Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.
- Điều 6 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định số 128/2018/NĐ-CP) - Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy 2009
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định (kinh doanh vận tải đường thủy)
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động và phương án khai thác tuyến của cơ quan có thẩm quyền nơi đơn vị kinh doanh nộp đơn đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục đăng ký tuyến hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định.
3. Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
5. Có nơi neo đậu cho phương tiện phù hợp với phương án khai thác tuyến; và bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định.
6. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS; khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo.
7. Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
Điều kiện đối với vận tải thủy giữa Việt Nam và Campuchia
Được cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới theo quy định
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện