Tình hình doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2013

tình hình doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2013

Qua theo dõi số liệu doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy tình hình doanh nghiệp có dấu hiệu tốt lên khi số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng trở lại so với năm 2012.

1. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2013

Trong 9 tháng đầu năm, cả nước có 58.231 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 281.359 tỷ đồng, tăng 10,8% về số doanh nghiệp và giảm 21,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Về số doanh nghiệp thành lập mới, trong Quý III/2013, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 19.323 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 87.798 tỷ đồng, giảm 16,7% về số doanh nghiệp, giảm 23,1% về số vốn đăng ký so với Quý II/2013; tăng 23% và tăng 10,6% so với Quý I/2013; và tăng 11,4% và giảm 18,9% so với Quý IV/2012; tăng 18,1% và giảm 25,2% so với Quý III/2012.

Về cơ cấu theo địa bàn, trong 9 tháng đầu năm 2013, khu vực doanh nghiệp có sự chuyển dịch khác nhau giữa các vùng kinh tế. Một số vùng có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp so với cả nước thì lại có lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh, cụ thể là các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Nổi bật tại hai vùng trên là các địa phương như: Yên Bái thành lập mới tăng 18,1% so với cùng kỳ; Lâm Đồng tăng 22,8%; Hà Tĩnh tăng 46,6%; Tuyên Quang tăng 53,1%; Bình Định tăng 57,4%; Phú Yên tăng 96,7%; Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long

Thống kê cho thấy số doanh nghiệp gia nhập thị trường tại các vùng này trong 9 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Điển hình như: Đồng Nai thành lập mới tăng 2,6%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,7%; Đồng Tháp tăng 98,9%; An Giang tăng 92,3%. Tại vùng Đồng bằng Sông Hồng vẫn cho thấy một bức tranh còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký mới liên tục giảm, điển hình như: Hưng Yên thành lập mới giảm 6,3%; Quảng Ninh giảm 9%; Hải Phòng giảm 12,6%.

tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Về cơ cấu theo ngành và lĩnh vực kinh doanh

Trong 9 tháng đầu năm, một số ngành có xu hướng tốt lên khi có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng, cụ thể là: Bán lẻ thành lập mới tăng 127,5% so với cùng kỳ; Công nghiệp chế biến, chế tạo liên quan đến sản xuất đồ kim hoàn, dụng cụ y tế tăng 60,8%; Viễn thông tăng 53,7%; Sản xuất liên quan đến đồ da, đồ uống và trang phục tăng 12%; Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế tăng 32,3%; Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 6,5%.

Một số ngành có thế mạnh của các năm trước thì năm nay gặp nhiều khó khăn như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thành lập mới giảm 19,8%; Dịch vụ lưu trú giảm 11%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 4,8%; Xây dựng giảm 4,4%; Kinh doanh bất động sản giảm 2,2%.

2. Doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Về số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, trong 9 tháng đầu năm cả nước có 6.742 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 2% so với cùng kỳ và 35.717 doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động, tăng 12,8% so với cùng kỳ.

Về số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 9 tháng đầu năm là 11.299 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tập trung chủ yếu ở các ngành: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (4.060 doanh nghiệp); Xây dựng (1.918 doanh nghiệp); Công nghiệp chế biến, chế tạo (1.628 doanh nghiệp).

Về cơ cấu theo địa bàn, một số vùng có số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, cụ thể là: Yên Bái dừng hoạt động giảm 31,5%; Lâm Đồng giảm 44,3%; Hà Tĩnh giảm 78,8%; Tuyên Quang giảm 47%; Bình Định giảm 13,3%; Phú Yên giảm 25,6%.

Về ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh

Một số ngành gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là: Bán lẻ dừng hoạt động giảm 10,2%; Công nghiệp chế biến, chế tạo liên quan đến sản xuất đồ kim hoàn, dụng cụ y tế giảm 13,3%; Viễn thông giảm 2,9%; Sản xuất liên quan đến đồ da, đồ uống và trang phục giảm 9,3%; Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế giảm 16,7%; Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân giảm 21,7%.

Ngoài ra, một số ngành vẫn còn gặp khó khăn khi có số lượng doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản dừng hoạt động tăng 6%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 97,8%; Xây dựng tăng 8%; Kinh doanh bất động sản tăng 19,9%; Dịch vụ lưu trú tăng 6,7%.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!