Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển là dịch vụ lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai.
- Điều 13,14,15 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, 7 Điều 3 Nghị định số 147/2018/NĐ-CP) - Điều 257 Bộ luật hàng hải 2015
I. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Có tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền Việt Nam
2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
II. Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
1. Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.
2. Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.
III. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam
1. Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam khi dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Định kỳ hàng năm, Bộ Giao thông vận tải thông báo về năng lực đội tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Tàu lai dắt mang cờ quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức nước ngoài phải có hợp đồng lai dắt với bên thuê lai dắt của Việt Nam.
4. Tổ chức nước ngoài phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện; hoặc doanh nghiệp lai dắt Việt Nam được ủy quyền tại Việt Nam.
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện