Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu; có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu nên tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Vĩnh Long luôn là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước trong việc thu hút đầu tư thông qua những chính sách mời gọi hợp lý, cởi mở và cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tư, phát triển. Trong nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp với nhiều công trình hữu ích, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo cảnh quan và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cư dân tỉnh nhà.
Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước
Đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, Vĩnh Long là có tiềm năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại…
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính năm 2019 tăng 6,22% so với năm 2018, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2% đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,54%, đóng góp vào mức tăng chung 2,34 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,8%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,04%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm.
Tăng trưởng kinh tế năm 2019 cao hơn 0,02 điểm phần trăm so với mục tiêu kế hoạch (mục tiêu tăng 6,2%) và cao hơn 0,31 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của năm 2018.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2019 tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ còn chậm. Trong cơ cấu tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành năm 2019, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) là 33,59%; ngành công nghiệp và xây dựng (khu vực II) là 20,49%; các ngành dịch vụ (khu vực III) là 45,92%. So với năm 2018, tỷ trọng khu vực I giảm 1,74 điểm phần trăm; khu vực II tăng 1,07 điểm phần trăm; khu vực III tăng 0,67 điểm phần trăm.
Do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp những tháng đầu năm 2020 của tỉnh Vĩnh Long cũng chịu nhiều tác động nhưng đến tháng 6 đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn.
I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long
1. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động:
Tính đến tháng 6/2020, Vĩnh Long có 2.529 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 4,5% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước). Vĩnh Long đang xếp thứ 46 cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.
Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 26,5 doanh nghiệp; (2) Đà Nẵng có 19,8 doanh nghiệp; (3) Hà Nội có 19,3 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 12,9 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; (6) Khánh Hòa có 9,0 doanh nghiệp; (7) Bà Rịa – Vũng Tàu có 8,8 doanh nghiệp và (8) Bắc Ninh có 8,2 doanh nghiệp. Trong khi đó, Vĩnh Long có 2,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước.
Cũng theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 15,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động.
Có 9/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 54,4 doanh nghiệp; (2) Hà Nội có 43,0 doanh nghiệp; (3) Đà Nẵng có 40,1 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 21,3 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 20,5 doanh nghiệp; (6) Bà Rịa – Vũng Tàu có 17,4 doanh nghiệp; (7) Khánh Hòa và Bắc Ninh cùng có 17,2 doanh nghiệp; (9) Cần Thơ có 15,6 doanh nghiệp. Vĩnh Long có 4,6 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động (gần bằng 1/3 mức trung bình của cả nước).
2. Về doanh nghiệp thành lập mới:
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Vĩnh Long có 175 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 3,8% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước) với số vốn đăng ký là 1.381 tỷ đồng (chiếm 3,8% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,2% cả nước), giảm 2,8% về số doanh nghiệp và giảm 9,1% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Vĩnh Long là 1.953 (chiếm 3,4% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,4% cả nước), giảm 67,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng Quý II/2020, Vĩnh Long có 79 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 481 tỷ đồng, giảm 17,7% về số doanh nghiệp và giảm 46,5% về số vốn so với Quý I/2020. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Vĩnh Long là 1.098, tăng 28,4% so với Quý I/2020.
Từ những số liệu trên có thể thấy tinh thần khởi nghiệp tại Vĩnh Long thời điểm này đã có nhiều tín hiệu đáng mừng. Tâm lý e ngại và thận trọng của các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp đã dần bị xóa bỏ. Điều này cho thấy những giải pháp của Chính phủ cũng như chính quyền tỉnh Vĩnh Long nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp để khôi phục nền kinh tế trong giai đoạn này đã có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Do đó, chính quyền tỉnh Vĩnh Long cần bám sát những chỉ đạo của Chính phủ và sớm thực hiện những giải pháp phù hợp với địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
3. Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:
Tại Vĩnh Long, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 83 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (chiếm 4,7% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,3% cả nước), tăng 50,9% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng Quý II/2020, Vĩnh Long có 31 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 47,5% so với Quý I/2020.
4. Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:
Trong 6 tháng đầu năm 2020; tại Vĩnh Long có: 89 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; (chiếm 5,5% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,3% cả nước); tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2019; 156 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; (chiếm 6,5% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; và chiếm 0,8% cả nước), giảm 42,4% so với cùng kỳ năm 2019; 39 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (chiếm 5,2% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; và chiếm 0,5% cả nước), tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng trong Quý II/2020, Vĩnh Long có: 26 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; giảm 58,7% so với Quý I/2020; 68 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 29,9% so với Quý I/2020; 18 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 14,3% so với Quý I/2020.
Ngoài ra, theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 6 tháng đầu năm 2020; tại Vĩnh Long có 53 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; (chiếm 3,0% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và 0,2% cả nước), tăng 26,2% so cùng kỳ năm 2019. Riêng Quý II/2020, Vĩnh Long có 25 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; giảm 13,8% so với Quý I/2020.
II. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh
– Về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Vĩnh Long nằm trong nhóm 3 tỉnh; thành phố đứng đầu PCI 2019 (71,30 điểm, xếp vị trí thứ 3, thuộc nhóm Rất tốt). Vĩnh Long lọt vào vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng PCI 2019 nhờ những bước tiến mạnh mẽ; trong việc nâng cao chất lượng cải cách hành chính tại địa phương; (điểm chỉ số chi phí thời gian tăng 1,01 điểm); và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường (tăng 0,99 điểm).
– Bên cạnh đó, một điểm đáng lưu ý là năm 2019; chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh; ở Việt Nam (PAPI) của Vĩnh Long đạt 42,23 điểm; nằm trong nhóm 16 tỉnh có điểm số Thấp nhất.
– Ngoài ra, tại Báo cáo chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX 2019); Vĩnh Long đạt 76,61%, xếp hạng 62/63, thuộc nhóm C (nhóm thấp nhất, gồm 19 tỉnh, thành phố).
Trong bối cảnh đất nước đang kiểm soát tốt dịch bệnh; cũng như được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động;có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN; thì việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là rất quan trọng đối với mỗi địa phương; trong đó có tỉnh Vĩnh Long. Đây là thời cơ tốt để tranh thủ thu hút đầu tư; nhất là trong bối cảnh được dự báo tiếp tục; sẽ có làn sóng chuyển dịch nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có; để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.