Theo quy định tại Khoản 20 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/03/2019) về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì. Trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã là hình thức trồng, cấy từ hạt, mầm, hợp tử, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
- Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP
Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES vì mục đích thương mại (Trồng cấy nhân tạo các loài động vật)
Đối với động vật
Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác;
Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
Loài nuôi là loài được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố; có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát; và được Cơ quan khoa học CITES xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng; không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên.
Có phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục 04, Phụ lục 06 quy định tại Nghị định này.
Đối với thực vật
Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hợp pháp khác.
Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài.
Có phương án trồng theo mẫu tại Phụ lục 05, Phụ lục 07 quy định tại Nghị định này.
Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu; tại Phụ lục 16, Phụ lục 17 quy định tại Nghị định này; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát; của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp cấp tỉnh.
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện