Về quy định đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

về quy định đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Quá trình xây dựng Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhóm đối tượng có liên quan. Để có thêm cơ sở tham khảo cho việc xây dựng quy định cụ thể tại Dự thảo, Chuyên đề này phân tích tình hình thực tiễn áp dụng quy định về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2005 và một số kết quả nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn tại một số quốc gia về vấn đề này.

1. Quy định hiện hành về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu khách quan của việc sửa đổi

a) Quy định hiện hành

Năm 1991, Luật Công ty ra đời là một trong những yếu tố nền tảng tạo nên khung pháp lý cho nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày nay. Tại đạo luật này đã có quy định về việc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại báo trung ương và địa phương. Do tính chất cần thiết, trong suốt những lần cải cách lớn về khung khổ pháp lý, Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn duy trì quy định này như một yêu cầu không thể thiếu mà doanh nghiệp phải tuân thủ.

Thực hiện chính sách về cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ngày 09/01/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, trên cơ sở quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2005, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05 có quy định như sau về việc đăng công bố nội dung ĐKDN: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định về mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp”. Quy định trên đã cụ thể hóa việc công bố thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách công khai nhằm đảm bảo sự giám sát của xã hội đối với sự hình thành một doanh nghiệp trên thị trường.

Mức phí đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng TT ĐKDN QG thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09/8/2013 của Bộ Tài chính về phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

công ty phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

b) Yêu cầu khách quan của việc sửa đổi quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau hơn 07 năm triển khai thực hiện, Luật Doanh nghiệp 2005 đã cơ bản góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân trở thành lực lượng nòng cốt của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Luật Doanh nghiệp 2005 còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng.

Thực tế đó dẫn đến yêu cầu phải có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời đối với một số nội dung của Luật Doanh nghiệp 2005 để phù hợp với những chuyển biến và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Một trong những vấn đề được đề cập đến trong quá trình sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005 đó là quy định về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Như đã nêu ở trên, quy định về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đã là một phần không thể thiếu trong các phiên bản Luật Doanh nghiệp từ năm 1991 đến nay. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này tại các phiên bản Luật Doanh nghiệp cũng đã có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế của từng thời kỳ. Cũng với mục đích đó, tình hình áp dụng quy định hiện hành về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp cần được đánh giá lại để xem xét việc điều chỉnh tại Luật sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005 sao cho tác động của quy định này lên môi trường kinh doanh là tích cực và hiệu quả nhất.

2. Phân tích nội hàm của quy định hiện hành về đăng công bố nội dung ĐKDN

a) Mục tiêu quản lý nhà nước

Kể từ năm 2000, nhận thức mới về phương thức quản lý nhà nước “tiền đăng, hậu kiểm” đã lan tỏa và được thể hiện trong hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước thay vì quản lý bằng thủ tục hành chính đã chuyển trọng tâm sang hỗ trợ, khuyến khích hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.

Cùng với sự thay đổi về phương thức quản lý của nhà nước, vai trò giám sát của bên thứ ba (bao gồm các chủ nợ, bạn hàng, hiệp hội người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, công luận) cũng đóng vai trò hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ lợi ích trước hết của từng chủ thể và sau đó là lợi ích chung của toàn xã hội. Để cơ chế “hậu kiểm” thực sự phát huy được tác dụng, việc giám sát sự tuân thủ pháp luật hay tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp cần dựa vào các bên liên quan và cộng đồng xã hội chứ không phải chỉ là các cơ quan quản lý nhà nước.

Quy định về đăng công bố nội dung ĐKDN giúp thực hiện được yêu cầu này thông qua việc nâng cao sự giám sát của các cơ quan chức năng và toàn xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước đối với quá trình gia nhập và hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp.

mục tiêu quản lý nhà nước

b) Đánh giá quy định hiện hành về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Về cơ bản, quy định hiện hành về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được đưa ra trên cơ sở trao đổi, thống nhất giữa các cơ quan Bộ, ngành có liên quan với mục đích đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng như đảm bảo hài hòa về nghĩa vụ, lợi ích của hai bên Nhà nước và doanh nghiệp. Theo đó, quy định này đảm bảo những quyền, lợi ích và nghĩa vụ như sau đối với Nhà nước và doanh nghiệp:

– Về phía Nhà nước:

+ Quy định hiện hành đã không chỉ ghi nhận về mặt pháp lý của cơ quan nhà nước đối với sự hình thành của một pháp nhân kinh doanh mà còn đảm bảo sự ghi nhận của xã hội về sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó doanh nghiệp tham gia vào thị trường với đầy đủ sự giám sát của cả cơ quan quản lý và của xã hội.

+ Quy định đã cụ thể hóa yêu cầu pháp lý về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp để thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

+ Việc tập trung công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đảm bảo cộng đồng doanh nghiệp và xã hội có một trang thông tin chung để truy cập, kiểm tra, đối chiếu thông tin doanh nghiệp và giám sát sự thành lập cũng như những thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường.

– Về phía doanh nghiệp:

+ Đảm bảo quyền của doanh nghiệp được khẳng định sự ra đời và tồn tại của mình trên thị trường.

+ Đảm bảo quyền của doanh nghiệp được làm chủ thông tin về bản thân doanh nghiệp; đồng thời, có nghĩa vụ về tính chính xác đối với những thông tin mà doanh nghiệp đã yêu cầu Nhà nước công bố ra toàn xã hội và với sự thay đổi về thông tin ĐKDN mà từ đó có thể phát sinh quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước, đối tác và khách hàng.

+ Việc áp dụng mức phí chung cho mọi loại hình doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc sẽ đảm bảo sự bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tư nhân và không phân biệt địa bàn kinh doanh; đồng thời, giảm chi phí cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định về đăng công bố nội dung ĐKDN so với quy định trước đây.

quy định hiện hành về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
quy định hiện hành về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
+ Với quy định rõ ràng về mức phí, người thành lập doanh nghiệp có thể đăng ký thực hiện ngay tại cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thực hiện qua mạng điện tử với phương thức thanh toán trực tuyến. Như vậy, người thành lập doanh nghiệp đã được tạo điều kiện tối đa để thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

+ Việc phát triển Hệ thống TTĐKDNQG với quy trình xử lý nghiệp vụ trực tuyến và Cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất, cập nhật về tình hình ĐKKD trên phạm vi toàn quốc đã giúp doanh nghiệp tiết giảm đáng kể chi phí về thời gian và tiền bạc trong thực hiện thủ tục hành chính về ĐKKD, đồng thời, được hoạt động trong một môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn hơn khi mọi thông tin có giá trị pháp lý về đối tác, khách hàng đều có thể được tiếp cận dễ dàng.

Như vậy, có thể nói, quy định hiện hành về đăng công bố nội dung ĐKDN là phương án hiệu quả để vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, vừa đảm bảo hài hòa về nghĩa vụ và lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong thực thi vai trò của mỗi bên.

3. So sánh quy định về đăng công bố nội dung ĐKDN ở các nước

Kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấyquy định về đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về cơ bản là phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 65 quốc gia có quy định về việc đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước hoặc trên báo giấy (trong đó có Mỹ, Thụy Điển, Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ…);

Có 57 nước thu phí đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, 5 nước gộp phí đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp với phí đăng ký thành lập doanh nghiệp (với mức phí đăng ký thành lập doanh nghiệp cao gấp nhiều lần so với mức phí theo quy định của Việt Nam) và 3 nước không thu phí cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng như đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Ở nước ta, theo quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28/8/200;1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả; khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ”; “Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước; hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước”.

đăng công bố nội dung ĐKDN ở các nước
Trong lĩnh vực ĐKKD, chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp; được coi là lệ phí và chi phí đăng công bố nội dung ĐKDN được coi là phí.

Do sự khác nhau về bản chất giữa hai loại chi phí này nên lệ phí ĐKDN; và phí đăng công bố nội dung ĐKDN; ở nước ta được thu tách biệt thành hai lần tại thời điểm doanh nghiệp thực hiện mỗi thủ tục; trong đó, lệ phí ĐKDN là 200.000VNĐ/lần, phí đăng công bố nội dung ĐKDN là 300.000VNĐ/lần.

Bảng sau cho thấy sự khác biệt lớn giữa chi phí đăng ký doanh nghiệp; ở Việt Nam (gồm lệ phí ĐKDN và phí đăng công bố nội dung ĐKDN); và ở một số quốc gia nằm trong top 20 nước môi trường kinh doanh thuận lợi nhất.

NướcThứ hạng môi trường kinh doanhLệ phí ĐKDN và phí đăng công bố nội dung ĐKDN (USD)So với Việt Nam (cao gấp)
Singapore12449,8
Newzealand21164,6
Hồng Kông329011,6
Nauy6830 – 99533 – 40
Mỹ767527
Vương quốc Anh81034,1
Úc1041016,4
Ai rơ len (Ireland)131867,4
Canada161767
Thái Lan26622-100025 – 40
Việt Nam9925 
Số liệu từ Báo cáo Doing Business 2015 – Ngân hàng thế giới 
Singapore hiện nay đang đứng đầu thế giới về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh.

Theo Luật Đăng ký kinh doanh của nước này, doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký thành lập mới; với chi phí là SGD 315, bao gồm phí đăng công bố thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có giá trị trong thời hạn từ 1-3 năm. Sau thời hạn đó, doanh nghiệp phải xin cấp lại Giấy chứng nhận với mức phí khoảng SGD 450.

Tại Hồng Kông – nền kinh tế xếp thứ 3 thế giới về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với mức phí là HKD 2250 (tương đương $290).

Trong các trường hợp khác ngoài trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp; nghĩa vụ đăng công bố nội dung ĐKDN được phân chia cho cả hai bên cơ quan ĐKKD; và doanh nghiệp, phụ thuộc vào nội dung công bố. Theo đó, doanh nghiệp phải tự đăng công bố khi: doanh nghiệp đề nghị cấp lại chứng chỉ; vốn cổ phần bị thất lạc, doanh nghiệp làm thủ tục giảm vốn; doanh nghiệp bị giảm khả năng thanh toán,…

Trong khi đó, cơ quan ĐKKD phải đăng công bố khi: nghi ngờ công ty đã dừng hoạt động; tại thời điểm đăng công bố, nghi ngờ doanh nghiệp; lâm vào tình trạng phá sản, sai thông tin do lỗi của cán bộ ĐKKD,… Đề cao vai trò của việc minh bạch hóa thông tin, Chính phủ Hồng Kông; đã xây dựng một Cổng thông tin chung cho phép đăng tập trung và miễn phí; cho tất cả các loại công bố liên quan đến công dân cũng như doanh nghiệp của nước này; trong đó có công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Ở Pháp, doanh nghiệp thành lập mới cũng phải đăng Thông báo trên một tờ báo; hoặc tạp chí hợp pháp để công bố với công chúng về sự ra đời của mình.

Thông báo phải bao gồm các thông tin: tên doanh nghiệp; tên chủ doanh nghiệp, vốn điều lệ, địa chỉ trụ sở. Người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được một bức thư từ tờ báo này; xác nhận về việc đăng Thông báo thành lập doanh nghiệp và sử dụng bức thư đó; để chứng minh với cơ quan có thẩm quyền về việc tuân thủ quy định này.

Úc là nền kinh tế đứng thứ 11 về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh theo xếp hạng năm 2013 của Ngân hàng thế giới.

Theo luật của quốc gia này, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với mức phí là AUD 475; bao gồm cả chi phí về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; tuy nhiên, trong trường hợp thay đổi các thông tin về tên, loại hình doanh nghiệp; doanh nghiệp phải đăng ký và yêu cầu đăng công bố trên trang thông tin điện tử; của cơ quan quản lý về đăng ký kinh doanh Úc với mức phí lần lượt là AUD366 và AUD72. Nếu chậm trễ trong việc thực hiện quy định này, doanh nghiệp; phải nộp khoản tiền phạt ở mức AUD72 (nếu trong vòng 01 tháng) hoặc AUD366 (nếu ngoài 01 tháng).

Ở Thụy Điển, sau khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được chấp thuận

Phòng Đăng ký kinh doanh (Registration Office) sẽ cấp mã số định danh cho doanh nghiệp; đồng thời, đăng thông báo về sự thành lập của doanh nghiệp; trên trang công báo chính thức của nhà nước (Official Gazette).

Còn ở Thái Lan, theo quy định tại Bộ luật Dân sự và Thương mại của nước này

Doanh nghiệp phải trả chi phí rất cao; cho việc đăng ký thành lập mới (tương đương từ USD 622 – USD 1000; tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, lệ phí thành lập chi nhánh là tương đương USD 3112). Các phòng ĐKKD định kỳ đăng công bố thông tin về doanh nghiệp; được thành lập tại đơn vị mình lên trang thông tin của Chính phủ.          

Tóm lại, có thể thấy rằng, quy định về đăng ký kinh doanh nói chung; và đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp nói riêng ở các quốc gia; đều được đưa ra trên cơ sở nguyên tắc chung là: doanh nghiệp; phải thực hiện việc đăng công bố thông tin đăng ký kinh doanh như là quyền; và cũng là nghĩa vụ để đảm bảo quyền của doanh nghiệp được khẳng định sự ra đời; và tồn tại của mình trên thị trường, đồng thời; là cơ sở để xã hội giám sát sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Quy định về đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2005; cần được sửa đổi cho phù hợp hơn với bối cảnh thực tiễn; tuy nhiên, vẫn cần duy trì được nguyên tắc trên nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa trách nhiệm; và nghĩa vụ của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!