Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin

thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy CNĐKDN) lần đầu được coi là “khai sinh” doanh nghiệp thì ra Quyết định giải thể doanh nghiệp có thể được xem như là “khai tử” doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp được thực hiện trong hai trường hợp: do mong muốn chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp hoặc do các hoạt động của doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng, cần chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ở trường hợp thứ hai, trên cơ sở xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng ĐKKD) tiến hành thủ tục thu hồi Giấy CNĐKDN.

Căn cứ pháp lý thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Như vậy, việc thu hồi Giấy CNĐKDN được thực hiện dựa trên việc xác định hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng của doanh nghiệp, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc thu hồi của Phòng ĐKKD đôi khi làm nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện, gây bức xúc cho doanh nghiệp. Để đảm bảo giá trị pháp lý thông tin doanh nghiệp, việc cập nhật thu hồi trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Hệ thống TTĐKDNQG) của các Phòng ĐKKD là rất quan trọng.

Với tính chất quan trọng như vậy, yêu cầu trước hết đối với công tác thu hồi Giấy CNĐKDN là phải có căn cứ pháp lý vững chắc.

Hiện nay, các quy định pháp lý về thu hồi Giấy CNĐKDN đã được quy định khá đầy đủ và chi tiết tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế. Theo các quy định tại các luật này, trường hợp vi phạm của doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy CNĐKDN được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp, và tại điểm g Khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế, như sau:

Các trường hợp vi phạm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Các trường hợp vi phạm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tình hình thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp năm 2013

Theo số liệu tổng hợp từ Hệ thống TTĐKDNQG, năm 2013 cả nước có 40 tỉnh, thành phố thực hiện thu hồi Giấy CNĐKDN của 7.142 doanh nghiệp trên Hệ thống TTĐKDNQG. Các tỉnh, thành phố thực hiện thu hồi Giấy CNĐKDN trên Hệ thống TTĐKDNQG nhiều nhất là: Quảng Nam (1.236 doanh nghiệp), Sóc Trăng (902 doanh nghiệp), Hải Phòng (731 doanh nghiệp), Đà Nẵng (655 doanh nghiệp), Cà Mau (614 doanh nghiệp). Có 23 tỉnh, thành phố không thực hiện thu hồi Giấy CNĐKDN trên Hệ thống TTĐKDNQG. Điểm đáng lưu ý là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gần như không thực hiện thu hồi trên Hệ thống TTĐKDNQG (Hà Nội: 0, thành phố Hồ Chí Minh: 2 trường hợp).

Những hạn chế trong thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thời gian qua, việc thực thi trách nhiệm thu hồi Giấy CNĐKDN của Phòng ĐKKD đã đạt được một số kết quả như: bước đầu đã có sự rà soát, đối chiếu tình trạng hoạt động của doanh nghiệp giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan Thuế để loại bỏ những doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Một số địa phương đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp để từ đó phát hiện ra các doanh nghiệp không còn hoạt động hoặc không kinh doanh trên địa bàn, …

Từ đó tiến tới việc chấm dứt việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngoài ra, nhiều Phòng ĐKKD đã tiến hành việc công khai thông tin về doanh nghiệp để từ đó tăng cường sự giám sát của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các cơ quan liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm của doanh nghiệp để giảm thiểu các tổn thất cho xã hội.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác thu hồi Giấy CNĐKDN còn có các hạn chế sau:

Thứ nhất, công tác thu hồi Giấy CNĐKDN chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng của cơ quan chức năng.

Tâm lý chỉ quan tâm đến số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường để tô điểm cho các báo cáo kinh tế mà không quan tâm đến số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường còn khá phổ biến. Thậm chí, tại một số nơi khi nói ra con số doanh nghiệp bị thu hồi Giấy CNĐKDN của địa phương mình vì thu hồi nhiều đồng nghĩa với việc có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật, thường hay bị gán là buông lỏng quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, thu hồi Giấy CNĐKDN là tước bỏ quyền được kinh doanh của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp rất dễ nảy sinh tranh chấp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp. Trong thực tế cũng đã có nhiều trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh bị doanh nghiệp kiện ra tòa vì Quyết định thu hồi Giấy CNĐKDN.

Qua làm việc và trao đổi nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp, ông Lê Hồng Giang, Trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho biết:

“Việc thiếu quy định về cách thức xác định trường hợp thu hồi được quy định tại Luật Doanh nghiệp là một trong các nguyên nhân làm Phòng ĐKKD e ngại thu hồi Giấy CNĐKDN. Chẳng hạn, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định thu hồi Giấy CNĐKDN  trong trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo mà không quy định thế nào là giả mạo, cơ quan nào có chức năng xác định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo”. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, Phòng ĐKKD chọn giải pháp an toàn nhất là không thu hồi Giấy CNĐKDN.

Ông Giang cũng cho biết thêm, một số quy định về thu hồi của Luật Doanh nghiệp đã không còn phù hợp với thực tiễn, ví dụ, quy định doanh nghiệp không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp sẽ bị thu hồi Giấy CNĐKDN tại điểm c khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp. Bởi vì, theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký thuế và thủ tục đăng ký kinh doanh đã được hợp thành thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp và được thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Để cấp Giấy CNĐKDN, Phòng ĐKKD sau khi nhận hồ sơ hợp lệ của người thành lập doanh nghiệp phải nhập thông tin về doanh nghiệp và gửi sang cơ quan thuế để được cấp mã số thuế, mã số thuế này được gửi ngược lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh và sử dụng làm mã số doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp không cần đăng ký mã số thuế sau khi đã đăng ký doanh nghiệp.

Về tình trạng một số Phòng ĐKKD chưa thực hiện tốt nhiệm vụ; thu hồi Giấy CNĐKDN, ông Đỗ Đức Huân, Phó Cục trưởng Cục Quản lý; đăng ký kinh doanh cho biết: “Thu hồi Giấy CNĐKDN là một trong các nhiệm vụ; của Phòng ĐKKD được quy định rất rõ tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Vì vậy, nếu Phòng ĐKKD không thực hiện thu hồi khi có đủ căn cứ pháp lý; là chưa làm tròn nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và với cấp trên”.

Hình: Các cán bộ Phòng ĐKKD tích cực tham dự các hội thảo; hoàn thiện khung pháp lý về đăng ký doanh nghiệp

Thứ hai, vẫn còn nhiều Phòng ĐKKD không thực hiện thu hồi trên Hệ thống TTĐKDNQG.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT; thì Phòng ĐKKD có trách nhiệm cập nhật Thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp; thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy CNĐKDN; và Quyết định thu hồi Giấy CNĐKDN; trên Hệ thống TTĐKDNQG (Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).

Về vấn đề này, ông Đỗ Đức Huân cho biết thời gian qua Cục Quản lý; đăng ký kinh doanh vẫn nhận được nhiều Quyết định thu hồi Giấy CNĐKDN; được in ra từ ngoài Hệ thống TTĐKDNQG.

Theo ông Lê Hồng Giang, nguyên nhân của tình trạng này là do quy định; về trách nhiệm của Phòng ĐKKD phải thực hiện thu hồi Giấy CNĐKDN; trên Hệ thống tại Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT là chưa rõ ràng; cần phải đưa quy định vào Nghị định về đăng ký doanh nghiệp. Đồng tình với ý kiến của ông Giang, ông Lê Xuân Hiền, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Hải Dương; cho biết thêm một nguyên nhân nữa khiến việc thực hiện thu hồi Giấy CNĐKDN; trên Hệ thống TTĐKDNQG chưa tốt là thiết kế phần mềm; liên quan đến công tác này chưa thực sự logic, thân thiện với người sử dụng.

Ngoài ra, về việc thực hiện trách nhiệm công bố rộng rãi; các văn bản liên quan đến việc thu hồi Giấy CNĐKDN, ông Nguyễn Đức Tâm; Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết:

“Trong năm 2013 có 19 tỉnh/thành phố thực hiện 2.187 lượt đăng thông tin liên quan; đến thu hồi Giấy CNĐKDN, trong đó có 1.107 Thông báo về hành vi vi phạm; thuộc trường hợp phải thu hồi và thông báo chấp thuận giải trình của doanh nghiệp; và 1.080 Quyết định thu hồi Giấy CNĐKDN chiếm 15,1%; so với số doanh nghiệp bị thu hồi trên Hệ thống TTĐKDNQG. Các tỉnh, thành phố làm tốt công tác này là: Quảng Nam: 294 lượt công bố, chiếm 27,2%; Đà Nẵng: 200 lượt công bố, chiếm 18,5%; Sóc Trăng: 169 lượt công bố, chiếm 15,6%”.

Trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

Theo bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; việc thực hiện thu hồi ngoài Hệ thống TTĐKDNQG; sẽ gây những vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý mà cơ quan ĐKKD không quản lý hết được; khi mà một doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy CNĐKDN; vẫn có thể tồn tại ở trạng thái đang hoạt động trên Hệ thống. Điều này sẽ làm giảm tính pháp lý của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Do vậy, các Phòng ĐKKD cần chấn chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ thu hồi Giấy CNĐKDN; và phải thực hiện thống nhất trên Hệ thống TTĐKDNQG. Về phía cơ quan trung ương, bà Trần Thị Hồng Minh; cho biết Cục sẽ ưu tiên dành nguồn lực cho việc hoàn thiện khung pháp lý; và sửa đổi quy trình thu hồi Giấy CNĐKDN trên Hệ thống TTĐKDNQG trong thời gian sớm nhất.

Các Phòng ĐKKD cần chú ý thực hiện những vấn đề sau:

Thứ nhất, chủ động xác định chính xác căn cứ thu hồi Giấy CNĐKDN theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi Giấy CNĐKDN; theo quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp; Điều 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Điều 38 Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT gồm các bước sau:

  • Tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm; của doanh nghiệp (cần chú ý căn cứ pháp lý của thông tin)
  • Thông báo tới doanh nghiệp về hành vi vi phạm (có thể yêu cầu doanh nghiệp giải trình);
  • Quyết định thu hồi Giấy CNĐKDN;
  • Giải thể bắt buộc và thay đổi tình trạng của doanh nghiệp thành đã giải thể trên Hệ thống. 
quy trình thu hồi GCNDKKD
Quy trình thu hồi Giấy CNDKKD

Thứ ba, cập nhật Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp; thu hồi Giấy CNĐKDN và Quyết định thu hồi Giấy CNĐKDN; do Phòng ĐKKD trực tiếp ban hành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thứ tư, công bố thông tin thu hồi Giấy CNĐKDN trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Vì một môi trường kinh doanh minh bạch, đầy đủ giá trị pháp lý; về thông tin doanh nghiệp, các cán bộ đăng ký kinh doanh; cần phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ; bằng cách nắm rõ các căn cứ pháp lý hiện hành thực hiện đúng các quy trình, thủ tục; về thu hồi Giấy CNĐKDN, cập nhật thông tin trên Hệ thống TTĐKDNQG; và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang