Ý chí doanh nghiệp trong nền kinh tế năng động

ý chí doanh nghiệp trong nền kinh tế năng động

Doanh nghiệp Việt Nam là một cộng đồng còn rất non trẻ, chỉ mới được hình thành trong gần 30 năm qua, kể từ khi chủ trương của “Đổi mới” bước đầu công nhận sự tồn tại của khối kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, phải bước sang những năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, cộng đồng có ý chí doanh nghiệp Việt Nam mới thực sự khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Doanh nghiệp Việt Nam – tăng trưởng và “thanh lọc”  

Trong giai đoạn này (2000-2010) số lượng doanh nghiệp thành lập đạt gần 450 nghìn doanh nghiệp, cao gấp 10 lần giai đoạn trước từ 1991-1999 (Bảng 1) . Cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô vốn đăng ký của doanh nghiệp cũng tăng trưởng nhanh chóng. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng từ  gần 1 tỷ đồng/doanh nghiệp vào năm 2000 lên trên 3 tỷ đồng/doanh nghiệp vào năm 2006 và đạt gần 6 tỷ đồng năm 2010. Tính chung cả giai đoạn 2000-2010, quy mô vốn trung bình một doanh nghiệp đã tăng gấp 6 lần.

số lượng đăng ký doanh nghiệp
số lượng đăng ký doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, nền kinh tế bước sang giai đoạn khó khăn trước các tác động của tình hình quốc tế và những hạn chế nội tại (Ý chí doanh nghiệp).

Kể từ năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã phải hi sinh mục tiêu tăng trưởng để tập trung vào ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, hướng tới duy trì tăng trưởng ở mức khá, đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và bền vững. Trong giai đoạn này, việc thắt chặt tín dụng đã tác động lớn đến môi trường kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm trong các năm 2011-2012 và số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao cho thấy thị trường đã trở nên khắc nghiệt hơn.

Trong 11 tháng năm 2014, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể của cả nước là 64.080 doanh nghiệp (tính đến ngày 16/11/2014), tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 8.630 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, 10.100 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 45.350 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Cho đến nay, ở nước ta có khoảng 550 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trên tổng số 830 nghìn doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại ở vào khoảng 66%.

So sánh với các quốc gia, khu vực trên thế giới cho thấy con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở nước ta chưa ở mức đáng lo ngại.

Theo số liệu từ cơ quan thống kê của Vương quốc Anh, năm 2012, nước này có 270 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và 255 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (death enterprises); tỷ lệ doanh nghiệp còn tồn tại sau 03 năm hoạt động là 70%. Tại Mỹ, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 05 hoạt động là dưới 50%.

Theo số liệu thống kê của Chính phủ New Zealand, trong bốn năm liên tiếp (từ năm 2010 đến năm 2013), số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số lượng doanh nghiệp thành lập mới.

Số liệu thống kê năm 2011 của Ủy ban Châu Âu (EC) cho thấy tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp giải thể ở mức tương đương nhau; năm 2009, tổng số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường của 26 nước trong khu vực này vượt quá số lượng doanh nghiệp thành lập mới; tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 05 năm là 46%.

Có thể thấy, việc đào thải, thanh lọc cũng là một quy luật của nền kinh tế thị trường. Theo quy luật đó, những doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ để thay vào đó là những doanh nghiệp mới với những ý tưởng kinh doanh mới có chất lượng hơn. Như vậy, ở một góc độ nào đó, giải thể hay phá sản doanh nghiệp cũng giúp cho nền kinh tế tái cơ cấu liên tục, làm trong sạch môi trường kinh doanh và là cơ sở cho một sự phát triển bền vững hơn.

Mặt khác, Chính phủ Việt Nam đã luôn đưa ra những giải pháp chính sách kịp thời; nhằm thúc đẩy sản xuất-kinh doanh, hỗ trợ thị trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, giải quyết hàng tồn kho,…(Nghị Quyết số 13/NQ-CP tháng 5/2012; Nghị quyết số 02/NQ-CP tháng1/2013,…).

Những chính sách này đã có tác động tích cực lên môi trường kinh doanh; tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế; và bắt đầu thực hiện “ thanh lọc” về cả chất và lượng. Năm 2013, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng 10% so với năm 2012; số vốn đăng ký của doanh nghiệp giảm 15% so với cùng kỳ cho thấy người thành lập doanh nghiệp; đang ngày càng thận trọng hơn với mỗi đồng vốn đưa vào thị trường. Các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, yêu cầu ít vốn đầu tư, luồng tiền luân chuyển linh hoạt; là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay.

Ý chí doanh nghiệp là nền tảng thành công

Bước sang năm 2014, xu hướng “thanh lọc” tiếp tục diễn ra mạnh mẽ; đã sàng lọc lại những doanh nghiệp thực sự có chất lượng, không chỉ linh hoạt; để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất; mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm, có 19 nghìn lượt doanh nghiệp; tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là trên 470 nghìn tỷ đồng.

Quy mô vốn bình quân trên một doanh nghiệp đạt 5,87 tỷ đồng; tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2013. Trong 11 tháng đầu năm 2014, cả nước có 13.703 doanh nghiệp; ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động (tính đến ngày 16/11), tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là con số đáng khích lệ cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế; đã tạo thêm cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Như vậy, mặc dù chịu tác động lớn và trực tiếp; từ các bất ổn của kinh tế vĩ mô, khối kinh tế tư nhân; cũng đã phản ứng rất linh hoạt và đang từng bước “phục hồi”. Có thể nói, doanh nghiệp Việt Nam đang có những bước chuyển mình để ngày càng lớn mạnh hơn. Bản lĩnh và ý chí của doanh nhân Việt Nam; đang ngày càng được khẳng định trong các điều kiện khác nhau của nền kinh tế.

Nhìn ra thực tiễn quốc tế, ý chí kinh doanh; là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của doanh nghiệp.

Tại Mỹ, 18/30 công ty niêm yết lớn nhất theo chỉ số Dow Jones (Dow Jones Industrial Index); được thành lập trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Mặt khác, các nhà nghiên cứu kinh tế đã khẳng định khủng hoảng kinh tế; có tính chu kỳ và sẽ xảy ra sau một giai đoạn phát triển nóng của nền kinh tế. Như vậy, vượt qua khủng hoảng không còn là một phạm trù mới mẻ; đối với các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là tăng trưởng sau khủng hoảng; và tận dụng những cơ hội kinh doanh mới chính là thước đo chất lượng của doanh nghiệp.

Ở các nền kinh tế lớn, khả năng đối phó với khủng hoảng của doanh nghiệp; đã trở thành yêu cầu thiết yếu; với các doanh nghiệp có định hướng cụ thể và tầm nhìn dài hạn. Do đó, những khó khăn kinh tế vừa qua có thể coi; là thách thức bước đầu để doanh nghiệp Việt Nam; ngày càng vững mạnh và có năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Trong thời gian tới, nền kinh tế trong nước và quốc tế tiếp tục được dự báo tăng trưởng chậm; những nguồn lực về phát triển kinh tế tại Việt Nam được đánh giá là ngày càng hạn hẹp. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh với tầm nhìn dài hạn hơn; đặc biệt cần phải khai thác sức mạnh nội tại và; khả năng đổi mới không ngừng để thích nghi với điều kiện mới.

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang