Điều Kiện Đối Với Kinh Doanh Chứng Khoán

kinh doanh chứng khoán

Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

- Điều 60, 62, 79 Luật Chứng khoán 2006;
- Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
- Điều 21 Nghị định 86/2016/NĐ-CP;
- Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP;
- Điều 13, Điều 14 Nghị định 151/2018/NĐ-CP
- Điều 60, 62, 79 Luật Chứng khoán 2006;
- Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
- Điều 21 Nghị định 86/2016/NĐ-CP;
- Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP
- Điều 13, Điều 14 Nghị định 151/2018/NĐ-CP

1. Điều kiện đối với môi giới chứng khoán

I. Điều kiện đối với môi giới chứng khoán

1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán

1.1.Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

1.2. Có trình độ đại học trở lên;

1.3. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán;

1.4. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp.

2. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính

2.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

2.2. Có trình độ đại học trở lên;

2.3. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

2.4. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp

3. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

3.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

3.2. Có trình độ đại học trở lên;

3.3. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Chứng chỉ chuyên môn Quản lý quỹ và tài sản;

3.4. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp;

3.5. Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngoại trừ những trường hợp đã có chứng chỉ quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst), CIIA (Certified International Investment Analyst), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants)

4. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán

4.1. Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

4.1.1. Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

4.1.2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty phù hợp với quy định về quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán.

4.2. Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ là vốn  đã góp tại thời điểm thành lập công ty, tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 25 tỷ đồng Việt Nam đối với Công ty môi giới chứng khoán.

Trường hợp công ty đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp,

4.3. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty chứng khoán và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

 a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong doanh nghiệp khác và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu hai (02) năm;

c) Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

d) Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

4.4. Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động.

4.5. Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán:

4.5.1. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại mục 4.7 dưới đây;

4.5.2. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại mục 4.7 dưới đây hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại mục 4.8 dưới đây;

4.5.3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;

4.5.4. Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được góp vốn trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác;

4.5.5. Công ty chứng khoán hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp tại một công ty chứng khoán khác tại Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp sau: (i) hoạt động hợp nhất, sáp nhập; (ii) mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán;

4.6. Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

4.6.1. Là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định pháp luật và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

4.6.2. Chỉ được sử dụng vốn của chính mình để góp vốn và chứng minh đủ năng lực tài chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

4.7. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

4.7.1. Có tư cách pháp nhân; không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;

4.7.2. Hoạt động kinh doanh phải có lãi trong hai (02) năm liền trước năm góp vốn thành lập công ty chứng khoán; 4.7.3. Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn:

a) Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác;

b) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

4.7.4. Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn:

a) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán;

b) Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

c) Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

4.7.5. Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán phải không có ngoại trừ.

4.8. Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải đáp ứng quy định sau:

4.8.1. Chỉ có tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là hai (02) năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập mới được tham gia góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán;

4.8.2. Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng,  chứng khoán, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

4.8.3. Đáp ứng quy định có liên quan tại phần 4.7 nêu trên;

4.9. Tổ chức nước ngoài được sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

4.9.1.   Quy định tại Khoản 6, 10 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Khoản 21, 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

4.9.2.   Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức nước ngoài thông qua việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

4.9.3.   Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thông qua việc cho phép tổ chức nước ngoài mua để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ, trừ trường hợp tổ chức nước ngoài thực hiện chào mua công khai theo quy định pháp luật chứng khoán.

4.9.4.   Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua và không thuộc các trường hợp hạn chế sở hữu theo quy định tại điểm c Khoản 7 và điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

4.9.5.   Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức nước ngoài (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất trong trường hợp tổ chức nước ngoài là công ty mẹ) được lập và kiểm toán theo quy định của pháp luật nước ngoài phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

4.10. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc sau:

4.10.1.  Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại phần 4.8 nêu trên thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.

4.10.2.Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định tại phần 4.8 nêu trên hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

4.10.3. Tuân thủ quy định tại phần 4.5.4 nêu trên.

2. Điều kiện đối với tự doanh chứng khoán

II. Điều kiện đối với tự doanh chứng khoán

1. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính

1.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

1.2. Có trình độ đại học trở lên;

1.3.Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

1.4. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp.

2. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

2.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

2.2. Có trình độ đại học trở lên;

2.3. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp;

2.4. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Chứng chỉ chuyên môn Quản lý quỹ và tài sản.

2.5. Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngoại trừ những trường hợp đã có chứng chỉ quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst), CIIA (Certified International Investment Analyst), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants)

3. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán

3.1. Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

3.1.1. Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

3.1.2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3.2. Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ là vốn đã góp tại thời điểm thành lập công ty, tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 50 tỷ đồng Việt Nam đối với Công ty tự doanh chứng khoán.

Trường hợp công ty đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp.

3.3. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty chứng khoán và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

 a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong doanh nghiệp khác và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu hai (02) năm;

c) Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

d) Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

3.4. Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động.

3.5. Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán:

3.5.1. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại mục 4.7 Phần I nêu trên;

3.5.2. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại mục 4.7 phần I nêu trên hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại mục 4.8 phần I nêu trên;

3.5.3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;

3.5.4. Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được góp vốn trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác;

3.5.5. Công ty chứng khoán hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp tại một công ty chứng khoán khác tại Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp sau: (i) hoạt động hợp nhất, sáp nhập; (ii) mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.

3.6. Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

3.6.1. Là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định pháp luật và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

3.6.2. Chỉ được sử dụng vốn của chính mình để góp vốn và chứng minh đủ năng lực tài chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

3.7. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

3.7.1. Có tư cách pháp nhân; không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;

3.7.2. Hoạt động kinh doanh phải có lãi trong hai (02) năm liền trước năm góp vốn thành lập công ty chứng khoán; 3.7.3. Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn:

a) Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác;

b) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3.7.4. Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn:

a) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán;

b) Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

c) Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

3.7.5. Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán phải không có ngoại trừ.

3.8. Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải đáp ứng quy định sau:

3.8.1. Là tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là hai (02) năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập mới được tham gia góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán;

3.8.2. Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng,  chứng khoán, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

3.8.3. Đáp ứng quy định có liên quan tại mục 4.7 phần I  nêu trên;

3.9. Tổ chức nước ngoài được sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

3.9.1. Quy định tại Khoản 6, 10 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Khoản 21, 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

3.9.2. Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức nước ngoài thông qua việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

3.9.3. Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thông qua việc cho phép tổ chức nước ngoài mua để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ, trừ trường hợp tổ chức nước ngoài thực hiện chào mua công khai theo quy định pháp luật chứng khoán.

3.9.4. Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua và không thuộc các trường hợp hạn chế sở hữu theo quy định tại điểm c Khoản 7 và điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

3.9.5. Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức nước ngoài (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất trong trường hợp tổ chức nước ngoài là công ty mẹ) được lập và kiểm toán theo quy định của pháp luật nước ngoài phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

3.10. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc sau:

3.10.1.  Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại phần 4.8 nêu trên thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.

3.10.2.Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định tại phần 4.8 nêu trên hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

3.10.3. Tuân thủ quy định tại mục 3.5.4 nêu trên.

3. Điều kiện đối với bảo lãnh phát hành chứng khoán

III. Điều kiện đối với bảo lãnh phát hành chứng khoán

1. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính

1.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

1.2. Có trình độ đại học trở lên;

1.3. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp;

1.4. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán;Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

2. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

2.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

2.2. Có trình độ đại học trở lên;

2.3. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp;

2.4. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Chứng chỉ chuyên môn Quản lý quỹ và tài sản.

2.5. Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngoại trừ những trường hợp đã có chứng chỉ quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst), CIIA (Certified International Investment Analyst), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants)

3. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán

3.1. Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

3.1.1. Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

3.1.2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty phù hợp với quy định về quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.

3.2. Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ là vốn đã góp tại thời điểm thành lập công ty, tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 165 tỷ đồng Việt Nam đối với Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán và chỉ được thực hiện khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Trường hợp công ty đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp.

3.3. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty chứng khoán và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

 a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong doanh nghiệp khác và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu hai (02) năm;

c) Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

d) Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

3.4. Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động.

3.5. Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán:

3.5.1. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại mục 4.7 phần I nêu trên.

3.5.2. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại mục 4.7 phần I nêu trên hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại mục 4.8 phần I nêu trên;

3.5.3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;

3.5.4. Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được góp vốn trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác;

3.5.5. Công ty chứng khoán hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp tại một công ty chứng khoán khác tại Việt Nam.

3.6. Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

3.6.1. Là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định pháp luật và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

3.6.2. Chỉ được sử dụng vốn của chính mình để góp vốn và chứng minh đủ năng lực tài chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3.7. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

3.7.1. Có tư cách pháp nhân; không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;

3.7.2. Hoạt động kinh doanh phải có lãi trong hai (02) năm liền trước năm góp vốn thành lập công ty chứng khoán; 3.7.3. Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn:

a) Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác;

b) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3.7.4. Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn:

a) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán;

b) Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

c) Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

3.7.5. Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán phải không có ngoại trừ.

3.8. Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải đáp ứng quy định sau:

3.8.1. Là tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm có thời gian hoạt động tối thiểu là hai (02) năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập mới được tham gia góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán;

3.8.2. Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

3.8.3. Đáp ứng quy định có liên quan tại mục 4.7 phần I nêu trên;

3.9. Tổ chức nước ngoài được sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

3.9.1.   Quy định tại Khoản 6, 10 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Khoản 21, 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

3.9.2.   Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức nước ngoài thông qua việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

3.9.3.   Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thông qua việc cho phép tổ chức nước ngoài mua để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ, trừ trường hợp tổ chức nước ngoài thực hiện chào mua công khai theo quy định pháp luật chứng khoán.

3.9.4.   Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua và không thuộc các trường hợp hạn chế sở hữu theo quy định tại điểm c Khoản 7 và điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

3.9.5.   Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức nước ngoài (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất trong trường hợp tổ chức nước ngoài là công ty mẹ) được lập và kiểm toán theo quy định của pháp luật nước ngoài phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

3.10. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc sau:

3.10.1.  Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại phần 4.8 nêu trên thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.

3.10.2.Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định tại phần 4.8 nêu trên hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

3.10.3. Tuân thủ quy định tại mục 3.5.4. nêu trên.

4. Điều kiện đối với tư vấn đầu tư chứng khoán

IV. Điều kiện đối với tư vấn đầu tư chứng khoán

1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán

1.1.Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

1.2.Có trình độ đại học trở lên;

1.3. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán;

1.4.  Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp.

2. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính

2.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

2.2. Có trình độ đại học trở lên;

2.3. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp;

2.4. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán;Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

3. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán

3.1. Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

3.1.1. Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

3.1.2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty phù hợp với quy định về quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đối với nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.

3.2. Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ là vốn đã góp tại thời điểm thành lập công ty, tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 10 tỷ đồng Việt Nam đối với Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán.

Trường hợp công ty đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp,

3.3. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty chứng khoán và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

 a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong doanh nghiệp khác và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu hai (02) năm;

c) Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

d) Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

3.4. Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động.

3.5. Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán:

3.5.1. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại mục 4.7 phần I nêu trên;

3.5.2. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại mục 4.7 phần I nêu trên hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại mục 4.8 phần I nêu trên;

3.5.3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm  sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;

3.5.4. Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được góp vốn trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác;

3.5.5. Công ty chứng khoán hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp tại một công ty chứng khoán khác tại Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp sau: (i) hoạt động hợp nhất, sáp nhập; (ii) mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. .

3.6. Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

3.6.1. Là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định pháp luật và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

3.6.2. Chỉ được sử dụng vốn của chính mình để góp vốn và chứng minh đủ năng lực tài chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

3.7. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

3.7.1. Có tư cách pháp nhân; không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;

3.7.2. Hoạt động kinh doanh phải có lãi trong hai (02) năm liền trước năm góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

3.7.3. Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn:

a) Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác;

b) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3.7.4. Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn:

a) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán;

b) Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

c) Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

3.7.5. Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán phải không có ngoại trừ.

3.8. Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải đáp ứng quy định sau:

3.8.1. Là tổ chức kinh doanh nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm có thời gian hoạt động tối thiểu là hai (02) năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập mới được tham gia góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán;

3.8.2. Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

3.8.3. Đáp ứng quy định có liên quan tại mục 4.7 phần I nêu trên;

3.9. Tổ chức nước ngoài được sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

3.9.1.   Quy định tại Khoản 6, 10 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Khoản 21, 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

3.9.2.   Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức nước ngoài thông qua việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

3.9.3.   Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thông qua việc cho phép tổ chức nước ngoài mua để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ, trừ trường hợp tổ chức nước ngoài thực hiện chào mua công khai theo quy định pháp luật chứng khoán.

3.9.4.   Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua và không thuộc các trường hợp hạn chế sở hữu theo quy định tại điểm c Khoản 7 và điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

3.9.5.   Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức nước ngoài (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất trong trường hợp tổ chức nước ngoài là công ty mẹ) được lập và kiểm toán theo quy định của pháp luật nước ngoài phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

3.10. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc sau:

3.10.1.  Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại phần 4.8 nêu trên thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.

3.10.2.Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định tại phần 4.8 nêu trên hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

3.10.3. Tuân thủ quy định tại mục 3.5.4. nêu trên.

4. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

4.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

4.2. Có trình độ đại học trở lên;

4.3. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

4.4. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Chứng chỉ Quản lý quỹ và tài sản.

4.5. Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoặc có một trong các loại chứng chỉ quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst), CIIA (Certified International Investment Analyst), CPA (Certified Public Accountants).

5. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

5.1. Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

a) Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty phù hợp với quy định về quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.

5.2. Điều kiện về vốn:

Vốn đã góp tại thời điểm thành lập công ty tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP là 25 tỷ đồng Việt Nam.

5.3. Điều kiện về nhân sự:

Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu năm (05) nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ (nếu có) và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

5.3.1 Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;

5.3.2 Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

5.3.3 Có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;

5.3.4 Có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc có một trong các văn bằng, chứng chỉ quốc tế sau:

– Chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản tại các quốc gia là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); hoặc

– Đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư CFA bậc II (Chartered Financial Analyst level II), hoặc CIIA bậc II (Certified International Investment Analyst – Final level);

5.4. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn:

Cơ cấu cổ đông, điều kiện thành viên góp vốn đáp ứng các quy định tại Khoản 5, 6, 8 và 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Khoản 21 và 24 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP. Trường hợp, công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, cụ thể:

5.4.1 Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty quản lý quỹ:

a) Có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại phần 5.4.3 dưới đây.

Trường hợp công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán.

b) Các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức phải sở hữu tối thiểu 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ;

c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác.

d) Công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập, mua cổ phần hoặc phần vốn góp tại công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán tại Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp sau:

(i) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập; hoặc

(ii) Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

5.4.2  Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn:

a) Không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ;

b) Cá nhân chỉ được sử dụng vốn của mình và phải chứng minh đủ khả năng góp vốn bằng tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi có trong tài khoản ngân hàng. Giá trị tiền tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp để thành lập công ty quản lý quỹ và thời điểm xác nhận của ngân hàng tối đa không quá ba mươi (30) ngày tính đến ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5.4.3. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn:

a) Có tư cách pháp nhân và không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản; không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;

b) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước. Ngoài ra:

Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn: (i) Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác; (ii) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

c) Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn: (i) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán; (ii) Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp; (iii) Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

d) Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ, hợp pháp khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán phải không có ngoại trừ.

5.4.4. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc sau:

a) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài, cụ thể:

(i) Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp;

(ii) Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

(iii) Đáp ứng quy định có liên quan về điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

b) Tuân thủ quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, cụ thể:

Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác

c) Công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới loại hình công ty  trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, cụ thể:

(i) Quy định tại Khoản 6, 10 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Khoản 21, 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, cụ thể:

(ii) Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức nước ngoài thông qua việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

(iii) Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thông qua việc cho phép tổ chức nước ngoài mua để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ, trừ trường hợp tổ chức nước ngoài thực hiện chào mua công khai theo quy định pháp luật chứng khoán.

(iv) Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua và không thuộc các trường hợp hạn chế sở hữu theo quy định tại điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

(v) Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức nước ngoài (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất trong trường hợp tổ chức nước ngoài là công ty mẹ) được lập và kiểm toán theo quy định của pháp luật nước ngoài phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

5. Điều kiện đối với quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

V. Điều kiện đối với quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

1.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

1.2. Có trình độ đại học trở lên;

1.3. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

1.4. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Chứng chỉ Quản lý quỹ và tài sản.

1.5. Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoặc có một trong các loại chứng chỉ quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst), CIIA (Certified International Investment Analyst), CPA (Certified Public Accountants).

2. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

2.1. Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

a) Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc phù hợp với quy định về quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.

2.2. Điều kiện về vốn:

Vốn đã góp tại thời điểm thành lập công ty tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP là 25 tỷ đồng Việt Nam.

2.3. Điều kiện về nhân sự:

Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu năm (05) nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ (nếu có) và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

2.3.1 Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;

2.3.2 Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

2.3.3 Có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;

2.3.4 Có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc có một trong các văn bằng, chứng chỉ quốc tế sau:

– Chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản tại các quốc gia là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); hoặc

– Đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư CFA bậc II (Chartered Financial Analyst level II), hoặc CIIA bậc II (Certified International Investment Analyst – Final level);

2.4. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn:

Cơ cấu cổ đông, điều kiện thành viên góp vốn đáp ứng các quy định tại Khoản 5, 6, 8 và 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Khoản 21 và 24 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP. Trường hợp, công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, cụ thể:

2.4.1 Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty quản lý quỹ:

a) Có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại phần 2.4.2 dưới đây;

Trường hợp công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán.

b) Các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức phải sở hữu tối thiểu 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ;

c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác.

d) Công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập, mua cổ phần hoặc phần vốn góp tại công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán tại Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp sau:

(i) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập; hoặc

(ii) Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

2.4.2. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn:

a) Có tư cách pháp nhân và không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản; không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;

b) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước. Ngoài ra:

– Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn: (i) Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác; (ii) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn: (i) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán; (ii) Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp; (iii) Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

c) Tổ chức chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ, hợp pháp khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán phải không có ngoại trừ. 2.4.3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc sau:

a) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài, cụ thể:

(i) Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp;

(ii) Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

(iii)) Đáp ứng quy định có liên quan về điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

b) Tuân thủ quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, cụ thể:

Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác

c) Công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới loại hình công ty  trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, cụ thể:

(i) Quy định tại Khoản 6, 10 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Khoản 21, 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, cụ thể:

(ii) Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức nước ngoài thông qua việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

(iii) Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thông qua việc cho phép tổ chức nước ngoài mua để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ, trừ trường hợp tổ chức nước ngoài thực hiện chào mua công khai theo quy định pháp luật chứng khoán.

(iv) Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua và không thuộc các trường hợp hạn chế sở hữu theo quy định tại điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

(v) Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức nước ngoài (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất trong trường hợp tổ chức nước ngoài là công ty mẹ) được lập và kiểm toán theo quy địnhcủa pháp luật nước ngoài phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

3. Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (Kinh doanh chứng khoán)

Điều kiện để tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ được thành lập chi nhánh tại Việt Nam:

3.1. Đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 74 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, cụ thể:

Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài cung cấp dịch vụ quản lý quỹ được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nếu đáp ứng quy định tại Điều 77 Luật chứng khoán và các điều kiện sau:

a) Đang hoạt động hợp pháp và được phép thực hiện hoạt động quản lý quỹ đại chúng theo quy định của nước nguyên xứ và được cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành ở nước nguyên xứ chấp thuận bằng văn bản cho phép thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam (nếu có theo quy định của pháp luật nước ngoài);

b) Không phải là cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ tại Việt Nam;

c) Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ quản lý tài sản huy động tại nước ngoài;

d) Đã có văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam và đáp ứng quy định tại  Điểm b Khoản 1 Điều 74 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, cụ thể:

Đang hoạt động hợp pháp tại nước mà cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành tại nước đó đã ký kết thỏa thuận song phương hoặc đa phương với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc đang quản lý các quỹ đang đầu tư tại Việt Nam. Thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 01 năm.

3.2. Có vốn cấp cho chi nhánh tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP là 25 tỷ đồng  Việt Nam là 25 tỷ đồng Việt Nam;

3.3. Đáp ứng quy định tại khoản 1, 3 Điều 11 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, cụ thể:

3.3.1. Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

3.3.2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty phù hợp với quy định về quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.

3.3.3. Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu năm (05) nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ (nếu có) và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

3.3.4. Có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;

3.3.5. Có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc có một trong các văn bằng, chứng chỉ quốc tế sau:

– Chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản tại các quốc gia là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); hoặc

– Đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư CFA bậc II (Chartered Financial Analyst level II), hoặc CIIA bậc II (Certified International Investment Analyst – Final level);

6. Điều kiện đối với quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (Kinh doanh chứng khoán)

VI. Điều kiện đối với quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (Kinh doanh chứng khoán)

1. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

1.1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

1.2. Có trình độ đại học trở lên;

1.3. Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

1.4. Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Chứng chỉ Quản lý quỹ và tài sản.

1.5. Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoặc có một trong các loại chứng chỉ quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst), CIIA (Certified International Investment Analyst), CPA (Certified Public Accountants).

2. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (Kinh doanh chứng khoán)

2.1. Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

a) Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty phù hợp với quy định về quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.

2.2. Điều kiện về vốn:

Vốn đã góp tại thời điểm thành lập công ty tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP là 25 tỷ đồng Việt Nam.

2.3. Điều kiện về nhân sự:

Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu năm (05) nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ (nếu có) và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

2.3.1 Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;

2.3.2 Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

2.3.3 Có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;

2.3.4 Có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc có một trong các văn bằng, chứng chỉ quốc tế sau:

– Chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản tại các quốc gia là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); hoặc

– Đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư CFA bậc II (Chartered Financial Analyst level II), hoặc CIIA bậc II (Certified International Investment Analyst – Final level);

2.4. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn:

Cơ cấu cổ đông, điều kiện thành viên góp vốn đáp ứng các quy định tại Khoản 5, 6, 8 và 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Khoản 21 và 24 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP. Trường hợp, công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, cụ thể:

2.4.1 Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty quản lý quỹ:

a) Có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại phần 2.4.2 dưới đây;

Trường hợp công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán.

b) Các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức phải sở hữu tối thiểu 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ;

c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác.

d) Công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập, mua cổ phần hoặc phần vốn góp tại công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán tại Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp sau:

(i) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập; hoặc

(ii) Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

2.4.2. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn:

a) Có tư cách pháp nhân và không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản; không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;

b) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước. Ngoài ra:

– Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn: (i) Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác; (ii) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn: (i) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán; (ii) Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp; (iii) Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

c) Tổ chức chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ, hợp pháp khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán phải không có ngoại trừ.

2.4.3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc sau:

a) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 10 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài, cụ thể:

(i) Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp;

(ii) Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

(iii)) Đáp ứng quy định có liên quan về điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

b) Tuân thủ quy định tại Điểm c Khoản8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, cụ thể:

Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác

c) Công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới loại hình công ty  trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, cụ thể:

(i) Quy định tại Khoản 6, 10 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Khoản 21, 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, cụ thể:

(ii) Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức nước ngoài thông qua việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

(iii) Được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thông qua việc cho phép tổ chức nước ngoài mua để sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ, trừ trường hợp tổ chức nước ngoài thực hiện chào mua công khai theo quy định pháp luật chứng khoán.

(iv) Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác để mua và không thuộc các trường hợp hạn chế sở hữu theo quy định tại điểm c Khoản 8 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

(v) Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức nước ngoài (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất trong trường hợp tổ chức nước ngoài là công ty mẹ) được lập và kiểm toán theo quy định của pháp luật nước ngoài phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

7. Điều kiện đối với Lưu ký chứng khoán (Kinh doanh chứng khoán)

VII. Điều kiện đối với Lưu ký chứng khoán

* Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với ngân hàng thương mại:

1. Có giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;

2. Nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ, có lãi trong năm gần nhất;

3. Có địa điểm, trang thiết bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch chứng khoán.

* Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với công ty chứng khoán:

4. Có giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện nghiệp vụ môi giới hoặc tự doanh chứng khoán;

5. Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch chứng khoán.

8. Điều kiện đối với kinh doanh chứng khoán phái sinh

VIII. Điều kiện đối với kinh doanh chứng khoán phái sinh

1. Chứng chỉ hành nghề liên quan đến chứng khoán phái sinh

Người có một (01) trong ba (03) loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán tại mục 1,2 và 4 phần IV nêu trên và có chứng chỉ chuyên môn Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được thực hiện nghiệp vụ tương ứng với chứng chỉ đang nắm giữ liên quan đến chứng khoán phái sinh tại tổ chức kinh doanh chứng khoán

2. Điều kiện đối với môi giới chứng khoán phái sinh (Kinh doanh chứng khoán)

Công ty chứng khoán muốn môi giới CKPS phải được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện môi giới CKPS. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:

  • Là tổ chức kinh doanh chứng khoán được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán;
  • Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ tám trăm (800) tỷ đồng trở lên;
  • Được phép thực hiện hoạt động tự doanh CKPS;
  • Đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ;
  • Tối thiểu năm (05) nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về CKPS và TTCKPS;
  • Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Trích lập đầy đủ các khoản dự phòng the quy định và không có lỗ trong 02 năm gần nhất; tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ;
  • Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính năm của năm tài chính gần nhất và báo cáo tài chính bán niên gần nhất (nếu có) đã được soát xét phải là chấp thuận toàn phần.

3.  Điều kiện đối với tự doanh chứng khoán phái sinh (Kinh doanh chứng khoán)

Công ty chứng khoán muốn tự doanh CKPS phải được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tự doanh chứng khoán phái sinh (CKPS). Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:

  • Là tổ chức kinh doanh chứng khoán được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán;
  • Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ sáu trăm (600) tỷ đồng trở lên;
  • Đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính*.
  • Có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ;
  • Tối thiểu năm (05) nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về CKPS và TTCKPS;
  • Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Trích lập đầy đủ các khoản dự phòng the quy định và không có lỗ trong 02 năm gần nhất; tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ;
  • Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính năm của năm tài chính gần nhất và báo cáo tài chính bán niên gần nhất (nếu có) đã được soát xét phải là chấp thuận toàn phần.

4. Điều kiện đối với tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh (Kinh doanh chứng khoán)

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ muốn cung cấp dịch vụ tư vấn CKPS phải được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ tư vấn CKPS. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:

  • Là tổ chức kinh doanh chứng khoán được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán;
  • Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định theo quy định pháp luật về chứng khoán;
  • Đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ;
  • Tối thiểu năm (05) nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về CKPS và TTCKPS;
  • Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Trích lập đầy đủ các khoản dự phòng the quy định và không có lỗ trong 02 năm gần nhất; tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ;
  • Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính năm của năm tài chính gần nhất và báo cáo tài chính bán niên gần nhất (nếu có) đã được soát xét phải là chấp thuận toàn phần.

5. Điều kiện đối với tự doanh, môi giới và tư vấn CKPS (Kinh doanh chứng khoán)

Công ty chứng khoán muốn thực hiện cả hoạt động tư vấn, môi giới và tự doanh CKPS phải được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện cả 3 nghiệp vụ trên. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:

  • Là tổ chức kinh doanh chứng khoán được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán;
  • Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán phải đạt tối thiểu từ tám trăm (800) tỷ đồng trở lên;
  • Đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ;
  • Tối thiểu năm (05) nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về CKPS và TTCKPS;
  • Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Trích lập đầy đủ các khoản dự phòng the quy định và không có lỗ trong 02 năm gần nhất; tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ;
  • Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính năm của năm tài chính gần nhất và báo cáo tài chính bán niên gần nhất (nếu có) đã được soát xét phải là chấp thuận toàn phần.

6. Điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán CKPS (Kinh doanh chứng khoán)

6.1. Thành viên bù trừ trực tiếp

a) Đối với Công ty chứng khoán: được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS với tư cách thành viên bù trừ trực tiếp. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:

  • Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;
  • Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh;
  • Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ chín trăm (900) tỷ đồng trở lên;
  • Đáp ứng yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS  theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  1. Đối với Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại: được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS với tư cách thành viên bù trừ trực tiếp. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:
  • Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;
  • Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
  • Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ năm nghìn (5000) tỷ đồng trở lên;
  • Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn, vốn cấp cho chi nhánh và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đáp ứng quy định về an toàn vốn theo quy định pháp luật về ngân hàng trong vòng 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ.

6.2. Thành viên bù trừ chung

  1. Đối với Công ty chứng khoán: được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS với tư cách thành viên bù trừ chung. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:
  • Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;
  • Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh;
  • Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ một nghìn hai trăm (1200) tỷ đồng trở lên;
  • Đáp ứng yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS  theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định và không có lỗ trong 02 năm gần nhất, tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ;
  1. Đối với Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại: được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS với tư cách thành viên bù trừ trực tiếp. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:
  • Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;
  • Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
  • Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ bảy nghìn (7000) tỷ đồng trở lên;
  • Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn, vốn cấp cho chi nhánh và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đáp ứng quy định về an toàn vốn theo quy định pháp luật về ngân hàng trong vòng 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ.

=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang