Hoạt động dầu khí là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
- Luật Dầu khí năm 1993; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09/6/2000 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03/6/2008 - Điều 8 Nghị định số 95/2015/NĐ-CP
I. Tổ chức, cá nhân muốn ký kết hợp hoạt động đồng dầu khí phải thông qua đấu thầu theo quy định riêng về đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí do Chính phủ Việt Nam ban hành.
1 Bên dự thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đối với bên dự thầu là tổ chức:
– Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp theo quy định pháp luật của quốc gia bên dự thầu đang hoạt động;
– Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc không có khả năng trả nợ theo quy định của pháp luật;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
b) Đối với bên dự thầu là cá nhân:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân;
– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
c) Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
d) Đã hoặc đang tham gia tối thiểu hai hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
2. Tổ chức, cá nhân không thỏa mãn điều kiện tại Điểm d Khoản 1 Điều này; muốn tham gia hoạt động dầu khí tại Việt Nam; thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện; để tạo thành một liên danh nhà thầu dầu khí theo quy định của Nghị định này. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện; sẽ làm đại diện cho tất cả các bên trong liên danh nhà thầu dầu khí; để tham gia dự thầu và là người điều hành.
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện