Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác

kinh doanh thực vật rừng

Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;

- Điều 9, 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP

I. Điều kiện khai thác, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, vận chuyển, xuất khẩu mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

1. Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm I thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các loài thuộc Phụ lục I CITES.

2. Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm II thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các loài thuộc Phụ lục II CITES.

II. Điều kiện chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES

Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của Nhà nước;

Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định này;

Có Sổ theo dõi hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Nghị định này; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Được chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày vì mục đích thương mại:

Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES khai thác hợp pháp từ tự nhiên;

Mẫu vật các loài động vật thuộc Phụ lục I CITES; có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F2 trở về sau; các loài động vật thuộc Phụ lục II CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F1 trở về sau; Mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo theo quy định của Nghị định này;

Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES sau xử lý tịch thu.

Sản phẩm chế biến từ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; thuộc các Phụ lục phải được quản lý truy xuất nguồn gốc:

Tổ chức, cá nhân chế biến động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải mở sổ; theo dõi hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Nghị định này; gồm theo dõi nguyên liệu đầu vào; sản phẩm đầu ra của quá trình chế biến phù hợp với loại mẫu vật chế biến;

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra nguồn gốc; hoạt động chế biến sản phẩm các loài thủy sản hoang dã nguy cấp; trên cơ sở sổ theo dõi hoạt động.

Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra, nguồn gốc; hoạt động chế biến sản phẩm động vật, thực vật hoang dã thuộc các Phụ lục CITES;  không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này trên cơ sở sổ theo dõi hoạt động.

=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang