Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ như hiện nay của ngành bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang phát triển hệ thống đại lý bảo hiểm và tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ rộng khắp trên cả nước. Vậy có những quy định nào về đại lý, hãy cùng VNCOUNT tìm hiểu nhé!
- Điều 86 Luật KDBH số 24 - Khoản 10 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung Luật KDBH 61 - Điều 83, Điều 86 Nghị định 73/2016/NĐ-CP - Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP
1. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
1.1. Cá nhân hoạt động đại lý phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có Chứng chỉ đại lý do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp. Bộ Tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
1.2. Tổ chức hoạt động đại lý phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1.3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý.
2. Nguyên tắc hoạt động đại lý
2.1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý theo quy định tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm.
2.2 Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà mình đang làm đại lý.
2.3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2.4. Đại lý không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
3. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP
3.1. Đại lý liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:
Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị;
3.2. Đại lý liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:
Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung;
3.3. Đại lý hưu trí phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ đại lý do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp;
b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm hưu trí.
3.4. Đại lý bán theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:
Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo tối thiểu 16 giờ về bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện