Cung Ứng Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán

dịch vụ trung gian thanh toán

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian; Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.

- Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12;
- Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP
- Khoản 8 Điều 1 – Nghị định 80/2016/NĐ-CP

Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

1. Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

2. Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại Điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép; cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp; quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình cung ứng dịch vụ;

3. Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;

4. Điều kiện về nhân sự:

Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.

Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;

5. Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;

6. Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;

7.  Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài Khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian của tổ chức;

8. Trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian; phải có hệ thống thông tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng; được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian.

=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5/5 - (2 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (2 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!