Hoạt động của tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

Ngày 16/02/2016, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 153/QĐ-BKHĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

Theo quyết định, ngoài các thành viên đã được phân công theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác đã được bổ sung thêm một số lãnh đạo cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số chuyên gia khác. Ngoài ra, cũng tại Quyết định này, Ban Thư ký của Tổ công tác đã được thành lập, bao gồm một số lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ.

Tổ công tác có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ: tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện đầy đủ và nhất quán Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, giám sát việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, cập nhật, công bố quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh;

Tổ chức rà soát các văn bản quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp với thẩm quyền quy định tại Luật đầu tư và đề xuất phương án bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung; thực hiện rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh và đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất với tinh thần cải cách của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư,…

hoạt động tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

Quyết định nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Tổ Công tác, Ban thư ký

Đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn của các Tổ trưởng, Tổ phó và Trưởng ban thư ký. Ngoài ra, chế độ hoạt động của Tổ Công tác cũng đã được quy định rõ như: Tổ Công tác họp ít nhất mỗi tháng một lần và họp đột xuất theo yêu cầu của Tổ trưởng, các Tổ phó và Trưởng Ban thư ký;

Trường hợp Tổ Công tác triệu tập họp để thảo luận về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, Chủ tọa cuộc họp kết luận hoặc lấy ý kiến kết luận về quyết định của Tổ Công tác trên cơ sở ý kiến của các Thành viên; Tổ Công tác mời đại diện các cơ quan nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp, các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cá nhân, tổ chức khác khi thảo luận về các vấn đề có liên quan; Tổ Công tác có thể ra quyết định mà không cần triệu tập họp,…

Công tác phải chủ động phối hợp và thông tin về hoạt động cho các đơn vị có liên quan như các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan khác (giải thích, hướng dẫn, đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành Luật và các quy định khác có liên quan,…);

Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư

Các văn bản hướng dẫn thi hành bằng các hình thức thích hợp; chủ động phối hợp, trao đổi với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; để phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình; thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhằm đảm bảo cho việc tiếp nhận thông tin kịp thời; từ các đơn vị có liên quan, số điện thoại; của các Thành viên Tổ Công tác và Ban thư ký được công khai hóa. Cùng với đó, Tổ Công tác được phép sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tại các quyết định, công văn, văn bản và tài liệu khác của Tổ Công tác. Kinh phí hoạt động của Tổ công tác được bố trí từ ngân sách nhà nước; cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có).

Ngoài ra, Quyết định cũng ban hành Kế hoạch công tác năm 2016; của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; trong đó nêu rõ thời hạn và kết quả dự kiến đối với từng nhiệm vụ; được phân công như: Tuyên truyền, phổ biến về Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; theo dõi, giám sát thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; rà soát và kiến nghị giải pháp đảm bảo tính; tương thích giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các luật khác.

Tiếp tục hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 đã chính thức có hiệu lực từ 01/7/2015. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 78/2015/NĐ-CP; hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP; quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết; và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT; hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp; đều đã có hiệu lực thi hành từ cuối năm 2015 và tháng 01 năm 2016.

Do đó, việc quy định cụ thể Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác; thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sẽ đảm bảo việc triển khai thi hành Luật; và các văn bản hướng dẫn thi hành một cách có hiệu quả; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!