Kinh doanh dịch vụ khai thác nguồn nước

kinh doanh dịch vụ khai thác nguồn nước

Giấy phép kinh doanh dịch vụ khai thác nguồn nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

- Điều 15, 20 Nghị định số 201/2012/NĐ-CP
- Điều 5, 8, 9 Nghị định 60/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 2, 6, 7, 8 Điều 7 - Nghị định số 136/2018/NĐ-CP
- Điều 9 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP

Điều kiện cấp Giấy phép tài nguyên nước (Kinh doanh dịch vụ khai thác nguồn nước)

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.

3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;

b) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;

c) Đối với trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.

4. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước

Khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.

5. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:

a) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;

b) Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

Điều kiện lập đề án, báo cáo như sau:

a) Điều kiện đối với tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước:

– Phải có một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền, trong đó có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước và các hoạt động khác về tài nguyên nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Có đội ngũ cán bộ chuyên môn tham gia thực hiện đề án, báo cáo đáp ứng điều kiện sau đây:

– Cán bộ chuyên môn được đào tạo các chuyên ngành như sau:

(1) Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển: Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước mặt, nước biển (thủy văn, hải văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước);

(2) Đối với đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất: Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật);

(3) Đối với đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước:

Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến môi trường (khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường).

–  Cán bộ chuyên môn được đào tạo các chuyên ngành nêu trên phải: Là công dân Việt Nam; hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định; của pháp luật về lao động; có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên; chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao.

– Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam; hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật; có quyết định tuyển dụng hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức theo quy định của pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn; thì tại thời điểm lập hồ sơ chứng minh năng lực hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước; thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất 06 tháng.

– Người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo; đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 đề án, báo cáo. Cùng một thời điểm, người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo chỉ đảm nhận; phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 03 đề án, báo cáo.

b) Điều kiện đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước

– Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam; theo quy định của pháp luật về lao động; có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp; với nhiệm vụ được giao. Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam; hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật.

– Chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với loại đề án, báo cáo như sau:

(1) Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển: Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước mặt, nước biển (thủy văn, hải văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước);

(2)  Đối với đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất: Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật);

(3) Đối với đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước (kinh doanh dịch vụ khai thác nguồn nước): Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến môi trường (khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường).

 Kinh nghiệm công tác: đã là người phụ trách kỹ thuật của ít nhất 05 (năm) đề án, báo cáo. Cùng một thời điểm, cá nhân tư vấn độc lập chỉ được nhận tư vấn lập 01 đề án; báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.”

=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!