You dont have javascript enabled! Please enable it! Các hệ thống phân tán - IT45 - EHOU - vncount.vn

Các hệ thống phân tán – IT45 – EHOU

Mẹo Nhỏ Nên Đọc Qua

1. Để tìm kết quả nhanh thì nên sử dụng Máy Tính thay vì Điện Thoại.

2. Sau khi Sao chép (Copy) câu hỏi thì bấm “Ctrl + F” và Dán (Paste) câu hỏi vào ô tìm kiếm sẽ thấy câu cả lời. (Copy nguyên câu không ra thì thử vài từ để kiếm)

3. Trường hợp không tìm thấy câu hỏi. Lúc này vui lòng kéo xuống dưới cùng để đặt câu hỏi mục bình luận. Sẽ được trả lời sau ít phút.

4. Xem danh sách đáp án Trắc nghiệm EHOU

5. THAM GIA KHẢO SÁT VỀ CÂU HỎI (Khảo sát giúp chúng tôi biết sự trải nghiệm của Bạn, Bạn có thể đóng ý kiến giúp Chúng tôi tăng trải nghiệm của bạn. Đặc biệt chúng tôi chọn ra 1 người may mắn mỗi tuần để trao Mã Kích Hoạt LawPro 30 Miễn Phí)

6. Tham gia group Facebook Sinh Viên Luật để được hỗ trợ giải bài tập và Nhận Mã Kích hoạt tài khoản Pro Miễn Phí

7. Nếu đăng nhập mà không thấy đáp án thì làm như sau: Giữ Phím Ctrl sau đó bấm phím F5 trên bàn phím “Ctrl + F5” để trình duyệt xóa cache lúc chưa đăng nhập và tải lại nội dung.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CÁC HỆ THỐNG PHÂN TÁN – IT45_ THI TRẮC NGHIỆM.

Update ngày 12/07/2024

Câu 1. Ảo hoá được sử dụng đầu tiên khi nào?

– (Đ)✅: 1960

– (S): 1961

– (S): 2000

– (S): 1989

Câu 2. Ảo hoá là gì?

– (S): Là các hoạt động phân chia tài nguyên ảo trong mạng máy tính.

– (Đ)✅: Là hoạt động tạo ra một phiên bản áo của phần cứng máy tính, các thiết bị lưu trữ và các tài nguyên mạng.

– (S): Là việc nhiều chương trình sẽ được phân chia một lượng bộ nhớ ảo.

– (S): Là các tính toán dựa trên các thiết bị ảo

Câu 3. Các đặc trưng của hệ thống phân tán

– (S): Các thiết bị được tập trung và có thể xử lý nhiều tác vụ khác nhau

Người dùng phân tán trên nhiều máy tính

– (Đ)✅:Tập hợp các thành phần tính toán tự động

Hệ thống kết hợp đơn nhất

– (S): Các thiết bị cung cấp khả năng tính toán với nhiều bộ vi xử lý

Người dùng sẽ phải thực hiện các tác vụ một cách trực tiếp

– (S): Các thiết bị phân tán ở nhiều nơi

Hệ thống có thể hoạt động ở nhiều nơi

Câu 4. Các lợi ích mà các Hệ thống phân tán mang lại

– (S): – Dễ dàng chia sẽ tài nguyên cho các máy tính khác trong mạng

– Người dùng cần phải xác định được các máy tính sẽ thực hiện tác vụ của họ

– (Đ)✅: – Chia sẻ tài nguyên, có thể dễ dàng tăng tài nguyên cần sử dụng,

– Nhiều máy tính cùng thực hiện một tác vụ sẽ tăng hiệu năng

– Người làm việc không cần quan tâm đến sự phức tạp bên trong các hệ thống

– (S): – Chia sẻ tài nguyên, có thể dễ dàng tăng tài nguyên cần sử dụng,

– Nhiều máy tính cùng thực hiện một tác vụ

– (S): – Tập trung các tài nguyên máy tính

– Các máy tính sẽ thực hiện các công việc khác nhau

– Người làm việc không cần quan tâm đến sự phức tạp bên trong các hệ thống

Câu 5. Các mô hình dịch vụ mà Điện toán Đám mây cung cấp

– (Đ)✅: Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure as a Service), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (Platform as a Service) và Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service)

– (S): Thiết bị hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure as a Service), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (Platform as a Service), Phần cứng dưới dạng dịch vụ (Hardware as a Service)

– (S): Thiết bị hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure as a Service), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (Platform as a Service)

– (S): Thiết bị hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure as a Service), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (Platform as a Service) và Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service)

Câu 6. Các thao tác ghi được thực hiện bởi một tiến trình sẽ được nhìn thấy bởi các tiến trình khác theo trật tự mà chúng được tạo là yêu cầu được đảm bảo bởi mô hình nhất quán nào?

– (Đ)✅: Nhất quán FIFO

– (S): Nhất quán tuần tự

– (S): Nhất quán mạnh

– (S): Nhất quán cuối cùng

Câu 7. Các ứng dụng của điện toán lưới (tính toán lưới)

– (Đ)✅: Để thực hiện các tác vụ (công việc) đòi hỏi yêu cầu nhiều tài nguyên tính toán cũng như triển khai song song hoá việc thực hiện để rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu năng.

– (S): Phân tích các cách thức mà các protein được hình thành và hoạt động

– (S): Phân tích các dữ liệu lớn.

– (S): Phân tích các hệ gen mới.

Câu 8. Có bao nhiêu dạng lỗi trong các hệ thống phân tán?

– (S): 4

– (S): 2

– (Đ)✅: 3

– (S): 5

Câu 9. Có các loại truyền thông nào trong các hệ thống phân tán

– (S): Truyền thông liên tục, truyền thông đồng bộ, truyền thông bất đồng bộ

– (S): Truyền thông tạm thời (nhất thời), Truyền thông liên tục

– (Đ)✅: Truyền thông tạm thời, truyền thông liên tục, truyền thông đồng bộ, truyền thông bất đồng bộ

– (S): Truyền thông đồng bộ, bất đồng bộ, truyền thông từ xa

Câu 10. Cơ chế an ninh điện tử là?

– (Đ)✅: Cơ chế chống lại các dạng tấn công sử dụng tín hiệu điện từ (sóng dạng nhiễu, điện từ).

– (S): Cơ chế chống lại các dạng đánh cắp dữ liệu bằng các thiết bị đặc dụng.

– (S): Cơ chế chống lại các dạng tấn công bằng phần mềm

– (S): Cơ chế chống lại các dạng tấn công bằng máy tính

Câu 11. Có mấy dạng sao lặp dữ liệu trong các hệ thống phân tán?

– (Đ)✅: 2

– (S): 4

– (S): 5

– (S): 3

Câu 12. Có mấy dạng thuật toán đồng bộ các tiến trình về mặt thời gian?

– (Đ)✅: 2

– (S): 3

– (S): 4

– (S): 5

Câu 13. Có mấy dạng thuật toán đồng bộ thời gian dựa trên phần mềm?

– (Đ)✅: 2

– (S): 4

– (S): 5

– (S): 3

Câu 14. Có mấy dạng thuật toán đồng bộ tiến trình dựa trên sự cho phép

– (S): Tập trung và Phi tập trung

– (S): Tập trung, Phi tập trung và loại trừ

– (S): Tập trung và Phân tán

– (Đ)✅: Tập trung, Phi tập trung, Phân tán

Câu 15. Có mấy dạng truyền thông hướng thông điệp

– (Đ)✅: 4

– (S): 3

– (S): 6

– (S): 5

Câu 16. Có mấy mô hình truyền thông được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống phân tán?

– (Đ)✅: 2

– (S): 3

– (S): 5

– (S): 4

Câu 17. Có những kiểu ảo hoá nào

– (Đ)✅: Ảo hoá dữ liệu, Ảo hoá máy tính để bàn, ảo hoá máy chủ, ảo hoá hệ điều hành, ảo hoá chức năng mạng,

– (S): Ảo hoá mạng, Ảo hoá máy chủ

– (S): Ảo hoá mạng, Ảo hoá máy chủ, Ảo hoá hệ điều hành

– (S): Ảo hoá máy chủ, Ảo hoá phần cứng

Câu 18. Có thể loại bỏ hoàn toàn các lỗi trong các hệ thống phân tán được hay không?

– (S): Có

– (S): Có thể

– (S): Không

– (Đ)✅: Chỉ có thể giảm thiểu lỗi

Câu 19. Công nghệ chuỗi khối là gì

– (S): Là công nghệ được hình thành thông qua việc kết nối các khối dữ liệu với nhau trong một Cơ sở dữ liệu tập trung

– (S): Là công nghệ được hình thành thông qua việc kết nối các khối dữ liệu với nhau trong một Cơ sở dữ liệu phân tán

– (S): Là công nghệ mà trong đó các máy tính được kết nối với nhau thành một khối để thực hiện cùng một công việc.

– (Đ)✅: Là công nghệ được xây dựng dựa trên việc kết nối các khối dữ liệu với nhau thông qua mã bămg và phân tán dữ liệu trên các nút khác nhau (máy tính, thiết bị di động) trong mạng.

Câu 20. CORBA có mấy thành phần chính?

– (S): 5

– (S): 6

– (Đ)✅: 4

– (S): 7

Câu 21. CORBA được sử dụng ở đâu?

– (Đ)✅: Trong các hệ thống phân tán

– (S): Trong các thiết bị điều phối tài nguyên mạng

– (S): Trong các luồng?

– (S): Trong các ứng dụng sao lưu dữ liệu

Câu 22. Cụm cân bằng tải là

– (Đ)✅: Một cụm các máy tính được kết nối với nhau để chia sẻ việc thực hiện các tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên để nâng cao hiệu suất hoạt động và giảm tải cho các nút trong hệ thống.

– (S): Một cụm các máy tính được kết nối với nhau trong mạng nội bộ để dự phòng cho các máy chủ dữ liệu

– (S): Một cụm các máy tính được kết nối với nhau để dự phòng cho các máy chủ tính toán

– (S): Một cụm các máy tính được kết nối với nhau để cùng thực hiện nhiều công việc khác nhau

Câu 23. Khẳng định nào là đúng về cơ chế an ninh vật lý?

– (S): Là cơ chế an ninh bảo vệ các máy tính

– (Đ)✅: Là cơ chế an ninh được sử dụng để bảo vệ các thiết bị và kiểm soát truy cập

– (S): Là cơ chế an ninh cho các phần mềm

– (S): Là cơ chế an ninh bảo vệ các thiết bị mạng

Câu 24. Đâu là các đặc điểm chính của một hệ thống đáng tin cậy?

– (S): Tính tin cậy

Tính an toàn

– (S): Tính tin cậy

Tính sẵn sàng

Tính dễ mở rộng

Tính dễ quản trị

– (Đ)✅: Tính tin cậy

Tính sẵn sàng

Tính an toàn

Khả năng bảo trì

– (S): Tính sẵn sàng

Tính tin cậy

Câu 25. Đâu là hạn chế của thuật toán phân tán trong đồng bộ tiến trình về mặt thời gian?

– (S): Mất nhiều thời gian để đợi phản hồi từ các thành phần khác (nút) trong hệ thống

– (S): Phải chia đều dữ liệu lên các nút trong hệ thống phân tán

– (Đ)✅: Nếu một nút (thành phần) trong hệ thống gặp sự cố (không thể phản hồi được) thì toàn bộ hệ thống sẽ bị khoá

– (S): Phải tập hợp các thông tin từ các thành phần (các nút) trong hệ thống

Câu 26. Đâu là lợi ích của thuật toán phân tán trong việc đồng bộ các tiến trình về mặt thời gian?

– (S): Có hiệu năng cao hơn thuật toán phi tập trung. Sử dụng ít thông điệp hơn thuật toán phi tập trung.

– (S): Không có nút thắt cổ chai trung tâm. Hiệu năng được cải thiện.

– (S): Không có nút thắt cổ chai. Hiệu năng được cải thiện.

– (Đ)✅: Không có nút thắt cổ chai. Hiệu năng được cải thiện. Sử dụng ít thông điệp hơn thuật toán phi tập trung.

Câu 27. Di trú mã được ứng dụng cho

– (S): Cân bằng tải động, đảm bảo tính khả dụng và tính di động

– (Đ)✅: Cân bằng tải động, đảm bảo tính khả dụng của các ứng dụng và quản trị các hệ thống, đảm bảo tính di động của các thiết bị và khôi phục lỗi.

– (S): Cân bằng tải

– (S): Cần bằng tải và đảm bảo tính khả dụng, đảm bảo khả năng khôi phục lỗi nhanh chóng.

Câu 28. Di trú mã là gì?

– (Đ)✅: Là hoạt động dịch chuyển tiến trình giữa các nút (máy tính, thiết bị) khác nhau trong một mạng được kết nối.

– (S): Là việc chuyển một chương trình chạy trên máy tính này sang máy tính khác.

– (S): Là một chương trình được chạy trên nhiều máy tính khác nhau.

– (S): Là việc thực thi chương trình trên máy tính từ xa.

Câu 29. Dịch vụ Web (Web Service) là gì?

– (S): Là các dịch vụ được cung cấp bởi các máy chủ web trong các hệ thống phân tán

– (S): Là các dịch vụ truy nhập vào các trang web

– (Đ)✅: Là các dịch vụ được cung cấp thông qua giao diện web

– (S): Là các dịch vụ được cung cấp bởi các website

Câu 30. Điện toán đám mây là gì?

– (Đ)✅: Còn được gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính dựa trên nền tảng Internet. Với mô hình này, tất cả các giải pháp công nghệ đều được cung cấp dưới dạng dịch vụ.

– (S): Là dạng điện toán mà các máy tính tham gia tính toán được phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau.

– (S): Là dạng điện toán mà người dùng cần có một máy tính với phần cứng đủ mạnh mới có thể sử dụng được.

– (S): Là một dạng khác của tính toán lưới

Câu 31. Điện toán lưới

– (Đ)✅: Là dạng điện toán mà các máy tính khác nhau trong cùng một mạng nội bộ cùng thực hiện một công việc

– (S): Là dạng điện toán mà một công việc sẽ được thực hiện bởi một máy tính trong mạng

– (S): Làm một hệ thống tính toán với các máy tính nằm phân tái ở nhiều vị trí khác nhau

– (S): Là dạng điện toán mà tài nguyên tính toán được tập hợp bởi nhiều máy tính

Câu 32. Điều kiện của nhất quán nhân quả (Causual Consistency)

– (S): Các dữ liệu của tiến trình trước phải dựa trên tiến trình sau

– (Đ)✅: Các hoạt động ghi có liên quan phải được nhìn thấy bởi tất cả các tiến trình theo cùng một thứ tự. Các hoạt động ghi đồng thời có thể được nhìn thấy theo một thứ tự khác nhau trên các máy khác nhau

– (S): Các dữ liệu của tiến trình trước phải dựa trên tiến trình sau

– (S): Các hoạt động đọc phải được thực hiện một cách tuần tự

Câu 33. Điều kiện để một kho dữ liệu được coi là nhất quán ghi theo sau đọc (write follow read)

– (S): Thao tác đọc phải được thực hiện trước thao tác ghi

– (S): Thao tác ghi luôn phải được thực hiện đồng thời với thao tác ghi

– (S): Thao tác ghi phải luôn thực hiện sau thao tác đọc

– (Đ)✅: Người dùng sẽ luôn thực hiện thao tác ghi lên một phiên bản dữ liệu mà ít nhất cũng phải mới tương đương với phiên bản cuối cùng của nó

Câu 34. Điều kiện tối ưu khi tìm kiếm vị trí đặt các máy chủ sao lặp?

– (S): Cần lựa chọn vị trí đặt sao cho có ít máy trạm gần máy chủ nhất để đảm bảo đường truyền

– (S): Là vị trí đặt sao cho các máy chủ sao lặp luôn nằm gần nhau nhất có thể

– (Đ)✅: Cần lựa chọn vị trí sao cho khoảng cách trung bình từ máy chủ đến các máy trạm là nhỏ nhất

– (S): Là vị trí sao cho bên cạnh máy chủ có ít nhất một máy trạm

Câu 35. Dòng dữ liệu là gì?

– (Đ)✅: Là một chuỗi liên tục của các đơn vị dữ liệu

– (S): Là một chuỗi rời rạc các đơn vị dữ liệu

– (S): Là một dãy các bít dữ liệu

– (S): Là một mảng chứa các đơn vị dữ liệu

Câu 36. Gọi thủ tục từ xa là gì (remote procedure call)?

– (Đ)✅: Là cơ chế cho phép người dùng gọi các thủ tục trên các máy tính khác nhau

– (S): Là cơ chế để thực thi các ứng dụng từ xa

– (S): Là cơ chế cho phép người sử dụng chạy các ứng dụng trên các máy tính khác nhau

– (S): Là cơ chế cho phép các ứng dụng chạy trên một máy tính ở xa

Câu 37. Hệ thống phân tán là gì?

– (S): Là hệ thống được cấu tạo bởi nhiều thành phần nhỏ

– (S): Là hệ thống mà dữ liệu được lưu trữ một cách phân tán

– (Đ)✅: Là một tập hợp các thành phần điện toán tự hoạt mà người dùng thường biết đến nó như là một hệ thống đơn nhất.

– (S): Là hệ thống mà các thành phần được đặt ở nhiều nơi khác nhau

Câu 38. Khẳng định nào là đúng về cơ chế an ninh vật lý?

– (S): Là cơ chế an ninh bảo vệ các thiết bị mạng

– (S): Là cơ chế an ninh cho các phần mềm

– (Đ)✅: Là cơ chế an ninh được sử dụng để bảo vệ các thiết bị và kiểm soát truy cập

– (S): Là cơ chế an ninh bảo vệ các máy tính

Câu 39. Khẳng định nào sau đây là đúng về dịch vụ Web

– (S): Cung cấp dịch vụ thông qua giao thức SMTP

– (Đ)✅: Được truy cập thông qua giao thức HTTP

– (S): Được truy cập thông qua giao thức FTP

– (S): Được truy cập thông qua giao thức NTP

Câu 40. Khẳng định nào sau đây là đúng về lời gọi thủ tục từ xa?

– (S): Nơi gọi thủ tục từ xa sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động khác khi đang thực hiện lời gọi

– (S): Thủ tục sẽ được di chuyển về thực thi trên môi trường của máy tính gọi

– (Đ)✅: Thủ tục sẽ được thực thi ở môi trường đích (môi trường có thủ tục)

– (S): Thủ tục sẽ được thực thi trên máy tính gọi

Câu 41. Khẳng định nào sau đây là đúng về nhất quán mạnh (Strict consistency)

– (S): Là mô hình nhất quán mà các tiến trình sẽ đọc ra các dữ liệu khác nhau của cùng một biến

– (Đ)✅: Là mô hình nhất quán mà việc ghi dữ liệu bởi một tiến trình bất kỳ sẽ được nhìn thấy bởi tất cả các tiến trình khác

– (S): Là mô hình nhất quán mà tất cả các tiến trình phải tuân thủ

– (S): Là mô hình nhất quán mà các tiến trình sẽ phải chờ đợi các tiến trình khác trong hoạt động ghi

Câu 42. Khẳng định nào sau đây là đúng về thuật toán đồng bộ thời gian dạng phân tán?

– (S): Các thành phần trong hệ thống tự động bộ thời gian dựa trên đồng hồ của mình

– (Đ)✅: Không có máy chủ thời gian tập trung nào được sử dụng.

– (S): Sử dụng một máy chủ và phân tán thời gian trên các thành phần khác trong hệ thống

– (S): Mỗi thành phần trong hệ thống sẽ có một máy chủ thời gian riêng.

Câu 43. Khẳng định nào sau đây là đúng về Tính toán cụm (Cluster Computing)

– (Đ)✅: Một cụm gồm các máy tính đồng nhất (về cấu hình phần cứng và hệ điều hành được cài đặt trên đó) trong một mạng cục bộ để thực hiện một tác vụ nào đó yêu cầu rất nhiều tài nguyên phần cứng.

– (S): Một nhóm các máy tính được kết nối với nhau qua mạng riêng ảo để thực hiện các tác vụ khác nhau

– (S): Một nhóm các máy tính có thể đồng bộ hoặc không đồng bộ được kết nối với nhau thông qua Internet để thực hiện các công việc khác nhau

– (S): Một nhóm các máy tính có thể đồng bộ hoặc không đồng bộ được kết nối với nhau thông qua mạng LAN (mạng cục bộ) để thực hiện các công việc khác nhau

Câu 44. Khẳng định nào sau đây là đúng về truyền thông hướng thông điệp?

– (S): Là chế độ truyền thông được sử dụng để truyền các tin nhắn tức thời.

– (S): Là chế độ truyền thông sử dụng đơn vị là các thông điệp.

– (Đ)✅: Là một cách thức giao tiếp giữa các tiến trình trong các hệ thống phân tán. Với các thông điệp (message) tương đường với các sự kiện, là đơn vị cơ bản của truyền thông điệp.

– (S): Là chế độ truyền thông sử dụng các thông điệp.

Câu 45. Khẳng định nào sau đây là đúng

– (S): Tính toán lưới không cần phải có máy chủ điều phối các công việc

– (S): Trong tính toán lưới, mỗi máy tính sẽ xử lý các công việc độc lập với nhau

– (S): Tính toán lưới yêu cầu các máy tính trong mạng có quyền ngang hàng với nhau

– (Đ)✅: Tính toán lưới yêu cầu phải có ít nhất là một máy chủ để xử lý và điều hành cho hệ thống

Câu 46. Khẳng định nào sau đây về di trú tiến trình là đúng?

– (Đ)✅: Cần một lượng tài nguyên lớn.

– (S): Chỉ cần tài nguyên trên một máy tính là đủ.

– (S): Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ tài nguyên.

– (S): Không cần nhiều tài nguyên để thực hiện

Câu 47. Khẳng định nào sau đây về nhất quán là đúng?

– (S): Là việc đảm bảo các hoạt động đọc/ghi dữ liệu của các tiến trình phải chính xác

– (S): Là việc đảm bảo các tiến trình phải hoạt động chính xác trong các hệ thống phân tán

– (Đ)✅: Là việc đảm bảo sự đồng bộ giữa các bản sao lặp trong các hệ thống phân tán

– (S): Là việc đảm bảo quá trình đọc/ghi của các tiến trình trên các dữ liệu khác nhau phải cho cùng một kết quả

Câu 48. Khẳng định nào sau đây về tiến trình là đúng

– (S): Bộ vi xử lý chỉ thực hiện một tiến trình trong cùng một thời điểm.

– (S): Các tiến trình sẽ được thực hiện một cách tuần tự bởi bộ vi xử lý.

– (S): Mỗi tiến trình được thực thi bởi một nhân của bộ vi xử lý.

– (Đ)✅: Nhiều tiến trình cùng chia sẻ bộ vi xử lý và các tài nguyên khác của máy tính một cách trong suốt với người dùng.

Câu 49. Khẳng định nào sau đây về tính sẵn sàng cao của hệ thống phân tán là đúng

– (S): Là khả năng cung cấp dịch vụ nhanh chóng của hệ thống

– (S): Là khả năng cung cấp dữ liệu ngay khi được yêu cầu

– (S): Là khả năng xử lý dữ liệu cao và liên tục

– (Đ)✅: Là khả năng thực thi các công việc ngay cả khi một số thành phần trong hệ thống gặp phải sự cố. Các công việc sẽ được chuyển tiếp cho các thành phần đang hoạt động ngày khi có sự cố xảy ra

Câu 50. Khi dữ liệu của một tệp video được truyền đi, chế độ truyền thông nào được sử dụng?

– (S): Kết hợp cả truyền thông hướng dòng và truyền thông hướng thông điệp

– (Đ)✅: Truyền thông hướng dòng (stream oriented communication)

– (S): Truyền thông đồng bộ

– (S): Truyền thông hướng thông điệp (message oriented communication)

Câu 51. Lợi ích của các dịch vụ Web trong các hệ thống phân tán

– (S): Cho phép người dùng truy cập các nội dung trên các trang Web

– (Đ)✅: Giúp cung cấp các dịch vụ trên nhiều nền tảng khác nhau

– (S): Cung cấp các trang web cho người dùng

– (S): Người dùng có thể truy cập các trang web từ nhiều bất kỳ đâu

Câu 52. Luồng trong máy tính là gì?

– (S): Là chương trình chính được thực hiện trên một nhân của bộ vi xử lý.

– (S): Là chương trình chính được thực hiện trên nhiều nhân của bộ vi xử lý.

– (S): Là khả năng xử lý đa nhiệm của bộ vi xử lý.

– (Đ)✅: Là một phần mã nguồn được thực thi một cách độc lập với chương trình chính.

Câu 53. Marshalling là gì?

– (S): Là quá trình gửi đi các thông điệp khác nhau thông qua RMI

– (Đ)✅: Là quá trình đóng gói các tham số vào trong một tin nhắn trước khi gửi qua mạng. Tham số có thể là các giá trị nguyên thuỷ (số nguyên, số thực,…) hoặc là đối tượng.

– (S): Là quá trình phân tách các thông tin được gửi đến từ máy tính khác trong hệ thống

– (S): Là quá trình truyền đi các thông điệp trong các thành phần của các hệ thống phân tán

Câu 54. Mặt nạ lỗi là gì?

– (S): Là một thiết bị phần cứng có khả năng tự sửa lỗi

– (S): Là một dạng phần mềm được thiết kế để có thể chịu lỗi

– (Đ)✅: Là một phương thức dự phòng cho phép khôi phục hoàn toàn một tập các đơn vị hoặc thành phần dự phòng của một hệ thống

– (S): Là sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng để khôi phục lỗi

Câu 55. Middleware là gì?

– (Đ)✅: Lớp trung gian, cung cấp các dịch vụ và tài nguyên để các thành phần khác, phần mềm có thể hoạt động trong các môi trường khác nhau

– (S): Phần mềm được cài đặt trên phần cứng

– (S): Phần sụn

– (S): Phần lai giữa phần mềm và phần cứng

Câu 56. Mô hình nhất quán là gì?

– (S): Là các giao thức quy định cách thức dữ liệu được đọc như thế nào trong các hệ thống phân tán

– (S): Là cách thức để đảm bảo sự đồng nhất của các thành phần trong các hệ thống phân tán

– (Đ)✅: Là một “hợp đồng” giữa kho dữ liệu phân tán và các tiến trình của nó. Được sử dụng để xác định các giá trị nào được đọc bởi hệ thống quản lý tệp phân tán hoặc các tiến trình

– (S): Là mô hình chứa các thành phần đồng nhất với nhau trong các hệ thống phân tán

Câu 57. Một người dùng mở email tại địa điểm A, sau đó di chuyển đến địa điểm B. Anh ta sẽ không nhìn thấy email nào mới tại địa điểm B. Vậy, mô hình nhất quán nào đã được sử dụng

– (S): Nhất quán cuối cùng

– (S): Nhất quán tuần tự

– (Đ)✅: Nhất quán đọc đơn điệu

– (S): Nhất quán ghi đơn điệu

Câu 58. Một tiến trình (process) bao gồm?

– (S): Các thanh ghi của đơn vị quản lý bộ nhớ

– (S): Các thanh ghi đơn vị quản lý bộ nhớ

– (S): CPU context (ngữ cảnh của vi xử lý)

– (Đ)✅: Ngữ cảnh CPU (bao gồm các giá trị thanh ghi, bộ đếm chương, ngăn xếp con trỏ)

Các thanh ghi của đơn vị quản lý bộ nhớ

Câu 59. Mục đích của việc sao lặp trong các hệ thống phân tán là gì?

– (S): Để dữ liệu được phân tán trên khắp các nút trong hệ thống

– (S): Để phân chia dữ liệu trên các nút nhằm tăng độ tin cậy cho dữ liệu

– (Đ)✅: Giúp đảm bảo sự tin cậy và hiệu suất cho các hoạt động trong các hệ thống phân tán

– (S): Để giảm thời gian đọc dữ liệu khi mà dữ liệu được chia đều trên các nút của hệ thống phân tán

Câu 60. Permanent Fault là lỗi?

– (S): Là lỗi gây ra bởi cả phần mềm lẫn phần cứng.

– (S): Là lỗi do phần mềm gây ra và chỉ cần thay thế bằng phần mềm khác sẽ loại bỏ được lỗi.

– (Đ)✅: Là lỗi tồn tại cho đến khi thành phần gây lỗi được sửa chữa hoặc thay thế

– (S): Là lỗi phần cứng

Câu 61. Số tin nhắn được gửi cho việc chuyển trạng thái của các tiến trình trong thuật toán đồng bộ tiến trình phân tán

– (S): 5

– (S): 4

– (Đ)✅: 2*(n – 1) với n là số tiến trình

– (S): 2*n với n là số tiến trình

Câu 62. Sự khác biệt (clock skew) về thời gian đồng hồ trong các máy tính là do đâu?

– (S): Các máy tính được tạo ra với thời gian khác nhau

– (S): Các máy tính không có sự đồng bộ về thời gian

– (S): Do các thiết lập ban đầu trên máy tính

– (Đ)✅: Do sự khác biệt về tính chất vật lý, nhiệt độ, độ ẩm của đồng hồ trong máy tính

Câu 63. Sự khác nhau cơ bản của mô hình nhất quán mạnh và nhất quán yếu là gì?

– (Đ)✅: Đối với mô hình nhất quán mạnh, dữ liệu được trả về luôn là dữ liệu mới nhất. Còn nhất quán yếu thì các lần đọc dữ liệu sẽ không đảm bảo sẽ nhận được dữ liệu mới nhất.

– (S): Trong mô hình nhất quán mạnh, các tiến trình sẽ liên tục được cập nhập dữ liệu

– (S): Dữ liệu được trả về bởi các tiến trình trong mô hình nhất quán yếu luôn là dữ liệu mới nhất.

– (S): Trong mô hình nhất quán yếu các dữ liệu sẽ được đồng bộ liên tục

Câu 64. Sự khác nhau giữa tính toán lưới và điện toán đám mây?

– (Đ)✅: Là mô hình điện toán phân tán mà trong đó các tài nguyên được sử dụng ở dạng cộng tác. Vì vậy, người sử dụng sẽ không phải trả phí như trong mô hình điện toán đám mây.

– (S): Tính toán các lưới dữ liệu

– (S): Tính toán dạng lưới

– (S): Trong điện toán lưới các thiết bị được tập trung tại một trung tâm dữ liệu.

Câu 65. Sự thiếu đồng bộ về thời gian trong các hệ thống phân tán sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

– (S): Các tác vụ trong hệ thống phân tán sẽ không thể thực hiện được

– (S): Các tác vụ trong các hệ thống phân tán sẽ không thể kết thúc

– (S): Các tiến trình sẽ hoạt động chậm

– (Đ)✅: Giao tiếp giữa các tiến trình trong hệ thống phân tán sẽ có độ trễ, dẫn đến tiến trình có thể bị huỷ, thông điệp có thể bị mất.

Câu 66. Tác dụng của việc giảm thiểu lỗi trong các hệ thống phân tán

– (S): Giúp giảm các lỗi ảnh hưởng đến dữ liệu trong các hệ thống

– (S): Giúp hệ thống ít gặp các vấn đề ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ thống

– (S): Giúp tăng hiệu năng hoạt động của hệ thống

– (Đ)✅: Việc giảm thiểu lỗi giúp loại bỏ các vấn đề gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống. Từ đó tăng cường khả năng đáp ứng, phục vụ của các hệ thống

Câu 67. Tại sao cần truyền tham số giữa các máy tính trong hệ thống phân tán?

– (S): Để chạy các ứng dụng từ xa

– (S): Để thực hiện các thủ tục từ xa

– (S): Để truyền tham số giữa các chương trình khác nhau trong một máy tính

– (Đ)✅: Để thực hiện các thủ tục từ xa (lời gọi thủ tục từ xa) cần truyền các tham số của các thủ tục đó đến máy tính thực hiện.

Câu 68. Tại sao phải di trú tiến trình (mã)?

– (S): Để có thể thực thi các tiến trình từ xa

– (S): Để tăng hiệu năng thực hiện

– (Đ)✅: Để có thể chuyển các tiến trình từ một máy tính sang thực hiện trên một máy tính khác. Từ đó có thể thực hiện các giải pháp như cân bằng tải, song song hoá.

– (S): Để điều khiển các tiến trình từ xa

Câu 69. Thẻ bài (Token) được sử dụng như thế nào trong thuật toán đồng bộ tiến trình

– (S): Để báo cho các tiến trình khác truy nhập dữ liệu

– (S): Để ngăn chặn các tiến trình khác truy nhập dữ liệu

– (Đ)✅: Để tiến trình giữ thẻ bài có thể chuyển sang trạng thái truy nhập tài nguyên (CS)

– (S): Để chia sẻ dữ liệu giữa các tiến trình đang hoạt động

Câu 70. Thế nào là ảo hoá hệ điều hành?

– (S): Các hệ điều hành chạy trên phần cứng được ảo hoá.

– (S): Nhiều máy tính có thể chạy cùng một hệ điều hành

– (S): Hệ điều hành được chạy trên các máy ảo?

– (Đ)✅: Nhiều hệ điều hành khác nhau cùng chạy trên một máy tính

Câu 71. Thế nào là bản sao cho máy chủ khởi tạo?

– (S): Là các bản sao được gửi về từ máy chủ

– (S): Là các bản sao được tạo ra trên máy chủ

– (Đ)✅: Là các bản sao được tạo ra theo yêu cầu của máy chủ

– (S): Là các bản sao được tạo ra từ các máy trạm

Câu 72. Thế nào là hệ điều hành phân tán (Distributed Operation Systems)

– (S): Là hệ điều hành chỉ làm việc trên các máy tính khác nhau

– (S): Là hệ điều hành được cài đặt để điều khiển các máy tính phân tán

– (S): Là hệ điều hành được cài đặt trên các máy tính phân tán

– (Đ)✅: Là hệ điều hành chạy trên một số máy tính với mục đích cung cấp một tập hợp đầy đủ các dịch vụ

Câu 73. Thế nào là nhất quán cuối cùng (Eventual Consistency)?

– (S): Là mô hình mà các thao tác đọc sẽ nhận được các giá trị mới nhất

– (Đ)✅: Là mô hình nhất quán được sử dụng để đảm bảo tính sẵn sàng cao của dữ liệu. Nếu không có giá trị mới nào được cập nhập với một mục dữ liệu đã cho thì tất cả các truy nhập đến mục dữ liệu đó sẽ trả về giá trị mới nhất

– (S): Là mô hình mà các tiến trình chỉ có thể đọc

– (S): Là mô hình mà các tiến trình chỉ có thể ghi dữ liệu

Câu 74. Thế nào là sao lặp đồng bộ (Synchronous Replcation)?

– (S): Là dạng sao lặp mà các bản sao sẽ được phân tách thành các phần giống nhau

– (S): Là dạng sao lặp mà các bản sao sẽ giống nhau hoàn toàn

– (Đ)✅: Là dạng sao lặp mà các bản sao sẽ được cập nhập ngay lập tức sau khi có một số thay đổi được áp dụng

– (S): Là dạng sao lặp mà dữ liệu sẽ được trả về là như nhau đối với hoạt động đọc của các tiến trình

Câu 75. Thế nào là tính toán hiệu năng cao

– (S): Là cách thức tính toán sử dụng máy tính có bộ vi xử lý mạnh

– (S): Là khả năng tính toán có được từ nhiều máy chủ rất mạnh

– (Đ)✅: Là khả năng tính toán được tạo ra bằng sự kết hợp của rất nhiều các máy tính lại với nhau thông qua một nội bộ tốc cao

– (S): Là khả năng tính toán được thực hiên bởi nhiều bộ vi xử lý trên một máy tính

Câu 76. Thế nào là tính toán phân cụm

– (S): Các máy tính được phân thành các cụm khác nhau, mỗi cụm thực hiện một công việc cụ thể

– (Đ)✅: Một tập hợp các máy tính đồng nhất (về cấu hình và hệ điều hành) trong một mạng cục bộ tốc độ cao để thực hiện một công việc nào đó

– (S): Một tập hợp các máy nằm ở nhiều nơi khác nhau, kết hợp với nhau thành một máy tính đơn nhất

– (S): Nhiều máy tính được kết hợp lại với nhau để thực hiện các tác vụ

Câu 77. Thế nào là tính trong suốt của các hệ thống phân tán

– (Đ)✅: Là khả năng che giấu các thành phần trong hệ thống phân tán đối với người dùng. Họ sẽ cảm nhận như đang làm việc với một máy tính đơn lẻ chữ không phải là cả một hệ thống

– (S): IPX/SPX.

– (S): Là khả năng che giấu dữ liệu của các thành phần trong hệ thống phân tán

– (S): Là khả năng che giấu các thành phần trong hệ thống phân tán

Câu 78. Thế nào là truyền thông hướng thông điệp?

– (S): Các thông điệp được truyền đi một cách liên tục

– (Đ)✅: Là một cách thức truyền thông tin giữa các tiến trình, và message là một đơn vị cơ bản trong truyền tin.

– (S): Các thông điệp sẽ được truyền đi liên tục trong các thành phần của hệ thống phân tán

– (S): Là truyền thông dựa trên các tin nhắn.

Câu 79. Thuật toán đồng bộ thời gian Berkeley được sử dụng?

– (S): Cho các hệ thống phân tán có độ trễ cao

– (S): Cho các hệ thống phân tán không có độ trễ về thời gian

– (S): Đồng bộ thời gian cho máy tính

– (Đ)✅: Để đồng bộ thời gian các hệ thống phân tán mà các máy tính trong mạng không có nguồn thời gian chính xác (không sử dụng một máy chủ đồng bộ thời gian nào)

Câu 80. Thuật toán đồng bộ thời gian CRISTIAN thường được sử dụng?

– (S): Để chuyển các giá trị thời gian đến các thành phần khác nhau trong hệ thống

– (S): Thường được sử dụng để đồng bộ thời gian trong các hệ thống phân tán có độ trễ cao

– (S): Trong các hệ thống có thời gian trễ cao

– (Đ)✅: Thường được sử dụng trong các hệ thống phân tán có thời gian trễ thấp

Câu 81. Thuật toán tập trung (Centralized Algorithm) trong đồng bộ tiến trình có những ưu điểm gì?

– (S): Dễ tập trung các dữ liệu từ các tiến trình

– (S): Tài nguyên của các tiến trình được tập trung thành một khối

– (Đ)✅: Dễ xác minh và triển khai. Các truy cập được thực hiện một cách công bằng theo cơ chế đến trước được phục vụ trước.

– (S): Xử lý một cách tập trung các dữ liệu của các tiến trình

Câu 82. Thuật toán Token Ring Algorithm là gì?

– (S): Là thuật toán nhẫn Token

– (Đ)✅: Là thuật toán vòng tròn sử dụng thẻ bài để xác định quyển sử dụng tài nguyên của các thành phần trong các hệ thống phân tán

– (S): Là thuật toán vòng tròn

– (S): Là thuật toán sử dụng nhẫn Token

Câu 83. Tiến trình trong máy tính là gì?

– (S): Là một chương trình chính đang được thực thi bởi nhiều nhân của bộ vi xử lý.

– (S): Là một chương trình chính đang được thực thi bởi nhiều nhân của bộ vi xử lý khác nhau trong một máy tính.

– (Đ)✅: Là một chương trình đang được thực thi trên một bộ vi xử lý ảo của hệ điều hành.

– (S): Là một chương trình đang được thực thi trên một nhân của bộ vi xử lý.

Câu 84. Tính năng quan trọng của đa luồng trong các hệ thống phân tán là?

– (S): Các luồng sẽ được thực hiện một cách tuần tự trong các máy tính của hệ thống

– (Đ)✅: Cho phép chặn các lời gọi hệ thống mà không cần phải chặn toàn bộ tiến trình, nơi mà các luồng đang chạy.

– (S): Không cho phép nhiều luồng cùng được thực hiện trong một thời điểm

– (S): Cho phép nhiều luồng khác nhau được thực thi.

Câu 85. Tính phân tán của điện toán phân tán thể hiện ở

– (S): Các thiết bị tính toán

– (Đ)✅: Sự phân tán của các thiết bị tính toán trên nhiều khu vực địa lý

– (S): Điện toán dựa trên các dịch vụ điện toán đám mây

– (S): Hoạt động tính toán

Câu 86. Tính toán hiệu năng cao (HPC -High Performance Computing ) có thể được sử dụng để

– (S): Giả lập mạng máy tính

– (Đ)✅: Thực hiện các tính toán, xử lý dữ liệu hoặc các hoạt động yêu cầu một lượng lớn các tài nguyên.

– (S): Xây dựng các dịch vụ lưu trữ

– (S): Tính toán từ xa

Câu 87. Transport Layer trong RMI được sử dụng để?

– (S): Truyền đi các dữ liệu được gửi từ các thành phần khác nhau trong hệ thống

– (Đ)✅: Kết nối máy trạm và máy chủ, quản lý các kết nối đang có và thiết lập các kết nối mới

– (S): Truyền đi các thông điệp được gửi từ các thành phần khác nhau trong hệ thống

– (S): Vận chuyển dữ liệu giữa các thành phần trong hệ thống

Câu 88. Trong kiến trúc của RMI có mấy chương trình?

– (Đ)✅: 2

– (S): 4

– (S): 1

– (S): 3

Câu 89. Trong RMI, RRL (Remote Reference Layer) có vai trò như thế nào?

– (S): Là lớp hỗ trợ tham chiếu từ xa

– (Đ)✅: Là lớp quản lý các tham chiếu tạo bởi máy trạm đến các đối tượng từ xa

– (S): Là lớp tham chiếu đến các lớp từ xa

– (S): Là tầng tham chiếu từ xa

Câu 90. Truyền thông bất động bộ là gì?

– (S): Là chế độ truyền mà bên gửi và bên nhận không cần phải đồng thời trực tuyến.

– (S): Là chế độ truyền mà bên gửi và bên nhận không cần phải thực hiện việc gửi và nhận thông điệp cùng lúc.

– (Đ)✅: Là chế độ truyền thông mà bên gửi sẽ tiếp tục truyền thông điệp khác đi ngay sau khi truyền một thông điệp.

– (S): Là chế độ truyền mà hai bên không cần phải

Câu 91. Truyền thông đồng bộ (synchronous communication) là gì?

– (S): Là chế độ truyền thông mà cả 2 bên gửi và nhận đều phải thực hiện thao tác của mình một cách đồng thời.

– (S): Là chế độ truyền tin mà bên gửi sẽ phải đợi bên nhận thông báo chấp nhận thông điệp được gửi đi.

– (S): Là dạng truyền thông mà bên gửi và bên nhận đều phải trực tuyến.

– (Đ)✅: Là chế độ truyền thông mà bên gửi sẽ bị chặn (không cho phép tiếp tục gửi) cho đến khi yêu cầu của nó được biết và chấp nhận. Bên nhận và gửi phải cùng hoạt động.

Câu 92. Truyền thông liên tục

– (S): Là chế độ truyền thông mà bên gửi và bên nhận sẽ phải nhận tin một cách liên tục.

– (S): Là chế độ truyền thông mà thông điệp (message) được đệ trình sẽ lưu trữ bởi hệ thống truyền thông cho đến khi nó được chuyển đến cho bên nhận.

– (S): Là chế độ truyền thông mà bên gửi và bên nhận không cần phải trực tuyến liên tục khi gửi và nhận thông tin.

– (Đ)✅: Là chế độ truyền thông mà thông điệp (message) được đệ trình sẽ lưu trữ bởi hệ thống truyền thông cho đến khi nó được chuyển đến cho bên nhận. Cả bên gửi và bên nhận không cần phải trực tuyến khi gửi và nhận thông điệp.

Câu 93. Truyền thông nhất thời là gì?

– (S): Là dạng truyền thông chỉ thực hiện tạm thời.

– (S): Là dạng truyền thông ngay tức thời như các tin nhắn tức thời.

– (S): Là dạng truyền thông mà thời gian truyền đi là ngắn.

– (Đ)✅: Là dạng truyền thông mà bên nhận và bên gửi phải đang cùng hoạt động. Nếu xảy ra vấn đề trong quá trình truyền, thông điệp sẽ bị loại bỏ.

Câu 94. Vai trò của Corba trong các hệ thống phân tán?

– (S): Để phục vụ tương tác giữa các nút tính toán phân toán. Corba định nghĩa một cấu trúc cho phép những môi trường không đồng nhất có thể liên lạc với nhau ở mức đối tượng

– (S): Để kết nối các thành phần với nhau trong các hệ thống phân tán

– (S): Để xây dựng các dịch vụ được cung cấp bởi các hệ thống phân tán

– (Đ)✅: Để trao đổi dữ liệu giữa các tiến trình trong các hệ thống phân tán

Câu 95. Vấn đề đối với việc đo thời gian dựa trên mặt trời là gì?

– (S): Mặt trời sẽ quay chậm dần nên ngày sẽ dài thêm

– (S): Một ngày càng ngắn đi

– (S): Ngày sẽ dài ra cho mặt trời quay nhanh hơn

– (Đ)✅: Trái đất sẽ quay chậm dần nên ngày sẽ dài ra

Câu 96. Vì sao ảo hoá ít được quan tâm hơn vào giai đoạn 1990 – 2000

– (S): Do hạn chế về phần cứng của máy tính.

– (Đ)✅: Do sự phát triển của công nghệ nên phần cứng của máy tính trở nên rẻ hơn. Vì vậy, không cần sử dụng ảo hoá để phân chia tài nguyên nữa.

– (S): Vì có sự xuất hiện của mạng Internet nên nhu cầu về ảo hoá ít đi

– (S): Ảo hoá đã không đáp ứng được các nhu cầu thực tế của người dùng

Câu 97. Vì sao lời gọi thủ tục từ xa được sử dụng?

– (S): Để có thể chuyển việc thực hiện một tác vụ (được thực hiện bởi một tiến trình) sang chạy trên các máy tính khác trong mạng.

– (S): Để có thể chuyển dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác trong mạng.

– (Đ)✅: Để có thể thực hiện các thủ tục trên các máy tính khác (từ xa).

– (S): Để yêu cầu một máy tính từ xa thực hiện xử lý một tác vụ.

Câu 98. Vì sao trong các hệ thống phân tán cần phải đảm bảo tính nhất quán trong các dữ liệu được sao lặp?

– (S): Để đảm bảo các bản sao lặp đều lưu trữ cùng một dữ liệu

– (S): Để đảm bảo dữ liệu trong các bản sao lặp không bị trùng lặp

– (S): Để loại bỏ sự trùng lặp dữ liệu trong các bản sao lặp

– (Đ)✅: Để đảm bảo các thành phần khác nhau trong hệ thống sẽ truy nhập cùng một giá trị của dữ liệu (được lưu trữ trên các nút khác nhau)

Câu 99. WSDL có liên quan như thế nào đối với dịch vụ Web

– (S): WSDL cung cấp dữ liệu cho các dịch vụ Web

– (S): WSDL giúp cung cấp các thông tin để xây dựng dịch vụ Web

– (S): WSDL được sử dụng để giúp dịch vụ Web có thể hoạt động ổn định hơn

– (Đ)✅: WSDL là ngôn ngữ được sử dụng để mô tả đầy đủ về dịch vụ Web theo chuẩn XML. Có thể bao gồm các thông tin như các phương thức, kiểu dữ liệu…

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang

Chào Bạn

Bạn cần hỗ trợ để 100/100 chứ?