Cách đặt tên khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp

Cách đặt tên khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp. Quy định của pháp luật về thành lập hợp tác xã.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn thành lập hợp tác xã và muốn đặt tên hợp tác xã là “Hợp tác xã sản xuất nông sản VietGa” rất mong luật sư tư vẫn cho tôi xem đặc tên như vậy có vi phạm pháp luật không? (Hiện nay tôi trồng và sản xuất một số loại quả nhưng chưa được chứng nhận bất cứ thương hiệu nào). Tôi xin trân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Hợp tác xã 2012;

– Nghị định 193/2013/NĐ-CP;

2. Giải quyết vấn đề:

Việc đặt tên hợp tác xã được quy định Điều 22 Luật Hợp tác xã 2012 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định 193/2013/NĐ-CP. Tên hợp tác xã phải được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” và tên riêng được viết bằng tiếng Việt hoặc ký tự La – tinh trừ ký tự đặc biệt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Hợp tác xã có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay ký hiệu phụ trợ khác để cấu thành tên hợp tác xã trừ các quy định dưới đây:

Xem thêm: Tên thương mại là gì? Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp

– Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đầy đủ hoặc tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.

– Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo pháp luật sở hữu trí tuệ.

– Dùng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã.

– Dùng tên danh nhân, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cụ thể vể tên trùng và tên gây nhầm lẫn bị cấm nêu trên được quy định tại Điều 10 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

– Tên trùng là tên yêu cầu đăng ký được viết học đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước;

Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của hợp tác xã?

– Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của các hợp tác xã đã đăng ký:

+ Tên bằng tiếng Việt của hợp tác xã yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên hợp tác xã đã đăng ký;

+ Tên bằng tiếng Việt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký chỉ khác tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi chữ “và” hoặc ký hiệu hoặc hiệu”-” hoặc bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;

+ Tên riêng của hợp tác xã yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của hợp tác xã đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự, một hoặc một số chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của hợp tác xã đó hoặc bởi các từ “Bắc”, “miền Bắc”, “Nam”, “miền Nam”, “Trung”, “miền Trung”, “Tây”, “miền Tây”, “Đông”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, , trừ trường hợp hợp tác xã yêu cầu đăng ký là thành viên của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;

+ Các trường hợp tên gây nhầm lẫn khác theo quyết định của cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Theo đó, bạn cần kiểm tra tên “Hợp tác xã sản xuất nông sản VietGa” có phù hợp với quy định nêu trên hay không? Chỉ cần tên không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn thì bạn có quyền đặt tên như đã nêu.

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang