

2. Giấy phép hoạt động truyền tải điện

* Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện  (Điều 30 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động truyền tải điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

2.1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

2.2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo, kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn điện theo quy định pháp luật.

3.Giấy phép hoạt động phân phối điện

* Điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện (Điều 31 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

3.1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

3.2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật.

4. Giấy phép hoạt động bán buôn điện

Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động bán buôn điện (Điều 32 Nghị định 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động bán buôn điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

4.1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

5. Giấy phép hoạt động bán lẻ điện

* Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện (Điều 33 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

– Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động bán lẻ điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 03 năm.

6. Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện (Hoạt động phát điện)

* Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện (Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, thủy lợi, địa chất, môi trường hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp..

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy thủy điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện như sau:

Hạng 1: Có 25 chuyên gia trở lên;

Hạng 2: Có 20 chuyên gia trở lên;

Hạng 3: Có 15 chuyên gia trở lên;

Hạng 4: Có 10 chuyên gia trở lên

7. Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện (Hoạt động phát điện)

* Điều kiện để được cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện (Điều 40 Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, nhiệt điện, địa chất, môi trường hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy nhiệt điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình nhiệt điện như sau:

Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;

Hạng 2: Có 10 chuyên gia trở lên.

8. Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp (Hoạt động phát điện)

* Điều kiện để được cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp (Điều 44 Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính; phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, hệ thống điện, điện kỹ thuật; thiết bị điện, tự động hóa, môi trường hoặc chuyên ngành tương tự; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án đường dây; và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương; và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết; cho việc tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

9. Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện (Hoạt động phát điện)

* Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện (Điều 42 Nghị định 137/2013/NĐ-CP) :

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động; tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính; phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện; hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; và đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy thủy điện; có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho việc giám sát thi công; các công trình nhà máy thủy điện.

– Có số lượng chuyên gia chính tư vấn theo hạng công trình thủy điện như sau:

Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;

Hạng 2: Có 17 chuyên gia trở lên;

Hạng 3: Có 12 chuyên gia trở lên;

Hạng 4: Có 08 chuyên gia trở lên

10. Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện

* Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện; (Điều 43 Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký; hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện; phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính; phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, địa chất, kinh tế, tài chính; hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy nhiệt điện; có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết; cho việc giám sát thi công các công trình nhà máy nhiệt điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình nhiệt điện như sau:

Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;

Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên.

11. Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp

* Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây; và trạm biến áp (Điều 41 Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

Tổ chức được thành lập; theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây; và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính; phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa; hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình đường dây và trạm biến áp; với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết; cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;

Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên;

Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên;

Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên

=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5/5 - (2 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (2 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!