Xu hướng thống trị hoạt động M&A tại Việt Nam

Xu hướng thống trị hoạt động M&A tại Việt Nam

Hoạt động M&A có tác động 2 mặt đến đời sống doanh nghiệp và xã hội. Với doanh nghiệp thuộc đối tượng mua bán, sáp nhập, có thể là khởi đầu một chu kỳ phát triển mới hoặc dấu chấm hết cho một doanh nghiệp hay một thương hiệu lâu năm. Nhưng đối với doanh nghiệp chủ động quá trình này, M&A làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, thời gian gần đây, xu hướng chủ dự án bất động sản cho ngân hàng hoặc đối tác mua cổ phần chi phối dự án bằng khoản tiền muốn vay đang đậm dần (Hoạt động M&A).

Năm 2012, thị trường đã ghi nhận hàng chục thương vụ chuyển nhượng dự án, từ cao ốc văn phòng, khách sạn, sân golf và các dự án căn hộ chung cư được thực hiện thông qua việc mua lại cổ phần của đối tác, vì quy định hiện nay chưa cho phép sang nhượng dự án.

Trong bản nghiên cứu thị trường mới đây của Công ty tư vấn bất động sản SohoVietNam, nhu cầu M&A các dự án bất động sản đang rất nóng. Bằng chứng là, các chủ đầu tư thông qua SohoVietNam để chào bán 80 dự án với loại hình rất đa dạng như dự án căn hộ, đất xây tổ hợp, đất xây văn phòng, khu đô thị rộng 5 – 10 ha, khu nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động…

TS. Nguyễn Minh Phong dự báo, năm 2013 và những năm tiếp theo, hoạt động M&A ở Việt Nam; sẽ diễn ra mạnh hơn và ngày càng mang tính thị trường, minh bạch hơn cùng; với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; và sự nâng cao nhận thức, hoàn thiện luật định có liên quan.

Hình thức M&A được ưa chuộng chủ yếu vẫn là thực hiện mua cổ phần và đầu tư vào nhau để trở thành đối tác chiến lược, nhằm tận dụng lợi thế của nhau.

Chuyên gia kinh tế này cũng khuyến cáo, Việt Nam cần thận trọng hơn; với các hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài. Hiện hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài; xảy ra nhiều nhất ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và bán lẻ. Đặc biệt, xu hướng M&A sẽ diễn ra theo khuynh hướng mua lại các dự án; hoặc biến các doanh nghiệp tư nhân thua lỗ, phá sản thành những công ty con; của các công ty mẹ có vốn nước ngoài, nhằm khai thác lợi thế về đất đai, thuế; hoặc các ưu thế vượt trội nào đó mà các doanh nghiệp tư nhân đang nhận được.

Để đẩy mạnh hoạt động M&A thời gian tới, TS. Phong cho rằng, Chính phủ cần bổ sung, cụ thể hóa quy định pháp lý; về mở rộng các lĩnh vực được hoạt động M&A, trong đó có dự án bất động sản. Đồng thời, bổ sung quy các quy định và các tiêu chí cụ thể; để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động M&A với các đối tác trong nước; bổ sung quy định M&A theo chiều dọc và tổ hợp… nhằm giảm thiểu nguy cơ M&A dẫn tới độc quyền doanh nghiệp hoặc mất an ninh quốc gia.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!