Triển khai xây dựng hệ thống quản lý rủi ro trong quản lý nhà nước

xây dựng hệ thống quản lý rủi ro trong quản lý nhà nước

Trong 8 tháng đầu năm, cả nước đã có trên 85 ngàn doanh nghiệp mới được thành lập, cao hơn năm ngoái 16,3 %. Dự kiến năm 2017, cả nước sẽ có khoảng 125 ngàn doanh nghiệp mới ra đời. Cùng với việc triển khai xây dựng hệ thống quản lý về thủ tục hành chính dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của số lượng doanh nghiệp, đã đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý doanh nghiệp. 

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì phương thức quản lý doanh nghiệp đã được phân chia rõ trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm (Xây dựng hệ thống quản lý)

Phối hợp của các Sở, ngành, quận, huyện trong các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và sự tham gia giám sát của cộng đồng doanh nghiệp. Như vậy, quản lý doanh nghiệp hiện nay là trách nhiệm của tất cả các cơ quan có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trách nhiệm giám sát của cả cộng đồng chứ không chỉ riêng trách nhiệm của một cơ quan cụ thể.

Vì doanh nghiệp thường kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nên doanh nghiệp vi phạm ở lĩnh vực nào thì cơ quan chuyên ngành đó có trách nhiệm theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm. Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải sớm có nhận diện, xác định được các hành vi có khả năng dẫn đến những nguy cơ, hậu quả rủi ro cho quản lý nhà nước, xác định các tiêu chí rủi ro, phân loại mức độ rủi ro để từ đó có thể xây dựng được một quy trình quản lý doanh nghiệp theo  nguyên tắc quản lý rủi ro.

Nghị định 96/2015/NĐ-CP đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải có trách nhiệm

Việc xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro và giám sát hoạt động doanh nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, đến nay các địa phương vẫn còn đang lúng túng trong việc triển khai và chưa xác định rõ sự cần thiết và yêu cầu thực tiễn của vấn đề này. Cần phải xác định rõ rằng, đây là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh làm đầu mối tổng hợp tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý tại địa phương có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách, xây dựng khung pháp lý, phân loại các tiêu chí rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (theo quản lý của các Sở, ngành), đề xuất cách thức phối hợp giải quyết, cách thức thực hiện, cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành liên quan trong việc quản lý doanh nghiệp.

cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh phát biểu khai mạc

Ở nước ta, quản lý nhà nước theo nguyên tắc phân loại quản lý rủi ro đã được một số cơ quan triển khai như Cơ quan Thuế, Hải quan.

Gần đây, liên quan đến lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro của thành phố. Tuy nhiên, vấn đề này nhiều địa phương vẫn còn khá lúng túng trong việc triển khai. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn còn yếu, ít có sự chia sẻ thông tin và chưa có hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin.

Trong thời gian 01 ngày, Chương trình đào tạo đã cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết để các địa phương bước đầu tìm hiểu về quản lý rủi ro từ các chuyên gia như Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các kinh nghiệm thực tế cho các địa phương như kinh nghiệm từ Cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng để các địa phương khác có ý tưởng trong việc tham mưu, đề xuất triển khai, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho địa phương mình, giúp cho công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp được tốt hơn.

Trước hết cần tìm hiểu rủi ro là gì? Rủi ro là một khái niệm được đề cập và áp dụng trên thực tế nhưng nó được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, trường phái, quan điểm khác nhau.

Theo quan điểm truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm, điều bất trắc xảy ra ngoài ý muốn. Rủi ro là những thiệt hại, hoặc điều không may xảy ra cho con người, cho tổ chức.

Theo quan điểm hiện đại, rủi ro lại được xem là sự bất trắc có thể đo lường được, nó mang cả tính tích cực và tiêu cực vì rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát nhưng cũng có thể đem lại những lợi ích, cơ hội nhất định. Do đó, nếu hiểu được rủi ro thì con người có thể tìm được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực cũng như đón nhận những cơ hội, lợi ích tích cực mà nó đem lại. Rủi ro thường bao gồm 3 yếu tố cấu thành, đó là: xác suất xảy ra, khả năng ảnh hưởng đến đối tượng và thời lượng ảnh hưởng.

Trên thế giới, quản lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả không chỉ thành công tại “khu vực tư nhân” mà các “khu vực công” nếu áp dụng quản lý rủi ro có thể giúp cho khu vực này xác định được những lĩnh vực có rủi ro với mức độ, thang độ nhất định để từ đó hỗ trợ cho việc ra quyết định xử lý rủi ro một cách hợp lý.

Do đó, việc áp dụng Hệ thống quản lý rủi ro trong cơ quan quản lý nhà nước nói chung là hết sức cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Qua bài trình bày của Ông Phan Đức Hiếu, có thể hiểu được về Hệ thống quản lý rủi ro như sau:

Trước hết, phải hiểu rằng “Rủi ro không có nghĩa là xấu”. Việc xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro để nắm bắt đúng, kịp thời tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật và xử phạt, ngăn chặn kịp thời các vi phạm. Hệ thống quản lý rủi ro của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố là tập hợp Hệ thống quản lý rủi ro của các Sở, Ban, ngành phụ trách các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Để xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro, Bước 1 yêu cầu các Sở phải xác định, đánh giá rủi ro sẽ có thể gặp phải (rủi ro là gì, rủi ro xảy ra khi nào, mức độ rủi ro, hậu quả xảy ra,…) → Bước 2: xác định Danh mục các thông tin cần thiết để xác định rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro (thông tin nào, nằm ở đâu, thu thập bằng cách nào, tần suất thu thập, ai đầu mối chịu trách nhiệm thu thập,…) → Cuối cùng sẽ là phân tích, đánh giá và đề xuất biện pháp xử lý.

viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trình bày tại
Ví dụ đối với lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp:

– Bước 1: Xác định rủi ro sẽ là việc xác định các dấu hiệu bất thường; trong thành lập doanh nghiệp; không tuân thủ đúng, kịp thời nghĩa vụ (một người thành lập doanh nghiệp; có đăng ký vốn rất lớn, thường xuyên tăng vốn bằng tiền mặt; một người cùng một lúc hoặc thời gian ngắn đăng ký nhiều doanh nghiệp; có nhiều doanh nghiệp có đăng ký cùng một người đại diện theo pháp luật;

Có doanh nghiệp vốn lớn, đăng ký địa điểm trụ sở ở địa làng, xóm, nơi không rõ ràng,…); mức độ rủi ro (một người thành lập doanh nghiệp có đăng ký vốn rất lớn hoặc rất nhỏ thì mức độ rủi ro sẽ là lớn, bé hay nhỏ; Một người cùng một lúc hoặc thời gian ngắn đăng ký nhiều doanh nghiệp hoặc có nhiều doanh nghiệp có đăng ký cùng một người đại diện theo pháp luật hoặc có doanh nghiệp vốn lớn, đăng ký địa điểm trụ sở ở địa làng, xóm, nơi không rõ ràng thì mức độ rủi ro sẽ là cao/thấp/bình thường).

– Bước 2: Xác định thông tin, cách thức thu thập, đầu mối như: một người cùng một lúc; hoặc thời gian ngắn đăng ký nhiều doanh nghiệp; thì người đó là ai, doanh nghiệp có liên quan là doanh nghiệp nào; Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm cung cấp thông tin gì?,…).

– Bước 3: Phân tích đánh giá và đề xuất biện pháp xử lý; bao gồm việc phân tích – phân tích thông tin; một cách có hệ thống; để xác định, phân loại đối tượng rủi ro và mức độ rủi ro.

Đối chiếu nhiều nguồn thông tin khác nhau (xác định đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm; tiến hành phân tích và đưa ra danh mục doanh nghiệp do một người đầu tư thành lập)

Xác định biện pháp xử  lý – tùy thuộc vào đối tượng, loại, mức độ rủi ro; xây dựng một vài phương án khác nhau: can thiệp trực tiếp – giữ nguyên; tiếp tục theo dõi – công khai hóa; cho các bên có liên quan (Biện pháp can thiệp ở đây là gì? chưa cần can thiệp gì? kiểm tra việc góp vốn ? công khai hóa thông tin? phối hợp cơ quan thuế giám sát kê khai thuế, hóa đơn,…).

Một ví dụ thực tế về việc xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro; trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại địa phương; chính là Hệ thống mà Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng đang xây dựng. Qua bài trình bày của Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh TP Đà Nẵng

Hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp mà Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng đang xây dựng như sau:

– Cơ sở pháp lý để đề xuất xây dựng Hệ thống bao gồm: Điều 19, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP; Quyết định số 6602/QĐ-UBND ngày 15/9/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; Thực trạng và nhu cầu của TP Đà Nẵng.

– Ưu điểm và lợi ích của Hệ thống là: Dữ liệu đầy đủ, cập nhật thường xuyên. Tra cứu thông tin nhanh chóng; Liên kết với cơ sở khắc dấu tư nhân, ngân hàng hỗ trợ trong việc khởi sự doanh nghiệp; Giúp các sở ban ngành giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả; Tích hợp hệ thống SSO và Góp ý trên Egov.

– Hệ thống của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng; có mối liên hệ với các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin sau: Phần mềm NBRS; nhằm chia sẻ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Đà Nẵng; Cổng công báo là thư viện văn bản Trung ương và địa phương về doanh nghiệp; Hệ thống thông tin chính quyền điện tử Đà Nẵng; nhằm kế thừa phần mềm quản lý công chức để đăng nhập hệ thống và Ứng dụng; góp ý Đà Nẵng để cập nhật những phản ánh về doanh nghiệp và công chức xử lý.

– Hệ thống của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng bao gồm 5 quy trình: Quy trình quản lý doanh nghiệp; Quy trình quản lý khen thưởng doanh nghiệp; Quy trình quản lý vi phạm doanh nghiệp;

xây dựng hệ thống quản lý
Quy trình quản lý thông tin khác và Quy trình quản lý phản ánh về doanh nghiệp (Xây dựng hệ thống quản lý).

+ Quy trình quản lý doanh nghiệp: Chuyên viên Sở xem danh sách doanh nghiệp mà đơn vị quản lý → Quản lý thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp → Quản lý hoạt động của doanh nghiệp (quản lý các thông tin khen thưởng của doanh nghiệp, quản lý các thông tin vi phạm của doanh nghiệp, quản lý các phản ánh về doanh nghiệp, quản lý các hoạt động khác của doanh nghiệp như bảo hiểm xã hội, thuế) → Xem  báo cáo thống kê về doanh nghiệp.

+Quy trình quản lý khen thưởng doanh nghiệp: Chuyên viên Sở, ban, ngành, quận, huyện xem danh sách doanh nghiệp mà đơn vị quản lý → Chọn doanh nghiệp để cập nhật thông tin khen thưởng → Nhập nội dung khen thưởng → Đính kèm văn bản khen thưởng của doanh nghiệp (nếu có) → Tùy chọn cho phép việc hiển thị thông tin khen thưởng.

+ Quy trình quản lý vi phạm doanh nghiệp (Xây dựng hệ thống quản lý):

Chuyên viên Sở, ban, ngành, quận, huyện xem danh sách doanh nghiệp mà đơn vị quản lý → Chọn doanh nghiệp để cập nhật thông tin vi phạm → Chọn loại vi phạm (đã được định nghĩa trước) → Cập nhật nội dung vi phạm → Cập nhật hướng xử lý cho vi phạm → Đính kèm văn bản vi phạm (nếu có) → Tùy chọn cho phép việc hiển thị thông tin vi phạm.

+ Quy trình quản lý thông tin khác: Chuyên viên Sở, ban, ngành, quận, huyện xem danh sách doanh nghiệp mà đơn vị quản lý → Chọn doanh nghiệp để nhập các thông tin hoạt động khác của doanh nghiệp → Nhập thông tin về thuế của doanh nghiệp → Nhập thông tin về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp → Nhập thông tin hoạt động khác của doanh nghiệp → Đính kèm cho từng loại thông tin nhập vào (nếu có).

Các loại thông tin hiển thị trên Hệ thống bao gồm (Xây dựng hệ thống quản lý):

–  Thông tin doanh nghiệp bên ngoài (giống như NBRS): Công dân tìm kiếm thông tin doanh nghiệp; có thể tìm kiếm theo mã số thuế/địa điểm của doanh nghiệp/tên doanh nghiệp.

– Thông tin doanh nghiệp bên ngoài (doanh nghiệp mở rộng): Công dân xem danh sách thông tin doanh nghiệp theo quận, danh sách doanh nghiệp; vừa đăng ký mới, danh sách doanh nghiệp theo ngành nghề đăng ký; Doanh nghiệp xem lịch sử thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; lịch sử hoạt động của doanh nghiệp; cập nhật các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

– Thông tin doanh nghiệp (Sở, ngành): Chuyên viên Sở, ban, ngành, quận, huyện xem danh sách các doanh nghiệp thuộc đơn vị quản lý; Xem danh sách phản ánh các doanh nghiệp thuộc đơn vị quản lý; Cập nhật kết luận thanh tra của doanh nghiệp; Cập nhật vi phạm của doanh nghiệp và khen thưởng của doanh nghiệp; Cập nhật thông tin thuế của doanh nghiệp; Cập nhật thông tin bảo hiểm của doanh nghiệp; Cập nhật hoạt động khác của doanh nghiệp; Trao đổi về doanh nghiệp; Cập nhập các hỗ trợ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp đơn vị quản lý; và xem báo cáo thống kê theo biểu mẫu của Sở, ban, ngành, quận, huyện.

– Thông tin doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư):

Chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư nhập dữ liệu doanh nghiệp; từ file excel của phần mềm Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Xây dựng hệ thống quản lý)

Xem danh sách tất cả doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; Quản lý danh mục phường, xã, quận, huyện (địa chỉ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp); Xem báo cáo thống kê theo biểu mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư; Quản lý các đơn vị tham gia vào hệ thống; Quản lý danh mục ngành, nghề kinh doanh;

Quản lý danh mục xếp hạng của doanh nghiệp; Quản lý danh mục từng loại vi phạm của doanh nghiệp; Xem báo cáo doanh nghiệp vi phạm, khen thưởng; Quản lý danh mục tình trạng hoạt động; Thiết lập các mức đánh giá xếp hạng của doanh nghiệp; Xem báo cáo doanh nghiệp theo trạng thái hoạt động; Lựa chọn ngân hàng mở tài khoản của doanh nghiệp; Quản lý cơ sở khắc dấu, gửi mail cho cơ sở khắc dấu.

Quản trị hệ thống của Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý tài khoản doanh nghiệp; Thêm mới người dùng; Xem danh sách người dùng; Tìm kiếm người dùng; Quản lý vai trò người dùng; Quản lý quyền cả hệ thống; Phân quyền người dùng.

Qua cuộc thảo luận nhóm như thế này, các địa phương đã nắm được các nguyên tắc cơ bản; để từ đó có được các ý tưởng trong việc triển khai xây dựng Hệ thống tại địa phương mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang