Cải thiện môi trường kinh doanh khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Cải thiện môi trường kinh doanh miền Trung và Tây Nguyên

Cải thiện môi trường kinh doanh, tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên có 116.886 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 15,8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước, đứng sau vùng Đông Nam Bộ (306.256 doanh nghiệp, chiếm 41,5%) và vùng Đồng bằng Sông Hồng (228.895 doanh nghiệp, chiếm 31,0%). Trong đó, các địa phương có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tập trung nhiều nhất là Đà Nẵng (21.323 doanh nghiệp, chiếm 18,2% khu vực), Nghệ An (11.913 doanh nghiệp, chiếm 10,2%), Thanh Hóa (10.986 doanh nghiệp, chiếm 9,4%), Khánh Hòa (10.682 doanh nghiệp, chiếm 9,1%). Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa là 03 địa phương góp mặt trong tốp 10 tỉnh/TP có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động cao nhất cả nước.

Bức tranh doanh nghiệp vùng Miền Trung và Tây Nguyên

Năm 2018, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động tại khu vực miền Trung đạt 9,3 doanh nghiệp, tại khu vực Tây Nguyên đạt 5,7 doanh nghiệp; trong khi đó, cả nước đạt 14,7 doanh nghiệp. Con số này tại Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng – hai vùng tập trung số lượng DN nhiều nhất), lần lượt là 34 doanh nghiệp và 21,6 doanh nghiệp.

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Miền Trung và Tây Nguyên có 13.428 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 16,9% cả nước) với số vốn đăng ký là 133.229 tỷ đồng (chiếm 13,3%), tăng 7,3% về số doanh nghiệp và tăng 20,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018 (cả nước tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về số vốn). So sánh giữa các vùng lãnh thổ, trong 07 tháng đầu năm 2019, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tại vùng miền Trung và Tây Nguyên chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ (33.149 DN, chiếm 47,8%) và vùng Đồng bằng Sông Hồng (24.198 DN, chiếm 30,5%),

Tại vùng miền Trung và Tây Nguyên, số lượng thành lập doanh nghiệp mới trong 07 tháng đầu năm 2019 tập trung nhiều nhất ở các tỉnh: Đà Nẵng (2.931 DN, chiếm 21,8% khu vực), Thanh Hóa (1.583 DN, chiếm 11,8%), Khánh Hòa (1,175 DN, chiếm 8,7%), Nghệ An (1.062 DN, chiếm 7,9%). Một số địa phương cần lưu ý khi có số lượng doanh nghiệp mới và số vốn đăng ký trong 07 tháng đầu năm 2019 cùng giảm là: Khánh Hòa (số DN giảm 54,3%, số vốn giảm 25,4%), Bình Thuận (số DN giảm 28,9%, số vốn giảm 14,5%).

Bên cạnh doanh nghiệp thành lập mới, trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Miền trung và Tây Nguyên có 4.772 doanh nghiệp quay lại hoạt động (chiếm 19,7% cả nước), tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, cả nước có 24.289 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 29,9%. So sánh giữa các vùng lãnh thổ, trong 07 tháng đầu năm 2019, số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động của vùng miền Trung và Tây Nguyên chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ (8.777 DN, chiếm 36,1%) và vùng Đồng bằng Sông Hồng (8.130 DN, chiếm 33,5%).

Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tại vùng miền Trung và Tây Nguyên tập trung chủ yếu ở các tỉnh/thành phố: Đà Nẵng (847 DN, chiếm 17,7% khu vực), Thanh Hóa (805 DN, chiếm 16,9%), Nghệ An (506 DN, chiếm 10,6%). Các địa phương thuộc khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng mạnh nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là Thanh Hóa (tăng 92,1%), Đăk Nông (tăng 64,3%), Bình Định (tăng 50,4%), Quảng Trị (tăng 46,7%), Quảng Ngãi (tăng 45,8%).

Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 5.068 doanh nghiệp (chiếm 21,9% cả nước), tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, cả nước có 23.118 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2018. Các địa phương thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là Đà Nẵng (930 DN, chiếm 18,4% khu vực), Thanh Hóa (664 DN, chiếm 13,1%), Nghệ An (467 DN, chiếm 9,2%), Khánh Hòa (460 DN, chiếm 9,0%).

Trong 07 tháng đầu năm 2019, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chỉ có 04 địa phương có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh giảm là Thanh Hóa (giảm 4%), Quảng Trị (giảm 6,5%), Bình Thuận (giảm 2,7%), Kon Tum (giảm 4,9%)

Các địa phương còn lại đều có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng cao nhất, trong đó, tỷ lệ tăng cao nhất là ở Phú Yên (tăng 36,4%), Quảng Ngãi (tăng 29,6%), Đăk Nông (tăng 28,3%), Gia Lai (tăng 28,0%).

Về doanh nghiệp giải thể, trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 1.678 doanh nghiệp (chiếm 18,1% cả nước), tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, cả nước có 9.260 doanh nghiệp giải thể, tăng 20,0% so với cùng kỳ năm 2018. Tại khu vực này, các địa phương có số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là Quảng Nam (275 DN, chiếm 16,4% khu vực, với tỷ lệ tăng cao đột biến là 271,6%), Đà Nẵng (262 DN, chiếm 15,6%, với tỷ lệ tăng là 83,3%).

Bên cạnh đó, trong 07 tháng đầu năm 2019, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn có 3.506 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, trong đó, nhiều nhất ở các tỉnh: Đà Nẵng có 860 DN (chiếm 24,5% khu vực) và Quảng Nam có 432 DN (chiếm 12,3%).

Ngoài ra, theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 3.834 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (chiếm 18,2% cả nước). Đây là các doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được.

Số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký cho thấy ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp chưa cao; hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập vẫn còn hạn chế. Những doanh nghiệp không được tìm thấy tại địa chỉ đã đăng ký có thể đã rút lui khỏi thị trường hoặc đang hoạt động tại địa chỉ khác mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.

Tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên

Tình hình giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp tại các tỉnh/TP; thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong 6 tháng đầu năm 2019; được xử lý tương đối tốt, thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN mới là trong vòng 02 ngày; nhanh hơn so với quy định tại Luật Doanh nghiệp (03 ngày làm việc); và lượng hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ cao. Không có tỉnh nào trong khu vực này xử lý hồ sơ bị quá hạn; so với quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Về tình hình áp dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, một số địa phương; trong khu vực đạt tỷ lệ cao là Nghệ An (99,8%), Gia Lai (77,4%), Ninh Thuận (52,9%); các địa phương còn lại đều chưa đạt mức 50%.

TTTỉnh/TPThời gian xử lý HS ĐKTL doanh nghiệp mớiTỷ lệ hồ sơ ĐKDN qua mạng (%)
1Bình Thuận1,3415,10
2Bình Định1,0513,48
3Gia Lai0,1477,41
4Hà Tĩnh0,9837,37
5Khánh Hòa2,034,76
6Kon Tum0,4829,92
7Lâm Đồng1,0523,99
8Nghệ An1,6399,79
9Ninh Thuận0,7452,88
10Phú Yên0,517,14
11Quảng Bình1,8221,29
12Quảng Nam0,6230,36
13Quảng Ngãi0,817,47
14Quảng Trị0,7115,02
15Thanh Hóa0,8339,43
16TT Huế0,9324,20
17Đà Nẵng1,1639,70
18Đăk Lăk1,198,25
19Đăk Nông1,157,22

Theo Báo cáo PCI 2018, có 02 địa phương thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên; điểm số PCI thuộc tốp 10 địa phương cao nhất cả nước; là Đà Nẵng ( thứ 5) và Quảng Nam (thứ 7).

Một số tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên còn đạt điểm số và thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng PCI như Đăk Nông (thứ 63), Kon Tum (thứ 59).

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là hết sức quan trọng, do đó, đề nghị các địa phương cần chú trọng triển khai các giải pháp để cải thiện những hạn chế, nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh như: cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QLNN, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành trong QLNN đối với doanh nghiệp…

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang