Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô tới tình hình doanh nghiệp

chính sách kinh tế vĩ mô tới tình hình doanh nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ nắm tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, Cục Phát triển doanh nghiệp đã nhận được 36 báo cáo từ một số hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn cả nước. Tổng hợp các báo cáo cho thấy một số nét chính về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các tác động của chính sách kinh tế vĩ mô tới tình hình doanh nghiệp như sau:

Chính sách kinh tế vĩ mô tới tình hình doanh nghiệp

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian vừa qua, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực và chủ động ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp. Cụ thể, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản về giảm thuế, giảm phí, xây dựng đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ & Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), bổ sung vốn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước đã liên tục ban hành các văn bản điều chỉnh hạ lãi suất; thành lập và đưa vào hoạt động Công ty quản lý tài sản Việt Nam; Bộ Xây dựng rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở, chuyển đổi sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.

Bộ Công thương tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu

Đối với các mặt hàng không khuyến khích, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được; các Bộ Tài chính, Công thương đã phối hợp tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường…Các Bộ, ngành đã có sự phối hợp triển khai trong việc ban hành và thực hiện các biện pháp liên quan đến việc giải quyết nợ xấu; cung cấp vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản. Qua đó, đã từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số biện pháp chưa thực sự phát huy hiệu quả do các quy định, điều kiện còn mang tính chung chung và khó áp dụng, dẫn tới các doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được hoặc tiếp cận được thì cũng không thể triển khai được.

1. Một s kết qu đạt được

Một số giải pháp của Chính phủ đã có tác động tích cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, củng cố niềm tin của thị trường trong bối cảnh thị trường đang mong đợi các thông tin rõ ràng, minh bạch về định hướng điều hành chính sách, khắc phục những điểm yếu và nút thắt của nền kinh tế như hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho và giảm nợ xấu. Qua theo dõi cho thấy, từ Quý II/2013 thì các Quý đều có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ Quý II/2014, có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Quý II/2013 tăng 20,1%, Quý III/2013 tăng 18,1%, Quý IV/2013 tăng 8%, Quý I/2014 tăng 16,9% .

Đơn vị: nghìn doanh nghiệp

tình hình doanh nghiệp đăng ký mới
Tình hình doanh nghiệp đăng ký mới

Từ năm 2013 đến nay

Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, thúc đẩy mặt bằng lãi suất cho vay doanh nghiệp trên thị trường ngân hàng hạ dần, tác động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Các ngành, lĩnh vực có tỷ lệ sử dụng vốn vay cao là những ngành hưởng lợi nhiều nhất, thể hiện qua số liệu doanh nghiệp tham gia vào các ngành này như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã tăng 30,5% trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013, trong khi cả năm 2013 giảm 14,3% so với năm 2012.

Sang năm 2014, nhiều giải pháp quan trọng đều được thực hiện kiên định trong một thời gian đủ dài và phát huy hiệu quả khá tích cực như giảm, giãn, hoàn, miễn thuế, phí, lệ phí, hạ lãi suất, hỗ trợ thị trường đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tạo niềm tin cho doanh nghiệp quay trở lại sản xuất kinh doanh… Một số ngành trực tiếp được hưởng lợi từ các chính sách này và có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều trong 6 tháng đầu năm 2014 như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (3.015 doanh nghiệp); Xây dựng (1.481 doanh nghiệp); Công nghiệp chế biến, chế tạo (1.092 doanh nghiệp).

Đơn vị: doanh nghiệp

tình hình doanh nghiệp quay lại hoạt động
Tình hình doanh nghiệp quay lại hoạt động

Một trong các giải pháp giải quyết hàng tồn kho bất động sản

Là gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà tiếp cận nguồn tín dụng có lãi suất thấp, ổn định. Mặc dù, tiến độ giải ngân của gói tín dụng trong năm 2013 còn chậm do đi kèm nhiều thủ tục khó khăn và sự thiếu tin tưởng giữa các bên liên quan như ngân hàng, chủ đầu tư, đối tượng mua nhà ở xã hội…

Tuy nhiên các giải pháp của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013đã phát huy tác động hỗ trợ, phục hồi thị trường bất động sản, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2013 (trong đó Quý II/2014 tăng 32,2% so với cùng kỳ, là quý thứ tư tăng liên tiếp).

2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh đó, một số giải pháp của Chính phủ còn chậm được thực hiện, mang tính hình thức và chung chung, chưa thực sự phát huy hiệu quả và có nhiều tác động đối với nền kinh tế, cụ thể:

Việc triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu còn gặp nhiều chậm trễ trong quá trình đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo, nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường và khả năng thanh khoản của các tài sản này v.v… Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thành lập từ tháng 6, song đến tháng 7 mới khai trương và đến tháng 10/2013 mới có giao dịch mua lại nợ đầu tiên.

Sự chậm trễ trong việc đi vào hoạt động của Công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam đã dẫn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị này trong năm 2013 là không rõ nét và vẫn chưa xử lý được vấn đề nợ xấu cũng như tái cấu trúc hệ thống ngân hàng như kỳ vọng đã đặt ra. Ngành tài chính và ngân hàng vẫn thể hiện tình trạng khó khăn khi số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tăng tới 58,6% trong năm 2013 so với năm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình của khối doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã có dấu hiệu cải thiện khi số doanh nghiệp thành lập mới tăng 10%, ngừng hoạt động, giải thể chỉ tăng 6,9%.

Đơn vị: doanh nghiệp

tình hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Tình hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Một số biện pháp về giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư còn chưa đủ mạnh, chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Chẳng hạn, các biện pháp liên quan đến thuế nhằm kích thích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, song dư địa miễn giảm thuế không nhiều do các biện pháp này đã phần nào thực hiện từ năm 2012 và do áp lực từ thâm hụt ngân sách. Các biện pháp hỗ trợ thị trường nhằm giảm hàng tồn kho cho doanh nghiệp cũng không đủ mạnh. Số lượng doanh nghiệp khó khăn dừng hoạt động của một số ngành còn cao như: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (12.942 doanh nghiệp); Xây dựng (5.100 doanh nghiệp); Công nghiệp chế biến, chế tạo (4.415 doanh nghiệp).

3. Nhận định và đề xuất (Tình hình doanh nghiệp)

a) Bối cảnh.

Trong nửa đầu năm 2014, tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực từ các điểm nóng chính trị, đe dọa đến đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Theo “Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng thế giới, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina, căng thăng leo thang ở biển Đông, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của Trung Quốc, cũng như bất ổn chính trị tại một số quốc gia là những nhân tố khiến Ngân hàng thế giới hạ dự báo tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2014.

Tình hình được dự báo sẽ ổn định hơn trong các năm 2015 và 2016, trong đó sự tăng tốc của các quốc gia phát triển sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển.

Tình hình kinh tế – xã hội trong nước tiếp tục chuyển biến tích cực, đúng hướng; đạt kết quả khả quan trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong vài năm vừa qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nền kinh tế phục hồi còn chậm, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao.

Từ đầu tháng 5, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế; và thềm lục địa của Việt Nam; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố ứng xử; của các bên ở Biển Đông (DOC) và thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam – Trung Quốc;đã tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Một số phần tử xấu lợi dụng tình hình trên đã có những hành vi phá hoại; các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Hà Tĩnh… Làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh; của các doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời; quyết liệt nhằm ổn định an ninh trật tự, hỗ trợ các doanh nghiệp bị phá hoại; củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam.

b) Xu hướng trong thời gian tới (Tình hình doanh nghiệp)

Trong năm 2014, Chính phủ tiếp tục đề ra mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài dự báo; sẽ tiếp tục tăng trong năm 2014, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng; tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng xuất khẩu và giảm hàng tồn kho.

Đây cũng là động lực để các doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật, tìm đầu ra; và hướng đi mới cho sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Lãi suất ngân hàng tiếp tục; được duy trì ở mức hợp lý, giảm bớt phần nào gánh nặng chi phí lãi vay của doanh nghiệp.

Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng do các Hiệp định thương mại tự do; và Hiệp định Đối tác kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); được Việt Nam ký kết với các nước trên thế giới. Những điều kiện thuận lợi trên tạo cơ sở để doanh nghiệp yên tâm xây dựng kế hoạch kinh doanh; đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều cơ hội; cho doanh nghiệp mới gia nhập thị trường; cũng như các doanh nghiệp đang ngừng hoạt động quay trở lại với thị trường.

Bên cạnh những thuận lợi trên, các vấn đề yếu kém của nền kinh tế còn chậm được khắc phục như:

Chỉ số hàng tồn kho vẫn ở mức cao, nợ xấu chưa được giải quyết mạnh mẽ; sức khỏe doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tốt, tiêu dùng nội địa còn yếu; cộng với việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, sức ép cạnh tranh; sẽ tăng lên đối với doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh chất lượng hàng hóa, quy mô sản xuất; của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu so với các nước đối tác.

Mặt khác, tình hình chính trị thế giới từ đầu năm 2014 có nhiều biến động, bất ổn; đặc biệt là tình hình căng thẳng ở biển Đông, đang là các yếu tố bất lợi; ảnh hưởng đến đà hồi phục của nền kinh tế, có khả năng; làm gia tăng số lượng doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động trong những tháng cuối năm. Do đó, Chính phủ cần chủ động, kịp thời đề ra các giải pháp; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên cả nước, củng cố niềm tin; cho cộng đồng doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất – kinh doanh.

c) Đề xuất một số biện pháp (Tình hình doanh nghiệp)

Trong năm 2014, Chính phủ cần tiếp tục các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; giải quyết các khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cường tái cơ cấu nền kinh tế; theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư; vào các ngành có tiềm năng phát triển tốt sử dụng hàm lượng chất xám, trình độ quản lý cao; và giảm dần các ngành tiêu tốn nhiều vốn và lao động nhưng hiệu quả kinh tế thấp, cụ thể:

– Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường công khai, minh bách hóa chính sách; thủ tục hành chính về đầu tư – kinh doanh, thông tin doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu.

– Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước; đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, cung ứng chuỗi; đầu tư hiệu quả vào cơ sở hạ tầng; và thúc đẩy quá trình đô thị hóa một cách khoa học; bảo vệ môi trường để đảm bảo tăng trưởng bền vững; thu hút, khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều chất xám; tạo điều kiện, môi trường, chính sách thuận lợi; để doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư ra nước ngoài.

 – Đẩy nhanh quá trình giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; khắc phục những yếu kém, tồn tại của thị trường bất động sản; như vấn đề hàng tồn kho bất động sản, tranh chấp giữa chủ đầu tư; và người dân nhằm củng cố lại niềm tin của người dân; hoàn thiện thị trường chứng khoán theo định hướng trở thành kênh huy động vốn của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!