Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp mới thành lập hàng tháng rất lớn nhưng đa phần đều là doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 10 người. Nhưng cùng với sự bùng nổ của khởi nghiệp thì gia tăng số lượng doanh nghiệp giải thể lên đến hàng vài chục ngàn doanh nghiệp. VNCOUNT với kinh nghiệp trên 10 năm trong lĩnh vực doanh nghiệp sẽ tư vấn giải quyết khó khăn khi thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi về thành lập doanh nghiệp.
Hỏi: Doanh nghiệp tư nhân có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp không?
Trả lời:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, cụ thể Điều 18 quy định tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, bạn không thuộc một trong những trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3, Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ bị hạn chế quyền không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền góp vốn thành lập công ty cổ phần.
Hỏi: Tôi đang muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân do tôi làm chủ. Xin hỏi tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào, làm thủ tục tại đâu, các khoản lệ phí cần nộp?
Trả lời:
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 21 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Theo đó thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Quy định cụ thể về lệ phí thành lập doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin thành lập doanh nghiệp, lệ phí thành lập doanh nghiệp và 130/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2016/TT-BTC. Theo đó, lệ phí trong trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.
Hỏi: Tôi có mua sản phẩm dịch vụ thông tin trên Cổng thông tin thành lập doanh nghiệp quốc gia và đã nhận được Phiếu xác nhận thanh toán. Vậy xin hỏi, Phiếu xác nhận thanh toán có được coi là hóa đơn không?
Trả lời:
Phiếu xác nhận thanh toán không có giá trị thay thế chứng từ thanh toán và không được coi là hóa đơn. Người sử dụng dịch vụ giữ phiếu này làm cơ sở đối chiếu khi lấy chứng từ tại đơn vị cung cấp dịch vụ (thông tin về đơn vị cung cấp dịch vụ được ghi rõ trên Phiếu xác nhận thanh toán của từng đơn hàng). Trên cơ sở đối chiếu với mã Phiếu xác nhận thanh toán, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ xuất trả biên lai điện tử thu phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin thành lập doanh nghiệp, lệ phí thành lập doanh nghiệp và 130/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2016/TT-BTC.
Hỏi: Tôi đã mua thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, tôi đã thanh toán số tiền là A. Tôi muốn hỏi biên lai tôi được nhận có đủ số tiền A không?
Trả lời:
Hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin và thu tiền theo mức thu phí quy định của nhà nước. Việc thu phí phải thực hiện qua 1 tổ chức trung gian, tích hợp chức năng thanh toán điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp. Do đó, biên lai xuất trả cho Ông/ Bà theo đúng mức thu phí quy định. Phần chênh lệch là số tiền dịch vụ thanh toán điện tử của đơn vị trung gian thu nên chúng tôi không xuất biên lai cho phần thanh toán này.
Mức phí của các sản phẩm dịch vụ thông tin trên Cổng được quy định tại Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin thành lập doanh nghiệp, lệ phí thành lập doanh nghiệp và 130/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2016/TT-BTC.
Hỏi: Công ty chúng tôi bao gồm 3 cổ đông sáng lập: A, B và C được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào năm 2010. Tháng 1/2014, Ông C đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần cho Ông D. Sau khi hoàn tất thủ tục về chuyển nhượng cổ phần, Ông D yêu cầu bổ sung thông tin của Ông trong danh sách cổ đông sáng lập ghi tại Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp của công ty. Xin cho hỏi hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập đối với trường hợp nêu trên của công ty chúng tôi.
Trả lời:
Luật doanh nghiệp đã có định nghĩa về cổ đông sáng lập: “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần” (Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp). Theo đó cổ đông sáng lập chỉ có thể là các cổ đông có sở hữu ít nhất 1 cổ phần và phải là người ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty ngay tại thời điểm thành lập công ty cổ phần.
Chính vì lẽ đó khi cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng vốn trong 03 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp được quy định như sau:
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
- Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn trên, Phòng Đăng ký kinh doanh không thực hiện việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần trong Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Việc thay đổi các thông tin về cổ đông của công ty được thể hiện tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Hỏi: Công ty tôi đang muốn bổ sung thêm ngành nghề: – Đại lý vé máy bay, tàu hỏa, xe khách, … – Tổ chức tour du lịch. – Thu mua, chế biến phế liệu, thứ liệu. – Thiết kế, tư vấn, giám sát thi công công trình,… Vui lòng cho chúng tôi biết các hồ sơ cần thiết và trình tự thực hiện.
Trả lời:
Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định: “1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung thành lập doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thành lập doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thành lập doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
8. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp”.
Do vậy, doanh nghiệp có thể liên hệ Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được hướng dẫn cụ thể.
Hỏi: Đề nghị hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
Trả lời:
Luật doanh nghiệp đã có định nghĩa về cổ đông sáng lập: “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”(Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp). Theo đó cổ đông sáng lập chỉ có thể là các cổ đông có sở hữu ít nhất 1 cổ phần và phải là người ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty ngay tại thời điểm thành lập công ty cổ phần.
Chính vì lẽ đó khi cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng vốn trong 03 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp được quy định như sau:
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
- Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn trên, Phòng Đăng ký kinh doanh không thực hiện việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần trong Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Việc thay đổi các thông tin về cổ đông của công ty được thể hiện tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Hỏi: Hiện tại, công ty chúng tôi có 1 chi nhánh tại Hà Nội có nhu cầu chuyển trụ sở chi nhánh vào Thành phố Hồ Chí Minh. Xin cho hỏi: – Chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? – Làm thủ tục tại đâu?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi chi nhánh đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh dự định chuyển đến.
Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện dự định chuyển đến trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp và gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Hỏi: Hiện tại, công ty chúng tôi đang hoạt động tại trụ sở chính tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nay công ty có nhu cầu chuyển địa chỉ trụ sở chính sang Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Xin cho hỏi: – Chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? – Làm thủ tục tại đâu?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận Giấy đề nghị, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Hỏi: Hiện tại, công ty chúng tôi đang hoạt động tại trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội. Nay công ty có nhu cầu chuyển địa chỉ trụ sở chính vào Thành phố Hồ Chí Minh. Xin cho hỏi: – Chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? – Làm thủ tục tại đâu?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
c) Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo phải có:
– Bản sao hợp lệ Điều lệ đã sửa đổi của công ty;
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cho doanh nghiệp và gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký.
Hỏi: Công ty chúng tôi hoạt động theo loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hiện tại, công ty chúng tôi đang làm thủ tục tiếp nhận thành viên mới vào công ty. Xin cho hỏi: – Chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? – Làm thủ tục tại đâu? Trân trọng cám ơn!
Trả lời:
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì Trường hợp tiếp nhận thành viên mới, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với thành viên là cá nhân; giá trị vốn góp và phần vốn góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng và giá trị của từng loại tài sản góp vốn của các thành viên mới;
c) Phần vốn góp đã thay đổi của các thành viên sau khi tiếp nhận thành viên mới;
d) Vốn điều lệ của công ty sau khi tiếp nhận thành viên mới;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo Thông báo phải có:
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới;
– Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty;
– Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên là tổ chức hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của thành viên là cá nhân;
– Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
Quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Hỏi: Công ty chúng tôi hoạt động theo loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hiện tại, công ty chúng tôi đang làm thủ tục thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp. Xin cho hỏi: – Chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? – Làm thủ tục tại đâu? Trân trọng cám ơn!
Trả lời:
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
- a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
- b) Tên, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức hoặc họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với cá nhân; phần vốn góp của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng;
- c) Phần vốn góp của các thành viên sau khi chuyển nhượng;
- d) Thời điểm thực hiện chuyển nhượng;
- đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo Thông báo phải có:
– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng;
– Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên mới là tổ chức hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của thành viên mới là cá nhân;
– Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Hỏi: Hiện tại, công ty tôi đang hoạt động theo loại hình công ty TNHH một thành viên. Nay tôi có nhu cầu chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho đối tác của tôi. Xin cho hỏi: – Tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? – Làm thủ tục tại đâu? Trân trọng cám ơn!
Trả lời:
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
a) Thông báo thay đổi nội dung thành lập doanh nghiệp do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
b) Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người nhận chuyển nhượng trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức; Danh sách người đại diện theo ủy quyền, bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền;
c) Bản sao hợp lệ Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
d) Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn;
đ) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
Hỏi: Hiện tại, công ty của chúng tôi có nhu cầu bổ sung ngành, nghề kinh doanh cho chi nhánh của công ty. Xin cho hỏi: – Tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? – Làm thủ tục tại đâu? Trân trọng cám ơn!
Trả lời:
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì khi thay đổi các nội dung đã đăng ký của chi nhánh, doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh. Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin đăng ký hoạt động của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh.
=>Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín nhất