Tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2020

đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh Duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 130 km và thành phố Cần Thơ 100 km.Với trị trí tiếp giáp biển Đông chiều dài 65 km bờ biển đã hình thành nên vùng đất Trà Vinh gồm vùng đất châu thổ lâu đời, bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lưới sông ngòi chằng chịt mang nặng phù sa, bồi đắp cho những vườn cây ăn trái.

Trà Vinh được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng phong phú về du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch biển, sông nước miệt vườn, các cồn nổi ven biển chuyên canh vườn cây ăn trái đặc sản…đặc biệt là du lịch khám phá bản sắc văn hóa của vùng đất gắn bó lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và các lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm.

Tỉnh Trà Vinh đã và đang được sự quan tâm của Chính phủ với các dự án đầu tư lớn đang được triển khai như:

Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên, nâng cấp các Quốc lộ 53, 54, 60, Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh đào Trà Vinh), Khu kinh tế Định An, Trung tâm điện lực Duyên Hải…, tạo điều kiện cho Trà Vinh khắc phục hạn chế về mặt địa lý trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến các khu vực khác trong nước và trên thế giới bằng đường thủy, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế địa phương.

“Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, điểm đầu tư đáng tin cậy cho doanh nghiệp, nhà đầu tư” là một trong những ưu tiên hàng đầu của Lãnh đạo tỉnh. Bên cạnh các chính sách ưu đãi đầu tư chung, nhà đầu tư khi triển khai dự án du lịch trên địa bàn tỉnh còn được hưởng các chính sách ưu đãi riêng của địa phương.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Trà Vinh năm 2019 tăng 14,85%, là mức tăng trưởng cao nhất so với các địa phương khác của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Cục thống kê Trà Vinh, trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế địa phương năm 2019, thì khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,58%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng rất mạnh, đến 34,37% và khu vực thương mại dịch vụ tăng 6,94%. Trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp của tỉnh Trà Vinh dẫn đầu với mức tăng 43,13% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do điện sản xuất tăng.

Do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp những tháng đầu năm 2020 của tỉnh Trà Vinh cũng chịu nhiều tác động nhưng đến tháng 6 đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn.

I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh

1. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động:

Tính đến tháng 6/2020, Trà Vinh có 2.093 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 3,7% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước). Trà Vinh đang xếp thứ 50 cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.

Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 26,5 doanh nghiệp; (2) Đà Nẵng có 19,8 doanh nghiệp; (3) Hà Nội có 19,3 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 12,9 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; (6) Khánh Hòa có 9,0 doanh nghiệp; (7) Bà Rịa – Vũng Tàu có 8,8 doanh nghiệp và (8) Bắc Ninh có 8,2 doanh nghiệp. Trong khi đó, Trà Vinh có 2,0 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước.

Cũng theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 15,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động.

Có 9/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 54,4 doanh nghiệp; (2) Hà Nội có 43,0 doanh nghiệp; (3) Đà Nẵng có 40,1 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 21,3 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 20,5 doanh nghiệp; (6) Bà Rịa – Vũng Tàu có 17,4 doanh nghiệp; (7) Khánh Hòa và Bắc Ninh cùng có 17,2 doanh nghiệp; (9) Cần Thơ có 15,6 doanh nghiệp. Trà Vinh có 3,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động (chưa bằng 1/4 mức trung bình của cả nước).

2. Về doanh nghiệp thành lập mới:

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Trà Vinh có 189 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 4,1% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước) với số vốn đăng ký là 1.856 tỷ đồng (chiếm 5,1% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước), tăng 2,2% về số doanh nghiệp và tăng 63,7% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Trà Vinh là 2.949 (chiếm 5,1% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,6% cả nước), giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng Quý II/2020, Trà Vinh có 91 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 404 tỷ đồng, giảm 7,1% về số doanh nghiệp và giảm 72,2% về số vốn so với Quý I/2020. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Vĩnh Long là 1.353, giảm 15,2% so với Quý I/2020.

Từ những số liệu trên có thể thấy tinh thần khởi nghiệp tại Trà Vinh thời điểm này đã có nhiều tín hiệu đáng mừng.

Tâm lý e ngại và thận trọng của các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp đã dần bị xóa bỏ. Điều này cho thấy những giải pháp của Chính phủ cũng như chính quyền tỉnh Trà Vinh nhằm hỗ trợ, đồng  hành cùng doanh nghiệp để khôi phục nền kinh tế trong giai đoạn này đã có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Do đó, chính quyền tỉnh Trà Vinh cần bám sát những chỉ đạo của Chính phủ và sớm thực hiện những giải pháp phù hợp với địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.

3. Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

Tại Trà Vinh, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 63 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (chiếm 3,5% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,3% cả nước), tăng 103,2% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng Quý II/2020, Trà Vinh có 27 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 43,8% so với Quý I/2020.

4. Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:

Trong 6 tháng đầu năm 2020; tại Trà Vinh có: 47 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; (chiếm 2,9% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,2% cả nước); tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2019; 67 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; (chiếm 2,8% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,3% cả nước); giảm 39,1% so với cùng kỳ năm 2019; 39 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể; (chiếm 5,2% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,5% cả nước); giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng trong Quý II/2020, Trà Vinh có: 15 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; giảm 53,1% so với Quý I/2020; 37 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 21,3% so với Quý I/2020; 20 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,3% so với Quý I/2020.

Ngoài ra, theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 6 tháng đầu năm 2020; tại Trà Vinh có 54 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; (chiếm 3,1% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và 0,2% cả nước), tăng 8,0% so cùng kỳ năm 2019. Riêng Quý II/2020, Trà Vinh có 23 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; giảm 17,9% so với Quý I/2020.

II. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh

– Về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019; Trà Vinh đạt 63,20 điểm, xếp vị trí thứ 58/63, thuộc nhóm Trung bình.

-Về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh; ở Việt Nam (PAPI) của Trà Vinh đạt 43,50 điểm; nằm trong nhóm 15 tỉnh có điểm số Trung bình thấp.

– Tại Báo cáo chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX 2019), Trà Vinh đạt 78,89%xếp hạng 57/63, thuộc nhóm C (nhóm thấp nhất, gồm 19 tỉnh, thành phố).

Nhìn vào các chỉ số trên có thể thấy rằng tình hình cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Trà Vinh chưa thực sự hiệu quả; các chỉ số vẫn còn ở mức thấp, chưa tạo được tiền đề để thu hút doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có; để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang