Kinh Doanh Dịch Vụ Đưa Người Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài

người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề này phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật và phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Khoản 2 Điều 8, Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Điều 2, 3, 4, 5 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

– Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

– Vốn pháp định 5 tỷ đồng.

– Tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hoc thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, cán bộ chuyên trách của bộ máy đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên ngành.

– Người Lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

  1. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  2. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động(sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động.
  3. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động.
  4. Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều kiện cấp Giấy phép

Doanh nghiệp có vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép:

  1. Có đề án hoạt động đưa người lao động;
  2. Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động;
  3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  4. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.

Loại hình doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (khoản 4 Điều 8 của Luật)

Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ (khoản 2 Điều 8 của Luật)

Vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động là 5 tỷ đồng.

Nội dung đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (khoản 1 Điều 9 của Luật)

Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động. Đề án bao gồm những nội dung sau đây:

  1. Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).
  2. Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động.
  3. Dự kiến thị trường đưa người lao động, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động.
  4. Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài.
  5. Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động.

Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ (khoản 4 Điều 9 của Luật)

  1. Mức tiền ký quỹ là một tỷ đồng. Trường hợp tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định.
  2. Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  3. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động đưa người lao động.
  4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ.

=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!